Đà Nẵng “xoay xở” thế nào nếu người dân được trực tiếp bầu Chủ tịch TP?

Trước những ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả thực thi việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng, VietNamNet có trao đổi với ông Bùi Văn Tiếng, nguyên trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.

Theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, sẽ đẩy mạnh phân cấp, tăng tính tự chủ, tăng trách nhiệm của chính quyền Đà Nẵng.
TP sẽ thí điểm theo hướng xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền địa phương (cấp TP) gồm HĐND và UBND. Cấp quận và phường không tổ chức HĐND mà chỉ có cơ quan hành chính là UBND quận và phường. UBND quận, phường chỉ gồm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, phường.
Sẽ tiết kiệm một khoản tiền thuế
Thưa ông, khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền TP là một cấp thì Đà Nẵng sẽ có những thuận lợi và khó khăn như thế nào? Vai trò của HĐND sẽ phải nâng lên cả về chất và lượng thế nào để thực hiện vai trò giám sát?
Ông Bùi Văn Tiếng: Nếu được QH ban hành nghị quyết cho phép thực hiện thí điểm lần thứ hai mô hình chính quyền đô thị, Đà Nẵng sẽ giảm được một số công chức do không còn tổ chức HĐND ở các quận và phường, từ đó tiết kiệm được một khoản tiền thuế mà người dân đóng góp vào ngân sách TP. Nhưng đó cũng chưa phải là điều chủ yếu mà Đà Nẵng được hưởng lợi từ việc thí điểm này.
Điều thuận lợi chủ yếu là mô hình chính quyền đô thị sắp thí điểm cho phép chính quyền Đà Nẵng quản lý TP một cách “đô thị” hơn, phù hợp với đặc điểm phân cấp quản lý của một đô thị.
Da Nang “xoay xo” the nao neu nguoi dan duoc truc tiep bau Chu tich TP?
 Ông Bùi Văn Tiếng.
Một thuận lợi cũng rất đáng kể nữa là khi Đà Nẵng được phép thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, trong đó có động thái chủ tịch UBND cấp trên được trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch UBND cấp dưới - do không tổ chức HĐND cùng cấp để bầu, sẽ tạo điều kiện để Chủ tịch UBND Hoàng Sa được bổ nhiệm hợp pháp, chính danh.
Đương nhiên Đà Nẵng cũng có một số khó khăn khi thực hiện thí điểm lần thứ hai mô hình chính quyền đô thị, như phải sắp xếp theo vị trí việc làm mới đối với số cán bộ, công chức công tác chuyên trách tại các cơ quan HĐND quận và phường hiện nay - một việc không phải lúc nào cũng có thể làm vừa lòng tất cả; hoặc cần phải tăng cường hơn so với trước năng lực kiểm soát quyền lực.
Quyền lực không được kiểm soát hiệu quả thì mô hình nào và ở cấp chính quyền nào cũng đều có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, lạm quyền, lộng quyền, mất dân chủ. Khi thí điểm không tổ chức HĐND ở các quận và phường nghĩa là không còn cơ quan giám sát quyền lực cùng cấp tại chỗ, yêu cầu kiểm soát quyền lực đối với cơ quan hành chính - vẫn mang tên UBND - càng cần thiết hơn và do vậy phải được tăng cường.
Muốn thế, HĐND TP phải được tạo điều kiện (về chất lượng đại biểu, số lượng đại biểu chuyên trách…) để “điền vào chỗ trống” đó, để nâng cao hiệu quả thu thập dân nguyện, giám sát thực địa, đôn đốc việc trả lời ý kiến cử tri…
UBND Đà Nẵng và các cơ quan chuyên môn cấp TP phải nâng cao chất lượng quản lý trực tiếp địa bàn, thường xuyên kiểm tra hoạt động của cơ quan hành chính, UBND các quận, kịp thời xử lý những vi phạm, bởi Chủ tịch UBND TP không chỉ được quyền bổ nhiệm, khen thưởng mà còn được quyền cách chức/ kỷ luật chủ tịch và phó chủ tịch UBND quận.
UBND các quận cũng phải nâng cao chất lượng quản lý trực tiếp tương tự đối với các phường…
Lo lắng người dân không đủ thông tin
