Đà Nẵng: Những phường nào sẽ được sáp nhập và có tên gọi mới?

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2023 - 2025, Đà Nẵng dự kiến sáp nhập nhiều phường ở trung tâm thành phố và đặt tên gọi mới.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký ban hành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2023 - 2025.

Theo phương án này, về đơn vị hành chính cấp xã, Đà Nẵng có 16 đơn vị thuộc diện sắp xếp gồm: 7 phường thuộc quận Hải Châu (Thạch Thang, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Bình Thuận), 8 phường thuộc quận Thanh Khê (Tam Thuận, Thanh Khê Đông, Xuân Hà, Tân Chính, Chính Gián, Vĩnh Trung, Thạc Gián, Hòa Khê) và 1 phường thuộc quận Sơn Trà (An Hải Đông).

Da Nang: Nhung phuong nao se duoc sap nhap va co ten goi moi?
 Các phường dự kiến được sắp xếp, sáp nhập chủ yếu nằm ở các quận trung tâm thành phố.

Tại quận Hải Châu, dự kiến sáp nhập phường Hải Châu 1 với phường Hải Châu 2, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Hải Châu 1.

Sáp nhập phường Phước Ninh, phường Nam Dương và phường Bình Hiên, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là Nam Bình Phước hoặc Nam Phước.

Phường Bình Thuận và phường Hòa Thuận Đông sáp nhập, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Hòa Bình.

Đối với quận Thanh Khê, dự kiến sáp nhập phường Tam Thuận với Xuân Hà, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Hà Tam Xuân.

Phường Thạc Gián sáp nhập với phường Vĩnh Trung, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Thạc Gián.

Phường Tân Chính sáp nhập với phường Chính Gián, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Tân Chính Gián.

Phường Thanh Khê Đông sáp nhập với với phường Hòa Khê, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường Thanh Hòa.

Da Nang: Nhung phuong nao se duoc sap nhap va co ten goi moi?-Hinh-2
Dự kiến, Đà Nẵng cũng sẽ điều chỉnh địa giới hành chính của một số quận huyện, xã phường. 

Quận Sơn Trà sẽ sáp nhập 2 phường An Hải Đông và An Hải Tây, tên gọi của đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập là phường An Hải Nam.

Phương án cũng đề nghị không hoặc chưa sắp xếp đối với phường Thạch Thang (quận Hải Châu) do yếu tố đặc thù.

Theo đó, địa danh Thạch Thang luôn nằm trong vùng trung tâm, trọng điểm suốt chiều dài lịch sử phát triển của thành phố Đà Nẵng. Địa bàn phường Thạch Thang tập trung nhiều cơ quan quan trọng về chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng (nhiều Tổng lãnh sự quán các nước, trụ sở Hội đồng nhân dân, Trung tâm hành chính thành phố), có Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải.

Như vậy, theo phương án này, từ 56 đơn vị hành chính cấp xã (45 phường, 11 xã), sau khi sắp xếp Đà Nẵng sẽ còn 47 đơn vị gồm 36 phường, 11 xã. Các phường sắp xếp, sáp nhập chủ yếu ở các quận trung tâm.

Cùng với việc sáp nhập đơn vị phường, dự kiến, Đà Nẵng cũng sẽ điều chỉnh địa giới hành chính của một số quận huyện, xã phường.

>>> Mời độc giả xem thêm video Đà Nẵng: Xã hội hóa Lễ hội Vu Lan báo hiếu tại Ngũ Hành Sơn:

(Nguồn: THĐT)

Thay đổi trên mẫu thẻ Căn cước mới dự kiến áp dụng từ 1/7/2024

Theo dự thảo Thông tư mới, Bộ Công an đề xuất hai mẫu thẻ căn cước là thẻ cho công dân 0-6 tuổi và thẻ cho người từ 6 tuổi trở lên.

