Đặc điểm của trận pháp lợi hại nhất Anh hùng xạ điêu

Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Thiên cang bắc đẩu trận là trận pháp bậc nhất của phái Toàn Chân, gồm bảy người thi triển phối hợp theo hình thể chòm sao Bắc Đẩu.

Xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung, Thiên cương bắc đẩu trận (Thiên cang bắc đẩu trận) là trận pháp được Vương Trùng Dương (Tổ sư sáng lập Toàn Chân giáo) sáng tạo dựa trên chòm sao Bắc Đẩu, cần có bảy người để lập trận. Trận pháp này Vương Trùng Dương lưu lại để đối phó với những cao thủ như Ngũ tuyệt còn lại vì không có đồ tử đồ tôn nào có võ công cao bằng ông.
Dac diem cua tran phap loi hai nhat Anh hung xa dieu
Vương Trùng Dương đã sáng tạo ra Thiên cang bắc đẩu trận. 
Trận pháp này khi thiết lập thì ngay cả Đông Tà Hoàng Dược Sư cũng rất khó phá giải. Trận pháp này nguyên chỉ cần 7 người, nhưng khi đối đầu đại địch có thể huy động 7x7=49 người để lập thành Thiên cang bắc đẩu đại trận. Vương Trùng Dương tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, nhờ tuyệt học Tiên thiên công ông đã đánh bại các cao thủ khác và được bầu là người võ công cao nhất võ lâm bấy giờ, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu âm chân kinh. 4 người còn lại là Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng và Bắc Cái Hồng Thất Công.
Tuy nhiên, vì Tiên thiên công là một tuyệt học rất khó luyện ngay cả sư đệ của Vương Trùng Dương là Chu Bá Thông cũng không luyện được huống chi là các đệ tử của ông. Để giữ vị thế cho Toàn Chân giáo không bị các cao thủ khác uy hiếp sau khi ông qua đời, Vương Trùng Dương đã sáng tạo ra Thiên cang bắc đẩu trận.
Vì kiếm trận này tốn rất nhiều tâm huyết, sức yếu lấy nó để liên thủ hợp kích thì cũng hóa thành mạnh, có thể dùng trong chiến trận. Đặc điểm của Thiên cang bắc đẩu trận là lúc nghênh địch chỉ đánh một tay, một tay đặt lên vai người bên cạnh. Công lực của bảy người hợp lại làm một. Mấy người xông vào tấn công thì người bị tấn công trước mặt không cần ra sức đỡ gạt, mà do đồng đạo hai bên phản công, như một người gồm được cả võ công của mấy người, quả thật oai lực không sao chống được.
Trong Toàn Chân thất tử thì Mã Ngọc ngồi chỗ sao Thiên Khu, Đàm Xử Huyền ngồi chỗ sao Thiên Toàn, Lưu Xử Huyền ngồi chỗ sao Thiên Cơ, Khưu Xử Cơ ngồi chỗ sao Thiên Quyền, bốn người hợp thành lòng gáo.
Vương Xử Nhất ngồi chỗ sao Ngọc Hành, Hách Đại Thông ngồi chỗ sao Khai Dương, Tôn Bất Nhị ngồi chỗ sao Dao Quang, ba người hợp thành chuôi gáo.
Dac diem cua tran phap loi hai nhat Anh hung xa dieu-Hinh-2
Thiên cang bắc đẩu trận cần có bảy người để lập trận 
Trong bảy sao Bắc Đẩu thì sao Thiên Quyền có độ sáng thấp nhất, lại là chỗ lòng gáo nối với chuôi gáo, rất là xung yếu, vì vậy do Khưu Xử Cơ võ công cao cường nhất trong thất tử trấn giữ. Trong chuôi gáo thì sao Ngọc Hành làm chủ, nên lấy Vương Xử Nhất võ công đứng thứ hai đảm nhận.
Nhờ vào Thiên cang bắc đẩu trận, Toàn chân thất tử trong một khoảng thời gian đấu ngang sức với Đông Tà Hoàng Dược Sư, sau cùng bị phá nhưng do Hoàng Dược Sư là người tinh thông ngũ hành bát quái nên mới có thể tìm ra yếu điểm đổi lại người khác khó lòng mà phá.
Sau này khi Toàn Chân thất tử còn lại 5 người (Mã Ngọc và Đàm Xứ Đoan đã chết), những người còn lại đã cùng sáng tạo ra 1 chiêu Thất tinh tụ hội dựa trên Trận thiên cang bắc đẩu để thoát khỏi sự lệ thuộc vào trận pháp.

Sự độc đáo của nhân vật phản diện trong truyện Kim Dung

Trong các tác phẩm của Kim Dung, thật thú vi khi bàn về các nhân vật phản diện bởi vì tính cách hoặc võ công hay thậm chí cả một câu truyện, sự kiện liên quan xung quanh nhân vật đó.

Hệ thống các nhân vật phản diện phong phú và hay không kém các nhân vật chính diện. Điều đó kết cấu trong các tác phẩm của Kim Dung trở nên cân bằng, mạch truyện cuốn hút hấp dẫn thêm. Một số nhân vật đã trở thành biểu tượng gắn bó với đời sống thực.
Su doc dao cua nhan vat phan dien trong truyen Kim Dung
Nhà văn Kim Dung. 
Đầu tiên là Vi Tiểu Bảo. Nhân vật này nếu nói là "phản diện" thì cũng không phải, nhưng chính diện, võ công siêu quần hay tính cách tốt đẹp như những nhân vật chính trong các tác phẩm khác của Kim Dung thì chắc chắn không rồi.

Hình ảnh đời thường đáng nhớ của "võ lâm minh chủ" Kim Dung

Nhà văn Kim Dung là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp.

Hinh anh doi thuong dang nho cua
 Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung vừa qua đời tại bệnh viện Hong Kong vào chiều qua (30/10), sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Ông hưởng thọ 94 tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới