Cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói gì về sự liên quan của con trai trong vụ mua chế phẩm Redoxy-3C?

Tại đơn giải trình dài 106 trang viết tay gửi TAND cấp cao, cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, cơ quan tố tụng 'gắn' việc mua bán Redoxy-3C của bị cáo Nguyễn Trường Giang với Nguyễn Đức Hạnh (con trai ông Chung) là sai pháp luật.

TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên toà phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo của ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) trong vụ án mua chế phẩm Redoxy-3C xử lý ô nhiễm sông hồ vào ngày 20/6.

Từ trại giam, cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã có đơn viết tay dài 106 trang, giải trình về tâm tư làm sạch sông, hồ ở Hà Nội.

Trong đơn, ông cho rằng sông hồ ở Hà Nội ô nhiễm trầm trọng, diễn ra trong nhiều năm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và kìm hãm sự phát triển kinh tế Thủ đô. Trước thời điểm thử nghiệm chế phẩm Redoxy-3C, thành phố chưa bao giờ cấp ngân sách để xử lý đồng loạt các sông hồ. Năm 2009 - 2013, Hà Nội đã chọn 9 loại chế phẩm để dùng ở các công đoạn khác nhau trong cùng một quy trình xử lý ô nhiễm nước hồ.

"Từ năm 2016, tôi đã cho xử lý ô nhiễm các hồ và duy trì chất lượng nước chỉ bằng chế phẩm duy nhất là Redoxy-3C. Trước kia phải mất 20 ngày để làm sạch nước nhưng nay chỉ 24 giờ. Đó là sự thật khách quan nhưng rất đáng tiếc không được các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận", ông Chung viết.

Cuu Chu tich TP Ha Noi Nguyen Duc Chung noi gi ve su lien quan cua con trai trong vu mua che pham Redoxy-3C?-Hinh-3

Ông Nguyễn Đức Chung bị dẫn giải đến một phiên xử.

Phản đối cơ quan tố tụng nhắc đến con trai trong vụ án

Vẫn theo giải trình của ông Chung, bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội có nêu: “Kết quả điều tra xác định trên thực tế từ khi thành lập ngày 2/11/2015 - 4/6/2019, con trai bị cáo Nguyễn Đức Chung là Nguyễn Đức Hạnh đứng tên thành viên góp vốn vào Công ty Arkatic với ít nhất 40% vốn điều lệ, người thân trong gia đình bị cáo là chủ sở hữu công ty này”. Về nội dung cáo buộc này, ông Chung cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ nhìn vốn điều lệ ghi trên đăng ký thành lập doanh nghiệp để quy kết như vậy là không có căn cứ, không đúng các quy định pháp luật.

Cuu Chu tich TP Ha Noi Nguyen Duc Chung noi gi ve su lien quan cua con trai trong vu mua che pham Redoxy-3C?-Hinh-4

CQĐT xác định, việc mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic của Công ty thoát nước được ông Nguyễn Đức Chung ấn định từ trước.

Ông giải thích thêm, ngay cả trong thực tế, đến năm 2016, Nguyễn Đức Hạnh đã 21 tuổi, hoàn toàn có đủ tư cách, đủ điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp để đứng ra thành lập doanh nghiệp của mình hoặc tham gia đóng góp tài sản, tiền để kinh doanh có thu nhập hợp pháp nhằm phục vụ cho cuộc sống cá nhân. Trong khi, chế phẩm Redoxy-3C không phải là hàng cấm, cũng không phải là hàng hóa thuộc quyền sở hữu của UBND TP Hà Nội.

“Giả sử Nguyễn Đức Hạnh là người đại diện theo pháp luật của Công ty Arktic đứng ra kinh doanh Redoxy-3C, các đơn vị có nhu cầu đến giao dịch mua, họ chỉ biết thuận mua vừa bán, như vậy thì có gì sai? Đặc biệt, Hạnh đã hơn 18 tuổi, là một công dân sống hoàn toàn độc lập với hai vợ chồng tôi, vậy tại sao các cơ quan tố tụng trong vụ án này lại cố tình ép việc mua bán Redoxy-3C của bị cáo Nguyễn Trường Giang gắn với Nguyễn Đức Hạnh… những việc này của cơ quan tố tụng là sai pháp luật,...”, ông Nguyễn Đức Chung viết trong đơn.

Tháng 12/2021, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung 8 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Tổng hợp với hình phạt bản án trước đó, ông Chung lĩnh 13 năm tù. Cùng tội danh, bị cáo Võ Tiến Hùng (cựu TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) 4 năm tù; bị cáo Nguyễn Trường Giang (GĐ Công ty Arktic) lĩnh 4 năm 6 tháng tù.

Bản án sơ thẩm xác định, năm 2016, ông Chung là Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã lựa chọn công nghệ xử lý nước ô nhiễm của Công ty Watch Water (Đức) để rửa nước sông hồ ô nhiễm. Đồng thời, chỉ đạo Võ Tiến Hùng mua chế phẩm Redoxy-3C, thông qua Công ty Arktic (bị cho là công ty gia đình ông Chung). Với động cơ vụ lợi, ông này gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, với tổng giá trị hơn 36 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải quản lý giá dịch vụ y tế dù là bệnh viện công hay tư

Sáng 13/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Phó Thủ tướng cho hay, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá các mặt công tác y tế của Việt Nam có rất nhiều mặt tốt hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập trên thế giới. Công tác khám, chữa bệnh của y tế Việt Nam được đánh giá xếp thứ khoảng từ 60 đến 70 tùy vào các bảng đánh giá và các chỉ tiêu đánh giá.