Mới đây, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định về mẫu thẻ Căn cước, mẫu giấy Chứng nhận căn cước để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo đề xuất của Bộ Công an, tên gọi của thẻ sẽ là "Căn cước" thay cho "Căn cước công dân" đang sử dụng.
Thay doi tren mau the Can cuoc moi du kien ap dung tu 1/7/2024
 Bộ Công an đề xuất mẫu thẻ Căn cước áp dụng từ 1/7/2024.
Về kích thước, hình dáng, thẻ căn cước cơ bản giống như thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, 6 thay đổi về các trường thông tin trên bề mặt trước và sau của thẻ căn cước công dân gắn chip.
Mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú". Hai thông tin này cùng với mã QR Code đang ở mặt trước, Bộ Công an đề xuất chuyển sang mặt sau.
Tại mặt sau, đề xuất đổi chữ ký của cơ quan cấp từ "Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội" thành "Bộ Công an". Đặc điểm nhận dạng, hai vân tay của ngón trỏ trái và phải cũng được đề xuất bỏ.
Thay doi tren mau the Can cuoc moi du kien ap dung tu 1/7/2024-Hinh-2
 Mặt sau của Thẻ Căn cước.
Các thông tin khác như dòng MRZ, chip điện tử ở mặt sau và màu sắc, kích thước, chất liệu khác của thẻ sẽ giữ nguyên.
Hiện, Bộ Công an chỉ cấp một thẻ căn cước công dân duy nhất cho người từ 14 tuổi. Nhưng dự thảo đề xuất cấp hai loại là thẻ cho công dân 0-6 tuổi và thẻ cho người 6 tuổi trở lên.
Hai thẻ căn cước có nội dung, hình thức, thông tin, màu sắc như nhau, nhưng thẻ cho người 0-6 tuổi sẽ không in ảnh công dân.
Thay doi tren mau the Can cuoc moi du kien ap dung tu 1/7/2024-Hinh-3
Mặt trước thẻ căn cước cấp cho công dân 0-6 tuổi. 
Khi được ban hành, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân.
Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước theo quy định tại Thông tư này.
>>> Mời độc giả xem thêm video Định danh biển số thế nào khi một người sở hữu nhiều ô tô, xe máy:
 

Bình Định đặt mục tiêu dẫn đầu khu vực trong cải cách hành chính

Sáng 29/2, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị công bố các Chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành chính năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang cho biết, trong năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tiếp tục có sự khởi sắc, kết quả đạt được là khá toàn diện, đồng bộ trên các lĩnh vực. Trong đó, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) có nhiều đổi mới theo phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”: Liên thông, Trực tuyến, Thực chất và Hiệu quả. Cải cách TTHC là điểm sáng trong năm 2023, góp phần đáng kể vào thành công chung của CCHC.

Binh Dinh dat muc tieu dan dau khu vuc trong cai cach hanh chinh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang phát biểu tại Hội nghị. 

Bên cạnh đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường, bộ máy chính quyền từng bước chuyển từ cai trị sang phục vụ, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên với những đổi mới trong phương thức điều hành; có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để thực hiện nhiệm vụ.

Cải cách tài chính công tiếp tục được chú trọng, tập trung vào công tác chỉ đạo điều hành thu, chi NSNN, giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao năng lực tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập; một số nguồn thu được quản lý, khai thác tốt, thu đúng, thu đủ, thu văn minh theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số đạt được một số kết quả tích cực, nhất là đối với kết quả của Đề án 06, đem lại lợi ích thiết thực cho công tác CCHC.

Binh Dinh dat muc tieu dan dau khu vuc trong cai cach hanh chinh-Hinh-2
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân.

Theo kết quả được công bố, UBND thị xã Hoài Nhơn là đơn vị dẫn đầu Khối Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ở cả hai Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023.

Ở Khối các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023.

Top 3 đơn vị dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành ở Khối các cơ quan thuộc tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ.

Binh Dinh dat muc tieu dan dau khu vuc trong cai cach hanh chinh-Hinh-3
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân.

"Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần tập trung khắc phục, kể cả các hạn chế, tồn tại đã chỉ ra từ hội nghị năm 2022 chưa được khắc phục triệt để.", ông Lâm Hải Giang lưu ý.

Theo ông Giang, thời gian qua, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm đầy đủ đến công tác CCHC. Khoảng cách giữa cơ quan đứng đầu và cơ quan thấp nhất chênh lệch khá lớn; cho thấy có yếu tố chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CCHC của người đứng đầu.

Thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà, không cần thiết, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, nhưng chưa được rà soát, đề xuất đơn giản hóa và bãi bỏ; đơn giản hóa vẫn chủ yếu là đề xuất cắt giảm thời gian giải quyết, có trường hợp hình thức, chưa thực chất và chưa có sự đánh giá bài bản, nghiêm túc để đề xuất đơn giản hóa.

Vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm làm kéo dài, gây trễ hẹn hồ sơ TTHC cho người dân, doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy vẫn còn mang tính cơ học, hiệu quả chưa cao, những người tinh giản chủ yếu là những người gần đến tuổi nghỉ hưu, chưa có một đánh giá khách quan, nghiêm túc về sự đáp ứng yêu cầu của đội ngũ CBCCVC để thực hiện việc sắp xếp cho phù hợp.

Trong khi đó, tiến độ thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm; chưa tách bạch được phương thức quản trị của các đơn vị sự nghiệp công lập với quản lý nhà nước. Việc xây dựng, chia sẻ, tích hợp cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý điều hành còn chậm, thiếu thống nhất...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng đề nghị người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh phát động mạnh mẽ phong trào thi đua đẩy mạnh công tác cải cách hành chính với nhiều nội dung đổi mới, sáng tạo, sôi nổi, sâu rộng, thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, giải pháp công tác cải cách hành chính năm 2024, hướng đến mục tiêu “xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân”.

"Mục tiêu là phấn đấu đến năm 2025, kết quả công tác CCHC của tỉnh thuộc nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước và nhóm 3 địa phương dẫn đầu khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.", ông Lâm Hải Giang nhấn mạnh.


Gần 1.000 gian hàng tham dự Hội chợ quốc tế tại Quy Nhơn

Sáng 9/3, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời Quy Nhơn 2024 đã khai mạc với gần 1.000 gian hàng đồ gỗ xuất khẩu.

Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon
 Hội chợ là nơi gặp gỡ, quảng bá sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp ngành gỗ trong nước và quốc tế.
Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon-Hinh-2
 Quang cảnh Lễ khai mạc Hội chợ hàng phong cách ngoài trời Quy nhơn 2024.
Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon-Hinh-3
Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế và trong nước cùng tham dự Hội chợ. 
Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon-Hinh-4
 Gian hàng giới thiệu sản phẩm đồ gỗ của doanh nghiệp TP Đà Nẵng với nhiều mẫu hàng mang phong cách thiết kế hiện đại trưng bày tại Hội chợ.
Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon-Hinh-5
 Hội chợ có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, độc đáo với công tác thiết kế, dàn dựng nhiều gian nhà gỗ với quy mô chưa từng có đã mang đến những hình ảnh, không gian đổi mới, sáng tạo rất đáng ghi nhận trong hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon-Hinh-6
 Một số hàng nông sản sau chế biến có giá trị gia tăng cao của các doanh nghiệp địa phương tỉnh Bình Định.
Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon-Hinh-7
 Các sản phẩm thủ công làm từ nguyên liệu như mây, tre là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều doanh nghiệp tới các thị trường Nhật, mỹ, EU.
Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon-Hinh-8
 Một gian hàng giới thiệu sản phẩm hóa chất dùng trong công nghiệp chế biến gỗ tại Hội chợ.
Gan 1.000 gian hang tham du Hoi cho quoc te tai Quy Nhon-Hinh-9

Các sản phẩm được trưng bày ở Hội chợ, rất lạ được nhiều doanh nghiệp chú ý.

>>> Mời độc giả xem thêm video Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022:

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.