Đại án Việt Á và chuyến bay giải cứu: Những con số mới nhất

Bộ Công an báo cáo đến đầu tháng 5 đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can liên quan công ty Việt Á. Còn đến tháng 4, có 54 bị can bị đề nghị truy tố do liên quan vụ chuyến bay giải cứu.

Những con số trên đề cập chi tiết trong Báo cáo của Đoàn giám sát về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Nội dung này cũng được Quốc hội dành trọn một ngày để nghe và thảo luận trên hội trường trong hôm nay (29/5).
3 năm huy động 230.000 tỷ đồng để chống dịch
Trong báo cáo được gửi tới các đại biểu Quốc hội trước đó, Đoàn giám sát cho biết về huy động tài chính chống dịch, Chính phủ thống kê tổng nguồn lực trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện chính sách an sinh xã hội huy động trong giai đoạn 2020-2022 khoảng 230.000 tỷ đồng, trong đó huy động từ ngân sách là hơn 186.000 tỷ, còn lại từ các nguồn khác.
Dù vậy, ở nhiều địa phương, kể cả những nơi cân đối được ngân sách như TPHCM, Đồng Nai vẫn gặp khó khăn, thiếu kinh phí chống dịch trong giai đoạn "cao điểm".
Dai an Viet A va chuyen bay giai cuu: Nhung con so moi nhatNhiều lãnh đạo Trung ương và địa phương bị xử lý hình sự liên quan đến sai phạm trong vụ Việt Á (Đồ họa: Thủy Tiên).
Tổng số kinh phí đã phân bổ trong 3 năm 2020-2022 là gần 176.000 tỷ đồng.
Chỉ ra hạn chế, Đoàn giám sát cho biết, ở một số đơn vị, địa phương ghi nhận việc mượn, mua vật tư, kít xét nghiệm… với nhiều hình thức khác nhau như có hoặc không có văn bản thỏa thuận, có hoặc không có hợp đồng, đơn giá, phương án hoàn trả.
"Kiểm toán Nhà nước đã chuyển danh sách các đơn vị, địa phương mượn, mua kít xét nghiệm có dấu hiệu bất thường sang Thanh tra Chính phủ để lưu ý khi thực hiện thanh tra theo chuyên đề tại các bộ, ngành, địa phương", báo cáo của Đoàn giám sát nêu rõ.
Đoàn giám sát cũng chỉ ra có nhiều vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, vay, mượn kít xét nghiệm.
Theo Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, trong 2 năm 2020 và 2021, các đơn vị đã mua sắm sinh phẩm, hóa chất, kít xét nghiệm với các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại, xuất xứ, hãng sản xuất.
Trong đó có một số đơn vị mua kít xét nghiệm từ Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á giá trị lên tới hơn 2.100 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc mua kít xét nghiệm của Công ty cổ phần Việt Á, Đoàn giám sát cho biết, đến đầu tháng 5, theo báo cáo của Bộ Công an, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can.
Trong đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) khởi tố 1 vụ án, 31 bị can; Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố 1 vụ án, 5 bị can; Cơ quan cảnh sát, điều tra của 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khởi tố 28 vụ án, 71 bị can. Vụ án cũng đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Về việc tổ chức chuyến bay giải cứu, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án Đưa và nhận hối lộ. Nhiều lãnh đạo, cán bộ, công chức có liên quan ở Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Y tế và một số địa phương đã bị khởi tố.
Đến ngày 3/4, Cơ quan điều tra của Bộ Công an đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 54 bị can về 5 tội: Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Vụ án đã được VKSND hoàn tất cáo trạng và chuyển cơ quan xét xử. Cơ quan chức năng chưa phát hiện vi phạm các quy định về huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực trong vụ việc này.
Hàng chục triệu người được hỗ trợ về an sinh trong đại dịch
Liên quan đến chính sách an sinh xã hội, Đoàn giám sát nhận định với độ bao phủ rộng, các chính sách đã hỗ trợ được một số lượng lớn đối tượng chỉ trong thời gian ngắn.
"Việc này góp phần tích cực duy trì ổn định cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, ổn định, trật tự, an toàn xã hội", theo Đoàn giám sát của Quốc hội.
Dai an Viet A va chuyen bay giai cuu: Nhung con so moi nhat-Hinh-2Một người dân ở Cần Thơ được nhận tiền hỗ trợ do phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 hồi cuối năm 2021 (Ảnh: Bảo Kỳ).
Tổng số đối tượng được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ là gần 13,2 triệu người và hơn 41.000 hộ kinh doanh.
Thực hiện Nghị quyết số 68 và Nghị quyết số 126 của Chính phủ, đến 30/6/2022, cả nước đã hỗ trợ cho gần 36 triệu người lao động, người dân; hơn 394.000 đơn vị sử dụng lao động và hơn 500.000 hộ kinh doanh với tổng số tiền là hơn 45.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng chỉ ra công tác xây dựng và tổ chức thực hiện một số chính sách còn bất cập, chưa sát với nhu cầu của đối tượng; mức hỗ trợ còn thấp; chưa thể hiện sự ưu tiên, tập trung; điều kiện tiếp cận còn chặt chẽ, các công cụ hỗ trợ thực hiện chính sách chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện.
Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá Covid-19 là đại dịch có quy mô toàn cầu, chưa từng có tiền lệ, gây hàng triệu ca tử vong trên thế giới.
Tại Việt Nam trải qua 4 đợt dịch, đến ngày 31/12/2022, cả nước ghi nhận hơn 11,5 triệu ca mắc; tỷ lệ tử vong 0,4%.
Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến nhanh và phức tạp, chưa có tiền lệ, công tác huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 còn một số tồn tại, hạn chế.
Đặc biệt, Đoàn giám sát chỉ ra đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch, nhất là sai phạm liên quan đến Công ty Việt Á và tổ chức các chuyến bay giải cứu. Những sai phạm này khiến nhiều cán bộ ở Trung ương và địa phương bị xử lý hình sự.