Liên quan vấn đề chức danh nghề nghiệp và giấy phép hành nghề, theo Phó Thủ tướng đây là một vấn đề mới trong luật lần này.

Pho Thu tuong Vu Duc Dam: Phai quan ly gia dich vu y te du la benh vien cong hay tu

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Quốc hội

Phó Thủ tướng cho biết, vai trò Hội đồng Y khoa quốc gia đã được luật đề cập và sẽ tiếp tục phải nghiên cứu, đề cập sâu hơn; nhưng chung với thế giới thì cần một cơ quan độc lập, tức là ngoài bộ máy hành chính Nhà nước để tiến hành công việc làm sao có một kỳ thi đánh giá năng lực cả về lý thuyết và thực hành trên một mặt bằng thống nhất chung và sau đó thì cấp chứng chỉ hành nghề.

Về việc cấp phép, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sẽ nghiên cứu để làm sao cho đúng xu thế cải cách hành chính thật gọn và chúng ta cũng đã có những thông lệ trước đây.

Liên quan vấn đề về ngôn ngữ trong khám, chữa bệnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói đây là một vấn đề không mới. Tới đây, bằng ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta có các công cụ trợ giúp dịch tự động sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Phó Thủ tướng thông tin thêm, tinh thần là không chỉ không hạn chế mà phải khuyến khích để thu hút nhân lực công nghệ có chất lượng cao vào, để người dân Việt Nam có thể tiếp cận được các dịch vụ khám, chữa bệnh tiên tiến sớm.

“Chúng ta không nói sớm nhất, nhưng mà sớm, không được muộn.

Tuy nhiên cũng phải có các quy định về ngôn ngữ theo đúng thông lệ quốc tế, thông lệ trong khu vực và để nhằm phòng ngừa, ngăn chặn một số người chất lượng không cao nhưng vào để mở những phòng khám rất nhỏ hoặc hành nghề nhỏ ở những chuyên ngành mà không nhất thiết phải trình độ công nghệ cao và tiên tiến. Đặc biệt liên quan tới một số căn bệnh mà mọi người không muốn công khai ra và đến khám”, Phó Thủ tướng nói.

Ông cũng cho hay, thực tế trong những năm vừa qua chúng ta đã phải quản lý rất chặt dù số lượng này không nhiều. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu để có quy định phù hợp nhất.

Công khai, minh bạch các khoản thu

Về vấn đề xã hội hóa và liên doanh, liên kết trong bệnh viện công, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc cần phải có các giải pháp đột phá. Bởi vì đến nay, mặc dù thực hiện Luật 2009 đã có bước chuyển rất lớn, bước ngoặt nhưng đến giờ phút này Việt Nam mới có 318 bệnh viện tư thục, 38.000 các phòng khám của tư nhân, con số này mới đáp ứng được 5,16% tổng số giường bệnh, đây là một tỷ lệ rất thấp.

Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ liên quan đến luật này mà còn liên quan đến nhiều luật khác, như về đầu tư, đất đai, ngân sách nhà nước.

Theo Phó Thủ tướng, chúng ta chắc chắn phải quản lý giá dịch vụ y tế dù đó là bệnh viện công hay bệnh viện tư bằng nhiều công cụ, trong đó trước hết phải phát huy mạnh mẽ hơn tất cả các công cụ đã được luật định trong pháp luật về giá.

“Chúng ta không buông lỏng nhưng cũng phải để quyền tự chủ để cho y tế tư nhân được phát triển tốt hơn”, ông Vũ Đức Đam nói.

Phó Thủ tướng cho hay, liên doanh, liên kết trong bệnh viện công lập là đặc thù với Việt Nam, rất khó có thể nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để áp dụng vào Việt Nam. Việc này duy nhất ở Việt Nam.

“Mô hình liên doanh, liên kết này và khám, chữa bệnh theo yêu cầu của các bệnh viện công thực sự giải quyết bài toán thực tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên tới đây luật pháp cũng cần quy định rõ hơn và chìa khóa mà các tổ chức quốc tế khuyến nghị là chỉ có một cách bắt tất cả công khai, minh bạch các khoản thu từ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, thu bao nhiêu và chi bao nhiêu từ đó”, Phó Thủ tướng cho biết.

Nữ đoàn viên ở Quảng Bình bị lấy hình gán ghép vào vụ việc tại Thái Nguyên

Một số tài khoản mạng xã hội cắt ghép hình ảnh từ clip của chị N.T.C.V, gán cho nữ đoàn viên này là nhân vật chính trong vụ lùm xùm xảy ra tại tầng 11, chung cư Tiến Bộ (Thái Nguyên).

Ngày 13-6, ông Lê Hoàng Cầm - Bí thư Đảng ủy xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - xác nhận thời gian qua, cộng đồng mạng bất ngờ chia sẻ rầm rộ hình ảnh, clip về 1 nữ đoàn viên ở xã và cho rằng chị này là nữ cán bộ đoàn ở Thái Nguyên.

Nữ đoàn viên này là chị N.T.C.V, SN 2001; ngụ thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu. Chị V. hiện là sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Sư phạm tiểu học - Trường Đại học Quảng Bình.

Tin mới