Đặc sản Tây Bắc: Mưa xuống săn dế mèn về xào nước măng chua

Qua bàn tay chế biến khéo léo của bà con người Thái ở Sơn La, những con dế mèn trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng, là món đặc sản mà nhiều người tìm kiếm.

Tháng 5, khi những cơn mưa mùa hạ bất chợt đổ ào lên vùng đất núi Sơn La, cũng là thời điểm bà con ở đây rủ nhau đi tìm dế mèn về rang giòn cùng nước măng chua. Ít ai ngờ rằng, những chú dế mèn đen sì, nhìn có vẻ ghê rợn lại trở thành món ăn đặc sản bổ dưỡng mà người dân ở đây rất quý.

Dac san Tay Bac: Mua xuong san de men ve xao nuoc mang chua
 Người dân tộc Thái ở Sơn La thường sử dụng những con dế mèn sống tự nhiên, do mình đào bắt được để chế biến món ăn.


Bà Cầm Thị Mai ở phường Chiềng Sinh (Tp.Sơn La) cho biết: “Món dễ mèn muốn ngon thì phải biết cách sơ chế để loại bớt mùi hôi, tanh. Và nên chọn đúng mùa thì dế mới béo và thơm.”

Theo bà Mai, khi sơ chế dế mèn, cần lấy hết ruột bẩn và túi hôi trong bụng của nó ra. Đây là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo. Bà Mai dùng tay bẻ gập đầu dế, từ từ rút sạch ruột bẩn của nó, mà vẫn giữ nguyên vẹn hình dáng của dế.

Dế sau khi sơ chế sẽ được rửa sạch, để ráo, sau đó sẽ cho vào chảo và ướp cùng nước măng chua và mắm, muối vừa ăn. “Phải chọn được loại nước măng chua đã được ủ kĩ, không có váng và phải có mùi thơm của măng, như vậy mới tạo nên hương vị đặc trựng cho món ăn” Bà Mai chia sẻ thêm.

Dac san Tay Bac: Mua xuong san de men ve xao nuoc mang chua-Hinh-2
 Dế phải được làm sạch ruột trước khi chế biến để loại mùi hôi.

Ngoài nước măng chua, thì loại gia vị không thể thiếu để tạo độ hấp dẫn cho món ăn nay là củ sả và lá chanh. Bà Mai thái sả thành những lát mỏng rồi chiên vàng và lá chanh thái sợi để riêng vào 1 cái bát nhỏ.

Sau 30p khi cảm thấy dế đã ngấm gia vị, bà mai đặt chảo dế lên bếp rồi rang trong lửa to. “Mục đích của việc ướp dế với nước măng chua là khử mùi hôi của nó, khi rang chín, dế sẽ ngấm đều gia vị và dậy mùi thơm hơn.” Bà Mai tiết lộ.

Khi dế đã chín và phần nước măng chua trong chảo đã cạn, bà Mai cho thêm một ít mỡ và củ sả đã phi vàng vào chảo đảo đều nhằm tăng độ giòn và ngậy cho món ăn, rồi bà đảo đều và nhanh chóng tắt bếp. Những con dế trở nên căng bóng và vàng rụm. Cả căn bếp ngập trong mùi thơm lựng khó cưỡng của sả và gia vị.

Dac san Tay Bac: Mua xuong san de men ve xao nuoc mang chua-Hinh-3
 Món dế mèn rang nước măng chua đạt chuẩn phải có mùi thơm nổi bật của nước măng chua và sả trộn lẫn. Dế vàng, giòn rụm, không còn mùi hôi tanh.

Đĩa dế mèn được rắc thêm chút lá chanh thái chỉ rồi mới dọn lên bàn ăn, trở thành tâm điểm chú ý của thực khách. Nỗi sợ hãi ban đầu của thực khách về loài côn trùng sống dưới đất này không còn nữa, thay vào đó là sự tò mò, thèm muốn được thưởng thức món ăn đặc sản giữa đất trời Tây Bắc. Dế được rang giòn rụm, mằn mặn, cay cay, đặc biệt mùi thơm của sả hòa quyện cùng nước măng chua tạo nên một mùi vị khó diễn đạt hết bằng lời.

