Đặc khu có nên cho nhà đầu tư thuê đất 99 năm?

Dự thảo Luật Đơn vị đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã được đưa ra Quốc hội và đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm.

Tuổi Trẻ Online ghi nhận thêm ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các lãnh đạo địa phương và chuyên gia về vấn đề này.
Công trình nhà ga sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đang được gấp rút xây dựng - Ảnh: ĐỨC HIẾU
 Công trình nhà ga sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đang được gấp rút xây dựng - Ảnh: ĐỨC HIẾU
* Đại biểu DƯƠNG TRUNG QUỐC:
Tôi rất băn khoăn
Nếu hiểu đặc khu là một môi trường để chúng ta tạo thuận lợi nhất cho đầu tư và phát triển bền vững thì tôi hết sức hoan nghênh. Tuy nhiên, với những mô hình đưa ra hiện nay, tôi có cảm giác rằng chúng ta chỉ dựa trên những cái thành công của quá khứ mà không đặt vào hoàn cảnh cụ thể.
Chúng ta chưa quan tâm đến tính lịch sử của nó, hay là vị trí địa lý của nó nên sẽ thấy những tiêu chí, hay những cái gọi là ưu đãi thu hút để tạo ưu trội của mình so với người khác, thực ra chỉ là thời gian giao đất, mở casino, nhân lực phong phú và rẻ tiền...
Tôi rất băn khoăn bởi vì ít nhất chúng ta phải có cái gì khác, đó là đội ngũ nhân lực đáng giá, cái đó liên quan đến thu nhập và đời sống của dân chứ không phải mãi mãi tự hào là chúng ta có nhiều cái rẻ.
Thứ hai, chúng ta đang đặt mục tiêu hướng tới những giá trị gia tăng nhờ công nghệ, nhưng chúng ta chỉ nghĩ đến chuyện bất động sản. Những nhà đầu tư vào công nghệ, nhất là công nghệ cao, người ta đâu cần đến 70-99 năm?
Quan điểm của tôi là không đưa thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất 99 năm vào luật, bởi đó là một con số rất nhạy cảm.
* Ông NGUYỄN VĂN THÂN (chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN):
Không ủng hộ luật sẽ là sai lầm
Tôi cho rằng tinh thần của chúng ta làm đặc khu là thử nghiệm, muốn đột phá. Bây giờ mình lo ngại thời gian giao đất 99 năm, nhưng người ta bỏ tiền kinh doanh thì họ phải thu lợi nhuận, người ta có lấy được đất của mình đâu?
Còn chuyện mình lo ngại sẽ thành đất của họ, rồi công nhân lao động sinh sống ở đó, tôi cho rằng điều đó là suy nghĩ không thực tế vì mình có nhiều bộ luật khác để chế tài. Chẳng hạn như các quy định về thời gian lao động, quy định về xuất nhập cảnh...
Nếu nói 99 năm là dài thì tôi nghĩ chỉ cần 20 năm cũng dài rồi. Vấn đề là họ có đóng góp cho địa phương, có nộp thuế tốt, có tuân thủ pháp luật sở tại thì thậm chí ở các nước người ta còn cấp thủ tục cho họ làm công dân thường trú.
Chúng ta có nhiều quy định, họ ở đó mà không đủ giấy tờ, quá hạn thì mình trục xuất, xử lý. Tôi cho rằng Luật đặc khu cần làm càng sớm càng tốt, đi đôi với đó là các điều kiện đặc thù để bổ sung. Mình không ủng hộ thì sẽ là sai lầm.
* Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH (Đại học Fulbright VN):
Doanh nghiệp khởi nghiệp không cần đất đến 99 năm
Phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao tại các đặc khu kinh tế, môi trường tự do cho khởi nghiệp, hướng vào sáng tạo thì sức hút nằm ở những điều khác chứ không hẳn là những ưu đãi về đất đai.
Bởi bản thân những ngành sáng tạo không cần nhiều diện tích đất mà cần những hoạt động hỗ trợ thuận lợi cho sáng tạo phát triển, đô thị có phát triển theo cụm hay trường đại học tốt hay không, hoạt động hỗ trợ tài chính năng động...
Muốn xây dựng các đặc khu trở thành những trung tâm tài chính năng động của khu vực thì chúng ta cần xây dựng mạng lưới doanh nghiệp, cơ chế huy động vốn, hoạt động kiểm toán, tư vấn luật pháp đi kèm...
Tôi nhận thấy cái luẩn quẩn ở đây là câu chuyện ưu đãi của các đặc khu, đặc biệt áp lực lên các địa phương cực kỳ lớn. Việc thời hạn thuê đất lên tới 99 năm chỉ có lợi cho doanh nghiệp bất động sản, nghỉ dưỡng.
* TS BÙI TRINH:
"Mồi" có thực tế không?
Cho thuê đất dài hạn và ưu đãi về thuế được xem như "mồi" để thu hút nhà đầu tư. Nhưng thực tế là gì? Trong mấy chục năm miệt mài thu hút đầu tư nước ngoài với những ưu đãi thuế, ưu đãi về sử dụng đất đai, chúng ta có được một chút ít từ chỉ tiêu tăng trưởng GDP nhưng thực chất hưởng lợi không đáng kể.
Theo số liệu điều tra doanh nghiệp cho thấy giai đoạn 2011-2016 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có lợi nhuận trước thuế cao hơn khu vực ngoài quốc doanh trong nước hơn 181%, lợi nhuận này của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là lợi nhuận đã khai báo với cơ quan thuế.
Thực tế lợi nhuận của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài so với lợi nhuận của khu vực kinh tế ngoài nhà nước có thể còn cao hơn khá nhiều.
Trong khi đó, thuế và các khoản nộp ngân sách của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ bằng 81% khu vực ngoài nhà nước, khoản thuế không bao gồm thuế gián thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nộp vào ngân sách chỉ bằng 51% khu vực ngoài nhà nước.
* TS TRẦN DU LỊCH:
Ưu đãi không phải là thời hạn giao đất
Cần hiểu quy định cho thuê đất tối đa 99 năm tại dự thảo luật chỉ áp dụng đối với một số dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển trong đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và phải được Thủ tướng quyết định.
Không phải dự án nào được triển khai trong 3 đặc khu này là hiển nhiên được thuê đất 99 năm. Các dự án đầu tư khác trong đặc khu cũng chỉ được hưởng ưu đãi tương đương với quy định hiện nay.
Hiện nay chúng ta đã có cơ chế giao đất tối đa 70 năm, chúng ta có thể bàn đến 99 năm theo từng dự án và có thể nghĩ đến cách gia hạn sau mức 70 năm nếu dự án làm tốt.
Nhưng theo tôi với cái ưu đãi, tính hấp dẫn không phải là thời hạn giao đất. Rõ ràng, với thời hạn đất dài như vậy, chúng ta chỉ có thể thu hút được casino và bất động sản.
Ngoài ra, cũng cần đặt vấn đề đặc khu muốn thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư ở vùng nào, trình độ công nghệ ra sao, song song đó là thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ mức độ công khai minh bạch mà chính quyền đặc khu phải tuân thủ.