Từ kinh nghiệm sống và làm việc nhiều năm ở Đà Nẵng, cá nhân ông đánh giá, muốn có một chính quyền đô thị có hiệu quả, phát triển bền vững, Đà Nẵng nên thực hiện “một chính quyền hết sức đặc thù” đến mức nào?
Theo tôi, Đà Nẵng cần có một mô hình chính quyền đô thị rất “đô thị”, phù hợp với đặc điểm phân cấp quản lý “hết sức đặc thù” của một đô thị - thường đòi hỏi phải tập trung và thống nhất trên cả địa bàn, cấp trên chỉ nên phân cấp những gì cần phần cấp, tránh tình trạng phân cấp tràn lan, nhất là tránh xu hướng phân cấp cái khó, cái phức tạp cho cấp dưới.
Thậm chí tổ chức lễ tang cho những người có công với nước, với cộng đồng là việc làm tình nghĩa nhưng cũng đòi hỏi cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để lo liệu cho chu toàn, và chính công việc này đang là nội dung được cấp trên phân cấp triệt để nhất cho cấp dưới!
Một trong những đề xuất gây tranh cãi là khi thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng thì người dân được trực tiếp bầu Chủ tịch TP. Theo ông, người dân có đủ thông tin để thực hiện quyền này hiệu quả?
Lo lắng rằng người dân không đủ thông tin chẳng hạn bầu hay không bầu những ứng viên mà cử tri không biết gì hơn ngoài mấy dòng tiểu sử ngắn gọn và qua một buổi tiếp xúc ngắn ngủi - để thực hiện hiệu quả quyền được bầu trực tiếp Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, là lo lắng có cơ sở thực tế, đầy trách nhiệm và không đồng nghĩa với việc phản đối bản thân chủ trương bầu trực tiếp chức danh này.
Da Nang “xoay xo” the nao neu nguoi dan duoc truc tiep bau Chu tich TP?-Hinh-2
 Một góc Đà Nẵng.
Nhưng lo lắng như vậy là chung cho tất cả các cuộc phổ thông đầu phiếu, từ bầu cử ĐBQH đến bầu cử đại biểu HĐND các cấp, chứ không riêng gì việc bầu trực tiếp Chủ tịch UBND TP.
Rõ ràng bất cập về thông tin ứng viên không phải là “đặc sản” của việc cử tri bầu trực tiếp Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng như đề xuất lần này, bởi bản thân ứng viên chức danh Chủ tịch UBND TP nếu không được bầu trực tiếp thì cũng chỉ có thể qua phổ thông đầu phiếu để trở thành đại biểu HĐND trước khi được HĐND bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP.
Nói như vậy để thấy nếu có sự bất cập nào đó về thông tin ứng viên, làm cho việc bầu cử có khả năng “hình thức”, không thực chất, cần sớm khắc phục, thì không chờ đến trường hợp cử tri được quyền bầu trực tiếp Chủ tịch UBND TP.
Thí điểm hiệu quả rồi mới nhân rộng
Nên đầu tư thí điểm đặc thù - hiệu quả rồi mới nhân rộng hay sẽ xây dựng một luật Chính quyền đô thị, hay luật Thành phố trực thuộc TƯ?
Theo tôi thì đầu tư thí điểm đặc thù mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng cho hiệu quả rồi mới nhân rộng, hay đầu tư xây dựng ngay một luật Chính quyền đô thị hoặc luật Thành phố trực thuộc TƯ, cả hai cách đều có chung một điểm xuất phát là làm thế nào để quản lý đô thị khác với quản lý nông thôn.
Còn theo cách nào là đó sự lựa chọn của Chính phủ và Quốc hội.
Riêng cá nhân tôi thiên về cách thứ nhất, như hiện nay. Cách thứ hai có vẻ chính quy hơn nhưng không thực tế, chẳng hạn phải theo dõi đánh giá kết quả thí điểm trên diện rộng hơn...
Trở lại việc khi thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng thì chính quyền các cấp và người dân sẽ phải có những thay đổi thế nào để thích ứng với tình hình mới?
Tôi nghĩ đã trải qua thực tế thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị lần thứ nhất từ năm 2009 đến 2016, chính quyền các cấp và người dân Đà Nẵng không quá khó để thích nghi với mô hình chính quyền đô thị lần này.
Đó là chưa kể địa bàn Đà Nẵng trên đất liền tương đối nhỏ gọn rất thuận lợi trong việc quản lý của chính quyền TP đối với các quận và phường.