Loạt sai phạm của các CDC qua thanh tra tới kết cục bắt giám đốc

Kết luận thanh tra chỉ ra những con số đau lòng, khi đại dịch Covid-19 hoành hành thì không ít giám đốc CDC và Công ty Việt Á đã “bắt tay” nhằm trục lợi.

Một ngày bắt 2 giám đốc CDC

Trong cùng 1 ngày có tới 2 giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cấp tỉnh vướng vòng lao lý. Đó là ngày 11/5. Tại Hậu Giang, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nguyễn Văn Lành và 2 trưởng phòng thuộc trung tâm này bị bắt tạm giam vì có liên quan đến Công ty Việt Á.

Trước đó, Hậu Giang đã thanh tra các gói thầu mua sắm kit test của Công ty Việt Á và thấy rằng, có 3 đơn vị là Sở Y tế, CDC Hậu Giang và Bệnh viện Đa khoa TP Ngã Bảy thực hiện hợp đồng mua hóa chất, sinh phẩm, vật tư xét nghiệm đối với số tiền hơn 11 tỷ đồng.

Trong đó, Sở Y tế Hậu Giang thực hiện ký 3 hợp đồng mua hơn 16.000 kit test của Công ty Việt Á, với số tiền hơn 7,2 tỷ đồng và đã thanh toán 100%.

CDC tỉnh ký 2 hợp đồng, mua 10.500 test với hơn 3,3 tỷ đồng và đã thanh toán 100%...

Theo xác minh, từ năm 2020 - 2021, ông Lành chỉ đạo các cá nhân có liên quan thực hiện hồ sơ, thủ tục nhằm mục đích để cho Công ty Việt Á trúng các gói thầu mua sắm kit xét nghiệm.

Hai cấp dưới bị bắt cùng ông Lành thông qua việc tham mưu, đề xuất mua kit xét nghiệm thực hiện thủ tục để hợp thức cho Việt Á trúng các gói thầu…

Trước thời điểm bị bắt gần 1 tuần, trao đổi với báo chí, ông Lành cho biết đã trả lại túi quà 450 triệu đồng do người của Công ty Việt Á mang đến nhà. Ông đã đem túi quà đến cơ quan, mời các phòng chức năng chứng kiến.

Túi quà sau đó bị Công an Hậu Giang thu giữ để làm rõ động cơ, dấu hiệu sai phạm.

Loat sai pham cua cac CDC qua thanh tra toi ket cuc bat giam doc

Cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nguyễn Văn Lành (áo trắng). Ảnh: E.X

Cùng ngày 11/5, giám đốc CDC ở một tỉnh phía bắc cũng bị bắt liên quan tới kit test Việt Á. Đó là ông Nguyễn Trần Tuấn (SN 1971), Giám đốc CDC Hà Giang.

