Trước đó, cựu tổng thống Pháp đã được bảo lãnh tại ngoại trong hôm 21/3 sau hai ngày bị thẩm vấn bởi các chuyên viên điều tra về tham nhũng, rửa tiền và trốn thuế. Ông bị cáo buộc chi tiêu chiến dịch tranh cử bất hợp pháp, nhận hối lộ và biển thủ công quỹ của Libya.
Cuộc điều tra hứa hẹn sẽ là quả bom bê bối chính trị lớn nhất tại Pháp trong hàng thập kỷ qua. Cáo buộc nhận một số tiền tranh cử lớn từ một nhà độc tài nước ngoài là cáo buộc chưa từng có và nghiêm trọng nhất đối với một cựu tổng thống ở Pháp.
Ông Nicolas Sarkozy ngày 21-3 chính thức bị điều tra liên quan đến cáo buộc nhận 50 triệu USD từ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. |
Ông Sarkozy, cầm quyền từ 2007 đến 2012, bác bỏ mọi cáo buộc mà theo ông là để trả thù việc quyết định của ông năm 2011 đưa máy bay chiến đấu đến Libya hỗ trợ cuộc nổi dậy đã lật đổ ông Gaddafi.
Theo luật của Pháp, một người bị chính thức điều tra khi cảnh sát có trong tay "bằng chứng vững chắc" chứng minh khả năng phạm tội của người đó. Đây là một bước để tiến đến xét xử nhưng các cuộc điều tra trong giai đoạn này vẫn có thể bị huỷ bỏ trước khi ra toà.
Đây là lần đầu tiên ông Sarkozy đối mặt với cảnh sát liêu quan đến cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2013 về việc liệu ông có dùng tiền từ nhà lãnh đạo Gaddafi để dùng trong chiến dịch tranh cử năm 2007 hay không.
Theo hãng tin AFP, vào tháng 11/2016, một doanh nhân Pháp gốc Libya là Ziad Takieddine nói rằng trong hai năm 2006 và 2007, đã đem đến cho ông Sarkozy và Claude Guéant - giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy - ba vali có chứa 5 triệu euro tiền mặt.
Ông Sarkozy được cho là đã nhận tổng cộng 50 triệu euro, tức hơn gấp đôi giới hạn tiền tranh cử tối đa mà ông được phép nhận khi tranh cử năm 2007 là 21 triệu euro.
Một nguồn tin thân cận với BBC cũng cho biết cựu bộ trưởng dưới thời ông Sarkozy là Brice Hortefeux cũng đang bị cảnh sát thẩm tra. Trong diễn biến khác, một đồng minh của ông Sarkozy là Alexandre Djouhri, cũng bị bắt gần đây tại London.