Cựu Tổng thống Bolivia Morales: Sự nghiệp chính trị lụi bại, sống lưu vong ở tuổi 60

Cựu Tổng thống Bolivia Morales: Sự nghiệp chính trị lụi bại, sống lưu vong ở tuổi 60

(Kiến Thức) - Sau khi thông báo từ chức, kết thúc 14 năm cầm quyền, cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales đã phải xin tị nạn chính trị ở nước ngoài.

Hôm 10/11,  Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố từ chức sau khi mất đi sự ủng hộ của quân đội và cảnh sát nước này trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối ông bùng phát dữ dội. Ảnh: FN.
Hôm 10/11, Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố từ chức sau khi mất đi sự ủng hộ của quân đội và cảnh sát nước này trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối ông bùng phát dữ dội. Ảnh: FN.

Truyền thông đưa tin, Mexico đã trao quyền tị nạn chính trị cho ông Morales ngày 11/11 và đề nghị một hành lang an toàn cho ông di chuyển từ Bolivia. Tối 11/11, ông Morales được cho là đã lên một máy bay của Chính phủ Mexico rời Bolivia. Ảnh: ABC.
Truyền thông đưa tin, Mexico đã trao quyền tị nạn chính trị cho ông Morales ngày 11/11 và đề nghị một hành lang an toàn cho ông di chuyển từ Bolivia. Tối 11/11, ông Morales được cho là đã lên một máy bay của Chính phủ Mexico rời Bolivia. Ảnh: ABC.

Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết thêm, ông Morales đang bị nguy hiểm tính mạng và do đó, Mexico quyết định cấp quyền tị nạn chính trị cho vị cựu Tổng thống Bolivia này. Ảnh: FP.
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết thêm, ông Morales đang bị nguy hiểm tính mạng và do đó, Mexico quyết định cấp quyền tị nạn chính trị cho vị cựu Tổng thống Bolivia này. Ảnh: FP.

Ông Evo Morales sinh ngày 26/10/1959 trong một gia đình thuộc bộ tộc Aymara ở ngôi làng hẻo lánh vùng tây Oruro. Ảnh: CNN.
Ông Evo Morales sinh ngày 26/10/1959 trong một gia đình thuộc bộ tộc Aymara ở ngôi làng hẻo lánh vùng tây Oruro. Ảnh: CNN.

Năm 1978, ông Morales đến tỉnh Chapare trồng coca và tham gia nghiệp đoàn Cocalero (những người trồng coca ở Bolivia). Sau này, ông trở thành thủ lĩnh nghiệp đoàn Cocalero. Ảnh: DW.
Năm 1978, ông Morales đến tỉnh Chapare trồng coca và tham gia nghiệp đoàn Cocalero (những người trồng coca ở Bolivia). Sau này, ông trở thành thủ lĩnh nghiệp đoàn Cocalero. Ảnh: DW.

Ông Morales lần đầu tranh cử Tổng thống năm 2002 với cam kết sẽ phục vụ lợi ích của các nhóm bộ tộc bản địa ở Bolivia, nhưng thất bại. Ba năm sau, ông giành chiến thắng trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ hai hồi tháng 12/2005. Ảnh: AJ.
Ông Morales lần đầu tranh cử Tổng thống năm 2002 với cam kết sẽ phục vụ lợi ích của các nhóm bộ tộc bản địa ở Bolivia, nhưng thất bại. Ba năm sau, ông giành chiến thắng trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ hai hồi tháng 12/2005. Ảnh: AJ.

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Morales công bố bản hiến pháp mới, chính thức tuyên bố Bolivia là quốc gia "đa dân tộc" và thế tục nhằm thể hiện rõ hơn vai trò của hàng chục nhóm dân tộc thiểu số ở Bolivia. Ảnh: DE.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Morales công bố bản hiến pháp mới, chính thức tuyên bố Bolivia là quốc gia "đa dân tộc" và thế tục nhằm thể hiện rõ hơn vai trò của hàng chục nhóm dân tộc thiểu số ở Bolivia. Ảnh: DE.

Sau khi tái đắc cử tổng thống năm 2009, ông Morales đẩy mạnh chính sách thiên tả, gia nhập BancoSur, Cộng đồng các Quốc gia Mỹ Latin và Caribe. Ảnh: BI.
Sau khi tái đắc cử tổng thống năm 2009, ông Morales đẩy mạnh chính sách thiên tả, gia nhập BancoSur, Cộng đồng các Quốc gia Mỹ Latin và Caribe. Ảnh: BI.

Hồi tháng 10/2019, ông Morales quyết định ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư và tuyên bố giành chiến thắng hôm 20/10. Ảnh: IPD.
Hồi tháng 10/2019, ông Morales quyết định ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư và tuyên bố giành chiến thắng hôm 20/10. Ảnh: IPD.

Tuy nhiên, chính phủ của ông Morales đã sụp đổ ngày 10/11 sau khi đồng minh của đảng cầm quyền từ bỏ ông và quân đội kêu gọi ông từ chức sau cuộc bầu cử gây tranh cãi bị cho là gian lận. Ảnh: NBC News.
Tuy nhiên, chính phủ của ông Morales đã sụp đổ ngày 10/11 sau khi đồng minh của đảng cầm quyền từ bỏ ông và quân đội kêu gọi ông từ chức sau cuộc bầu cử gây tranh cãi bị cho là gian lận. Ảnh: NBC News.

Nhiều người nghi ngờ ông Morales, một trong những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở Mỹ Latin, gian lận để có đủ 50% phiếu bầu và tránh được cuộc bầu cử vòng hai với lãnh đạo đảng đối lập Carlos Mesa. Phe đối lập kêu gọi tổ chức bỏ phiếu lại, trong khi các cuộc biểu tình phản đối ông Morales ngày càng trở nên bạo lực. Ảnh: Reuters.
Nhiều người nghi ngờ ông Morales, một trong những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở Mỹ Latin, gian lận để có đủ 50% phiếu bầu và tránh được cuộc bầu cử vòng hai với lãnh đạo đảng đối lập Carlos Mesa. Phe đối lập kêu gọi tổ chức bỏ phiếu lại, trong khi các cuộc biểu tình phản đối ông Morales ngày càng trở nên bạo lực. Ảnh: Reuters.

Cuối cùng, sau 14 năm làm Tổng thống Bolivia, ông Morales buộc phải từ chức, chấm dứt sự nghiệp chính trị của lãnh đạo người bản địa đầu tiên tại Bolivia. Ảnh: DE.
Cuối cùng, sau 14 năm làm Tổng thống Bolivia, ông Morales buộc phải từ chức, chấm dứt sự nghiệp chính trị của lãnh đạo người bản địa đầu tiên tại Bolivia. Ảnh: DE.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Bolivia Evo Morales từ chức (Nguồn: CBSN)

GALLERY MỚI NHẤT