“Các món ăn từ dế mèn rất bổ dưỡng và được bà con người Thái chúng tôi rất quý vì số lượng dế tự nhiên không có nhiều và bắt được chúng không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, những người có cơ địa dị ứng không nên ăn món này vì sẽ gây ngứa và nổi mẩn đỏ.” Bà Mai thông tin thêm.

Những đặc sản Bình Phước dân dã mà hấp dẫn vô cùng

(Kiến Thức) - Đặc sản Bình Phước không chỉ dân dã mà còn hấp dẫn với các món như: gỏi trái điều, bánh hạt điều, hạt điều rang muối, ve sầu chiên giòn...và nhiều món ăn độc đáo khác.

Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung

Gỏi trái điều: Ban đầu, hạt điều mới là sản phẩm chính nên người dân Bình Phước thường vứt trái điều đi. Tuy nhiên, sau này người ta đã biết tận dụng những quả điều để làm nên món gỏi vô cùng thơm ngon. Vị chua ngọt của quả điều là thứ nước trộn tuyệt vời cho món gỏi. Chỉ cần cho thêm thịt, tôm, rau, đậu phộng... vào trộn cùng là đã tạo nên một hương vị rất độc đáo, hấp dẫn.

Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung-Hinh-2
Bánh hạt điều: Bánh hạt điều là đặc sản Bình Phước khác từ hạt điều được du khách ưa thích. Nguyên liệu chính để làm bánh hạt điều là hạt điều, bột nổi, bột quế, trứng gà, đường, bột mì, một chút dầu ăn. Bánh hạt điều khi chín sẽ có màu vàng của trứng, màu trắng của bột, kết hợp với mùi thơm và vị giòn tan của hạt điều, mùi thơm của bột quế, vị ngọt của đường, vị béo của dầu ăn rất hấp dẫn.
Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung-Hinh-3
Hạt điều rang muối: Là vùng đất chuyên trồng điều vì thế hạt điều rang muối Bình Phước luôn giữ được nguyên vỏ lụa, vị ngọt, hương thơm đậm đà. Khi ăn hạt điều giòn tan và giữ được hương vị lâu hơn hạt điều vùng khác.
Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung-Hinh-4
Ve sầu sữa chiên giòn: Món ăn này chỉ mới phổ biến trong vài năm gần đây nhưng đã được rất nhiều nhà du khách yêu thích và tìm đến để thưởng thức. Những chú ve sầu này được bắt về trong khoảng thời gian chúng lột xác, sau đó chúng được bỏ vảo một chảo dầu nóng, khi ve bắt đầu có mùi thơm và chín vàng.
Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung-Hinh-5
Heo thả rong là đặc sản của sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) được nhiều du khách biết đến. Đây là loại heo được nuôi bán hoang dã, hoàn toàn không dùng thức ăn chế biến nên chất lượng thịt ngon, ít mỡ.
Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung-Hinh-6
Đọt mây nướng: Đọt mây là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước. Đọt mây nướng dưới than củi hồng, thơm thơm, ngầy ngậy. Không chỉ vậy ăn đọt mây còn trị được chứng chướng bụng, đầy hơi và giải rượu.
Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung-Hinh-7
Lá nhíp xào: Ở Bình Phước mua lá nhíp rất dễ dàng. Các phiên chợ huyện và dọc đường về buôn sóc của đồng bào S’tiêng là địa điểm dễ tìm mua. Lá nhíp non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh. Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ.
Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung-Hinh-8
Cơm lam hay còn gọi là cơm ống là cơm được nấu chín trong ống tre, nứa hoặc ống lồ ô là món ngon của Bình Phước. Tùy theo người dùng có thể nấu bằng gạo tẻ hay gạo nếp và có thể trộn với các loại đậu xanh, đậu đen, đậu phộng… Ống tre được chọn để nấu không quá non cũng không quá già. Cơm lam vừa dẻo vừa bùi lại thêm mùi thơm đặc trưng của ống tre nướng nên ai cũng thèm được thưởng thức.
Nhung dac san Binh Phuoc dan da ma hap dan vo cung-Hinh-9
Canh thụt: Canh chính là một món súp hỗn hợp, gồm nhiều loại rau (lá nhíp, lạc tiên, măng rừng, cà pháo, đọt mây…), cộng thêm cá trắng, cua, tép, ốc đá… bỏ chung vào trong ống tre để nấu. Khi canh sôi, người nấu dùng đũa cả (loại đũa to, làm bằng tre, dùng để xới cơm) thụt nhuyễn những thứ này thành một hỗn hợp sền sệt như súp. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Những đặc sản Mường La thấy thì sợ nhưng ăn là nghiện

