Cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Nuon Chea qua đời

Tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) ngày 4/8 thông báo cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Noun Chea đã qua đời.

Phát ngôn viên của ECCC Neth Pheaktra xác nhận Nuon Chea đã qua đời ngày 4/8 ở tuổi 93, tại Bệnh viện Hữu nghị Khmer-Liên Xô nằm trên Đại lộ Yothapol Khemarak Phoumin ở thủ đô Phnom Penh.
Trước đó, ngày 16/11/2018, Tòa án ECCC đã ra tuyên bố về vụ án 002/02 đối với hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan, theo đó hai nhân vật này bị kết án tù chung thân.
Cuu thu linh Khmer Do Nuon Chea qua doi
Bị cáo Nuon Chea tại phiên xét xử. Ảnh: PV TTXVN tại Campuchia. 
Tuyên bố của ECCC cho biết các tội ác trong vụ án 002/02 là Tội ác chống nhân loại, Tội ác chiến tranh và Tội ác diệt chủng liên quan đến các địa điểm làm việc và các nguyên nhân gồm hợp tác xã, công trường đê bao làm việc như Tumnup Trapeng Thmor, Một tháng Giêng, công trường xây dựng sân bay Kompong Chhnang, các trung tâm an ninh 21 (nhà tù Tuol Sleng), Krang Ta Chan và O Kanseng, Sở An ninh Phnom Kral.
Hành động diệt chủng đối với người Chăm và người Việt, đối với các phật tử và các quan chức của Cộng hòa Khmer; cũng như việc cưỡng ép kết hôn trên toàn quốc. ECCC cho biết vụ án 002/02 đã phải trải qua thời gian dài để điều tra xét xử vì tính chất phức tạp, có nhiều cá nhân có liên quan và nhiều nạn nhân, có nhiều tài liệu và phiên tòa phải tiến hành việc chuyển ngữ bằng ba thứ tiếng.
Ông Neth Pheaktra, Phát ngôn viên Tòa sơ thẩm của ECCC, đã khẳng định: “Phán quyết ngày 16/11 sẽ là một sự kiện lịch sử đối với ECCC, cho Campuchia, cho thế giới và cho cả công lý quốc tế”.
Để có thể đưa ra kết quả và kết thúc vụ án, tòa đã mất 283 ngày điều tra, xét hỏi từ ngày 17/10/2014 - 11/1/2017. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã lấy lời khai của 185 người, trong đó có 114 nhân chứng, 63 người thuộc diện dân sự, 8 chuyên gia, cùng như khoảng 83.000 người đã tham gia chứng kiến phiên xét xử liên quan đến vụ án 002/02.
Phán quyết đã được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Ngày 17/11/2018, Mỹ khẳng định phán quyết này là một lời cảnh báo đối với những kẻ gây ra tội ác tàn bạo trên quy mô lớn.
ECCC là tòa án đặc biệt tại Campuchia do Liên hợp quốc và Chính phủ Campuchia lập ra từ năm 2006 nhằm xét xử tội ác của các lãnh đạo Khmer Đỏ gây ra dưới thời diệt chủng.

Khám phá những ngôi đền độc đáo ở Siem Reap, Campuchia

Quần thể kiến trúc Angkor Wat đã trở thành biểu tượng của đất nước Chùa Tháp, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút khách du lịch đến Campuchia.

Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia
 Được bao bọc bởi hào nước rộng nhiều hecta, quần thể Angkor Wat được bảo tồn khá tốt và vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo của người Khmer. Quần thể đã được UNESCO công nhận là di sản thể giới và là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Campuchia.
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-2
 Cầu đá dẫn vào quần thể Angkor Wat được xây dựng như biểu tượng cầu vồng hình Rắn Naga 7 đầu truyền thuyết nối giữa cõi nhân gian và cõi thần linh.
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-3
 Trung tâm của Quần thể Angkor Wat có 5 ngọn tháp chính với một tháp ở giữa, 4 tháp xung quanh, có hình oval bông sen.
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-4
 Angkor Wat được xây dựng vào đầu thế kỷ 12, dưới thời Vua Khmer Suryavarman II.
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-5
 
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-6
Những bức tường dọc theo các hành lang là những bức phù điêu sinh động mô tả lịch sử phát triển đế chế Khmer. 
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-7
 Kiến trúc Quần thể Angkor bao gồm các yếu tố đặc trưng: các tháp dạng oval giống như búp sen, các hành lang nhỏ, các phòng dọc theo các trục để kết nối các khoảnh sân; và các bậc thang hình chữ thập xuất hiện dọc theo các trục chính của ngôi đền.
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-8
Du khách xếp hàng lên tháp để chiêm ngưỡng toàn cảnh. 
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-9
 Đền Ta Prohm là một ngôi đền thuộc quần thể Angkor ở Siem Reap.
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-10
 Đền Ta Prohm trở nên đặc biệt hơn sau khi nơi đây được sử dụng là bối cảnh trong bộ phim giả tưởng "Bí mật ngôi mộ cổ" (Tomb Raider) với ngôi sao Angelina Jolie thủ vai chính.
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-11
 Ngôi đền có cả một khu rừng nhiệt đới bao quanh...
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-12
Những chiếc rễ cây cổ thụ khiến cảnh quan của đền Ta Prohm thêm kỳ bí. 
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-13
 ...khiến Ta Prohm trở thành một trong những ngôi đền tại Angkor được du khách viếng thăm nhiều nhất.
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-14
Angkor Thom là kinh đô cuối cùng và lâu dài nhất của đế quốc Khmer. Quần thể có ngôi đền Bayon ở trung tâm, bao gồm hàng chục ngọn tháp lớn nhỏ. 
Kham pha nhung ngoi den doc dao o Siem Reap, Campuchia-Hinh-15
 Mỗi ngọn tháp đều có những khuôn mặt khổng lồ tạc vào đá nhìn ra 4 hướng.

Chùm ảnh tội ác của Khmer Đỏ ở Campuchia

(Kiến Thức) - Trong vòng 4 năm cầm quyền (1975-1979), Pol Pot và chế độ Khmer Đỏ đã tàn sát 3 triệu công dân Campuchia, tương đương với 25% dân số nước này.

Chum anh toi ac cua Khmer Do o o Campuchia
Tàn sát hàng loạt diễn ra sau khi Khmer Đỏ đánh chiếm thủ đô Phnom Penh và các binh sĩ chính phủ Lon Nol bị bắt là những nạn nhân đầu tiên.  Trong ảnh: Người phụ nữ khóc thảm thiết bên xác chồng bị binh sĩ Khmer Đỏ sát hại. Phnom Penh năm1975. Ảnh: Getty Images

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.