Đại biểu Quốc hội: Không ai muốn thêm "củi" vào lò khi đặc khu ra đời!

(Kiến Thức) - "Lộ trình thành lập các đặc khu chỉ nên làm trước một đặc khu để rút kinh nghiệm chứ không nên làm đồng loạt. Lò đã nóng lắm rồi, không ai muốn có thêm nhiều củi vào lò khi đặc khu ra đời", ĐQBH Trương Trọng Nghĩa tâm tư.

Sáng nay (23/5), Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV tiến hành thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Nêu ý kiến thảo luận, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đồng tình với việc cần những đột phá trong thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phục vụ phát triển đất nước trong những năm tới. Tuy nhiên, ông này cũng lưu ý kinh nghiệm từ một số nước khi khi nhiều dự án đề ra có chủ trương đúng nhưng lại thất bại gây tổn thất không hề nhỏ. 

Đặc khu: Giữ đất hút ‘đại bàng’, không để 'chim sẻ', 'chim sâu' chiếm hết

Trao đổi bên hành lang QH về tình trạng đặc khu chưa ra đời, đất đai đã bị đầu cơ, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói, trong báo cáo thẩm tra dự luật Đặc khu đã có cảnh báo.

Ông Khanh cho rằng, phải làm sao để dừng chuyện đầu cơ đất tại các đặc khu tương lai và tất nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc tạm dừng các giao dịch chuyển nhượng đất đai lại sẽ thế nọ thế kia nhưng nếu không làm vậy, chưa xây đặc khu, đất đã sốt hết lên.

"Để các thế lực ngầm thôn tính hết đất, sau này không còn gì để kéo nhà đầu tư vào. Khi ấy ‘đại bàng’ đến không còn đất, ‘chim sẻ’, ‘chim sâu’ chiếm hết đất”, Chủ nhiệm UB Kinh tế ví von.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.