Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng Út 'trọc' hầu toà

Ký, phê duyệt các văn bản để đưa 3 khu đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định, gây thất thoát 939 tỉ đồng, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến và Đinh Ngọc Hệ (tức Út "Trọc") cùng 6 bị cáo khác phải hầu toà.

Hôm nay 18-5, tại Hà Nội, Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân (QCHQ) dự kiến mở phiên xét xử sơ thẩm đối với ông Nguyễn Văn Hiến (nguyên đô đốc, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt 7-12 năm tù.

Cuu Thu truong Bo Quoc phong Nguyen Van Hien cung Ut 'troc' hau toa
 Nguyên thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến.
Cùng hầu tòa với ông Hiến có 4 bị cáo gồm: Bùi Như Thiềm (nguyên trưởng phòng Kinh tế QCHQ), Đoàn Mạnh Thảo (nguyên trưởng phòng Tài chính QCHQ), Bùi Văn Nga (nguyên giám đốc Công ty Hải Thành) và Trần Trọng Tuấn (nguyên phó giám đốc công ty này) cùng bị xét xử về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Ngoài ra, 3 bị cáo còn lại cùng hầu tòa gồm: Đinh Ngọc Hệ (tức Út "Trọc", nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn), Phạm Văn Duyệt (nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình) và Vũ Thị Hoan (nguyên giám đốc Công ty Yên Khánh) cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ đầu sáng 18-5 an ninh tại khu vực quanh phiên toà được thắt chặt nghiêm ngặt. Những người tham dự phiên toà được kiểm tra danh sách kỹ lưỡng.

Cuu Thu truong Bo Quoc phong Nguyen Van Hien cung Ut 'troc' hau toa-Hinh-2

Kiểm tra kỹ lưỡng danh sách những người tham dự phiên toà. 

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, hơn 7.300 m2 các khu đất số 2, 7-9, 9-11 đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP HCM) có nguồn gốc đất quốc phòng, thuộc quản lý của QCHQ. Tuy nhiên, các bị cáo thuộc QCHQ và Công ty Hải Thành (thuộc QCHQ) đã chuyển đổi sang đất kinh tế trong 49 năm không đúng quy định khiến các lô đất nêu trên rơi vào tay Út "Trọc" và một số doanh nghiệp tư nhân khác.

Theo cáo buộc, ngày 13-3-2006, QCHQ họp thống nhất hợp tác kinh doanh, giao đơn vị trực thuộc là Công ty Hải Thành tổ chức thực hiện nhưng đảm bảo giữ chủ quyền, đúng quy định và có lợi cho quân chủng. Đầu tháng 10-2006, UBND TP HCM chấp thuận chủ trương để lại toàn bộ tiền sử dụng đất cho Bộ Tư lệnh Hải quân để đầu tư xây dựng doanh trại hoặc phục vụ mục đích quân đội khác.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chủ trương của QCHQ, bị can Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga và Đoàn Mạnh Thảo đã đề xuất cấp trên chuyển mục đích sử dụng 3 khu đất trên từ đất quốc phòng sang đất làm kinh tế trái quy định của pháp luật.

Theo cơ quan tố tụng, ngày 7-7-2006, Quân chủng Hải quân chưa đề nghị Bộ Quốc phòng trình Chính phủ xem xét phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng với 3 khu đất trên nhưng các bị can đã trình ý kiến xin được ký hợp đồng liên doanh liên kết xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê thời hạn 45-49 năm tại 3 khu đất với mức khoán kinh doanh 4,5-5 USD/m2/tháng.

Bị can Nguyễn Văn Hiến khi đó là Tư lệnh QCHQ do thiếu kiểm tra, thiếu trách nhiệm trong quản lý đất quốc phòng, đã nhất trí với các đề xuất của cấp dưới. Ngoài ra, ông Hiến còn bị cáo buộc ký nhiều văn bản đề nghị cấp trên và UBND TP HCM chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng, đưa 3 khu đất vào hợp tác kinh doanh.

VKS Quân sự Trung ương cáo buộc hành vi của ông Hiến đã khiến QCHQ mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng trong thời gian 49 năm. Từ đó gây thất thoát cho Nhà nước gần 939 tỉ đồng.

Các bị cáo từng là cán bộ QCHQ bị cáo buộc đã tham mưu, đề xuất không đúng dẫn đến việc ông Hiến do tin tưởng các cơ quan tham mưu nên thiếu kiểm tra, xét duyệt nên gây thất thoát số tiền lớn. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định các văn bản do bị can Nguyễn Văn Hiến ký và phê duyệt đều do bộ phận tham mưu, đề xuất không đúng. Ngoài ra cũng xác định không phát hiện ông Hiến có động cơ, mục đích vụ lợi.

Cận cảnh “cụ” sưa 400 tuổi được đại gia săn đón ở Bắc Ninh

Ngoài cây gỗ sưa 200 tuổi vừa được bán được 26 tỷ đồng, đình làng Đông Cốc còn có một cây sưa 400 tuổi và rất nhiều cây sưa lớn nhỏ khác.

Can canh “cu” sua 400 tuoi duoc dai gia san don o Bac Ninh
Ngày 25/3, cây sưa 200 tuổi ở đình làng Đông Cốc, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã được chặt hạ và chuyển giao xong cho ông Nguyễn Văn Hùy (Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) với mức giá là 26 tỷ đồng.  Ngoài cây gỗ sưa 200 tuổi vừa được bán được 26 tỷ đồng, đình làng Đông Cốc còn có một cây sưa 400 tuổi và rất nhiều cây sưa lớn nhỏ khác.

Uỷ ban kiểm tra trung ương xem xét, kỷ luật một số tổ chức cá nhân

(Vietnamdaily) - Tại kỳ họp 35 Uỷ viên Kiểm tra Trung ương đã kết luận xem xét, kỷ luật một số tổ chức, cán bộ sau:

Tin mới