(Kiến Thức) - Thịt thối, bọ xít, nòng nọc...là những món đặc sản Mường La nhìn rất kinh hãi. Tuy nhiên, người dân địa phương lại cho rằng những món ăn này rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
 

Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien

Thịt thối. Món đặc sản Mường La này ngửi rất thối nhưng ăn lại tuyệt ngon. Thịt thối được chế biến từ thịt lợn hoặc thịt bò phơi nắng. Qua một vài nắng, miếng thịt tự nhiên khô lại, rồi được tẩm với nước của một loại rau thơm cho ngấm vào bên trong sau đó đem bỏ vào chum và rắc lên đó một ít muối.


Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-2
Thịt được ủ kín, phần thịt ngon bị chín bởi ánh nắng sẽ không tan mà đóng cục. Khi ủ thịt được khoảng 10 ngày, người ta mở ra và cho vào đó một ít thảo dược. Nếu có khách quý, món thịt thối sẽ được lấy ra nấu chín cùng rêu suối, cơm nguội và ăn kèm với lá sung.

Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-3
Nòng nọc. Đặc sản kinh dị này dễ khiến người ta nổi da gà khi nhìn thấy. Bát canh đủ loại rau rừng nấu cùng ếch con mới sinh chân co quắp ôm chặt cọng rau. Vì là ếch con (ếch sữa) nên thịt và mùi vị khá tanh.

Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-4
Tuy nhiên, theo những người dân tộc Thái bản địa thì món "nòng nọc" là món ăn sạch sẽ và nhiều dinh dưỡng nhất. Phụ nữ Thái sau khi sinh thường được tẩm bổ bằng món "nòng nọc" này. 

Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-5

Nậm pịa. Nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”. Chọn một đoạn ruột non ngon để lấy pịa.


Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-6
Ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước, sau đó đổ pịa vào. Nồi pịa đặt trên bếp lửa đun đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại là được. Món nậm pịa ăn kèm với rau chuối và bạc hà. Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi.

Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-7
Chuột núi. Món này được chế biến từ thịt của chuột núi. Sau khi thui chuột trên than hồng cho da chuột vàng rộm người ta mới đem dao mổ bỏ phần ruột, chỉ giữ lại lá gan.

Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-8
Gia vị cần thiết được chế biến rất tỉ mỉ từ rau mùi, rau răm, thảo dược, đậu xanh... được giã nhuyễn và nhồi vào phía trong con chuột giống như đầu bếp nhồi thịt vào trong quả mướp đắng.

Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-9
Thui chuột thêm lần nữa cho ra mỡ, sau đó đưa vào một nồi đất để đồ xôi, và người dân tộc Thái gọi đó là "xôi chuột". Món xôi này cũng giống như xôi chim, tuy có phần lạ nhưng rất ngon và không đem lại cảm giác ngấy. 

Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-10

Bọ xít rừng. Bọ xít rừng hôi hơn nhiều so với bọ xít nhà, nhưng ăn lại ngon và bổ hơn. Bọ xít rừng được chế biến rất đơn giản, ngâm qua nước gạo đã pha ớt để khử bớt mùi hôi.


Nhung dac san Muong La thay thi so nhung an la nghien-Hinh-11
Sau đó đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Dù vậy, mùi của bọ xít rừng vẫn rất hôi, nên phải ăn kèm với một loại lá thơm đặc trưng của vùng Mường La là "húng đá". 

Video "Chế  biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.


Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.