Cựu chủ tịch TP Đà Nẵng: "Tôi không tham nhũng"

Trước khi vào nghị án, HĐXX cho phép hai cựu chủ tịch TP Đà Nẵng, Phan Văn Anh Vũ và 18 bị cáo còn lại nói lời sau cùng.

Chiều 10-1, sau gần tám ngày làm việc, phiên tòa của TAND TP Hà Nội xét xử Phan Văn Anh Vũ cùng 20 bị cáo trong vụ án thâu tóm nhà, đất công sản kết thúc phần tranh luận. Trước khi bước vào nghị án, HĐXX cho các bị cáo nói lời sau cùng.

Mở đầu, bị cáo Trần Văn Minh, cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, gửi lời cám ơn HĐXX đã tạo điều kiện cho mình được trình bày các suy nghĩ tại tòa. 

Ông mong HĐXX xem xét các đơn vị tham mưu với tinh thần có những chủ trương của tập thể Thường vụ, HĐND, UBND. Đối với những chủ trương Bộ Chính trị đã xem xét như đại diện VKS ghi nhận, bị cáo mong rằng HĐXX quan tâm đến vấn đề này.
Cuu chu tich TP Da Nang:
Bị cáo Trần Văn Minh. Ảnh: TUYẾN PHAN 

Đà Nẵng cho phép buôn bán, tắm biển, đón khách lưu trú

Tại cuộc họp chiều tối ngày 22/4, UBND TP Đà Nẵng vẫn xác định tiếp tục thực hiện nghiêm túc, không chủ quan, buông lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và các chỉ đạo phòng, chống dịch đồng thời cho rằng việc hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội.

Theo đó, từ ngày 23/4, Đà Nẵng vẫn còn tạm dừng một số hoạt động gồm: hoạt động tại các khu vui chơi giải trí tập trung, khu, điểm du lịch; hoạt động các tuyến xe buýt nội đô, liên tỉnh Đà Nẵng- Quảng Nam và Đà Nẵng – TT-Huế; xe du lịch điện, vận tải khách thủy nội địa; tạm dừng các nghi lễ tôn giáo tập trung trên 20 người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; tạm dừng các hoạt động vũ trường, karaoke, bar, pub, lễ hội, rạp chiếu phim, mát-xa, tham quan bảo tàng và di tích, trò chơi điện tử, trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài, casino, thư viện, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi và giải trí trong nhà, thể dục thể hình, khiêu vũ thể thao, bi-a, yoga, bể bơi.
Da Nang cho phep buon ban, tam bien, don khach luu tru
 Đà Nẵng cho phép hoạt động tắm biển nhưng phải đảm bảo không tập trung đông người tại cùng một thời điểm.
Cũng từ ngày 23/4, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn được phép hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo nguyên tắc về giãn cách, giữ khoảng cách giữa người với người, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc, không tập trung đông người và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định. Đối với hoạt động xe du lịch, xe hợp đồng, taxi được hoạt động trở lại nhưng chỉ được phép vận chuyển 50% số lượng khách theo số lượng ghế của xe và tất cả người trên xe phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi lên xuống xe; khi kết thúc hành trình, xe phải được khử khuẩn bề mặt mới được vận chuyển tiếp; các hoạt động văn hóa, thể thao (trừ các hoạt động tạm dừng) được hoạt động trở lại. TP cũng cho phép hoạt động tắm biển nhưng phải đảm bảo không tập trung đông người tại cùng một thời điểm.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.