Ông Tuấn cùng 2 thuộc cấp là trưởng khoa xét nghiệm và kế toán bị bắt tạm giam 4 tháng về hành vi Nhận hối lộ.

Sai phạm này bị vạch trần sau khi Thanh tra tỉnh Hà Giang tiến hành thanh tra tại 6 đơn vị gồm Sở Y tế; Bệnh viện Đa khoa tỉnh;Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên; Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Yên Minh và Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Bắc Quang, phát hiện sai phạm hơn 4,5 tỷ đồng.

Theo Thanh tra tỉnh, qua kiểm tra, làm việc với CDC, có việc nhận tiền và kit tách chiết tay của Công ty Việt Á. Ông Tuấn và 2 thuộc cấp thừa nhận có nhận tiền mặt của Công ty Việt Á 770 triệu đồng (biên bản làm việc ngày 5/4/2022 giữa Đoàn thanh tra và CDC tỉnh). Toàn bộ số tiền trên, Công an tỉnh Hà Giang đã thu giữ vào ngày 6/4/2022.

Cái bắt tay tiền tỷ

Cũng liên quan đến Việt Á, ngày 25/4, Giám đốc CDC tỉnh Nam Định Đỗ Đức Lưu và 4 thuộc cấp bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

Theo kết quả điều tra, những người này đã được Công ty Việt Á trích phần trăm "hoa hồng" ngoài hợp đồng chỉ định thầu kit test với số tiền hơn 3,1 tỷ đồng.

Sự thật chỉ được phơi bày qua các kết luận thanh tra, kiểm tra, còn trước đó, vào cuối năm 2021, ông Đỗ Đức Lưu khẳng định với báo chí: CDC Nam Định tuân thủ các quy định của pháp luật; bản thân ông không nhận bất cứ đồng nào từ Việt Á.

Liên quan tới Công ty Việt Á, chiều tối 18/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh TT-Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Đức - Giám đốc và ông Hà Thúc Nhật – kế toán trưởng (Phòng Kế hoạch - Tài chính) CDC TT-Huế để điều tra hành vi Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Thời điểm Bộ Công an thông tin, TT-Huế là một trong những địa phương có liên quan trong vụ Công ty Việt Á "thổi" giá bán kit xét nghiệm Covid-19, trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Văn Đức khẳng định chắc nịch “không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào”.

Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương liên quan tới vụ kit test Việt Á. Nhiều vị giám đốc khẳng định “không nhận một đồng nào từ Việt Á” nhưng kết quả điều tra lại khẳng định điều ngược lại, về những cái bắt tay với số tiền khổng lồ.

Trong kết luận thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch Covid-19 vừa công bố mới đây, Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện Sở Y tế và CDC tỉnh đã "mượn" Công ty CP Công nghệ Việt Á hơn 28.000 bộ kit xét nghiệm và 3 máy xét nghiệm PCR nhưng không báo cáo lãnh đạo tỉnh.

Kết quả thanh tra cho thấy gói thầu mua sắm vật tư y tế, công cụ, dụng cụ và hóa chất sát khuẩn năm 2020 giá trúng thầu hơn 11,6 tỷ đồng nhưng thực tế doanh nghiệp trúng thầu không có sẵn hàng hóa mà đi mua từ 2 đơn vị khác, với giá mua ban đầu 8,2 tỷ đồng. Ngoài ra, có 24/58 mặt hàng nhập khẩu chênh lệch tăng giữa giá trúng thầu với giá nhập khẩu là 238%.

PGĐ Trung tâm xét nghiệm ở Phú Thọ 'bắt tay' với Việt Á, nâng khống giá kit test

Lợi dụng vai trò PGĐ Trung tâm xét nghiệm, Trần Gia Phú bàn bạc và được Công ty Việt Á đồng ý, nâng giá kit test để nhận "hoa hồng" hơn 2 tỷ.

Ngày 28/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03), Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Trần Gia Phú (bác sĩ, Trưởng đơn vị vi sinh, Phó Giám đốc trung tâm xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo kết quả điều tra, sau khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được Bộ Y tế cấp phép thực hiện xét nghiệm lâm sàng chuẩn đoán SARS-COV-2, Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thống nhất giao cho Trần Gia Phú, Trưởng đơn vị vi sinh dự trù, báo cáo số lượng kit test COVID-19 để bệnh viện báo cáo đề nghị Sở Y tế mua phục vụ công tác chống dịch.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.