Trước giờ các nhà khoa học luôn tranh cãi xem liệu “chó đến từ đâu?”, có nhà nghiên cứu cho rằng những con chó có nguồn gốc từ Châu Âu, một số khác thì cho rằng nguồn gốc từ Trung Đông, người thì nói Trung Á và một số đáp án khác nữa. Tất cả đưa câu chuyện “chó đến từ đâu” mãi rơi vào vòng lẩn quẩn, đau đầu.
Cụ thể, ông nói rằng, khi tiến hành phân tích di truyền DNA dạng ti thể, ông đã thấy rằng những bộ gen của các giống chó ở Đông Nam Á có những nét tương đồng lớn, mức độ quan hệ thân thiết, cấu trúc, lắp đặt hệ thống gen gần như giống nhau. Điều này hoàn toàn không có ở các quần thể chó khác trên thế giới.
Ông đã tiến hành thu thập hơn 46 bộ gen từ 46 con chó ở Miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Sau đó, 46 mẫu gen này được đưa vào phân tích dưới kính hiển vi, xem cấu trúc gen, trình tự gen, mối tương đồng các gen, chủng gen, sau đó nhờ phương pháp so sánh hệ thống gen cùng một số thuật toán lý luận, phân tích di truyền học, ông nói rằng: “giữa những bộ gen của các con chó vùng Đông Nam Á có nét tương đồng rõ rệt, mối quan hệ gen cao và gần như là độc tôn, không có một bộ gen nào khác trên thế giới này có bộ gen kỳ diệu tương tự như vậy”
“Mặc khác, bộ gen này có mối tương đồng mạnh mẽ, rõ rệt với bộ gen của loài sói hoang dã”.
Tới đây, một bài toán nan giải khác lại xuất hiện, liệu chó có phải có nguồn gốc từ sói hoang dã hay không. Nhà di truyền học Peter Savolainen chưa vội khẳng định điều này nhưng ông khẳng định rằng, loài sói và loài chó xuất hiện khoảng 33 000 năm trước đây ở Đông Nam Á, 18 000 năm sau đó, loài chó mới chính thức xuất hiện ở các vùng khác, châu lục khác dưới hình thức di cư, và từ đó hệ thống giống loài của chó cũng lai tạo tự nhiên nhiều hơn cho đến bây giờ.
Savolainen nói trên tạp chí Cell rằng, nhận định ông đưa ra dưới góc độ di truyền học chỉ giải quyết thành công một phần của cuộc tranh luận tuy nhiên, phát hiện mới của ông được các nhà khoa học tương đối đồng tình và cho là có lý.