Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng kháng cáo: Tội tày trời... có đáng giảm?

Ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương vừa có đơn kháng cáo đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội cân nhắc giảm nhẹ hình phạt, xem xét toàn bộ hành vi của mình trong vụ án để xác định lại tội danh. Liệu ông Hoàng có được giảm tội?

Mới đây, TAND TP Hà Nội cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của bốn bị cáo trong vụ án liên quan đến sai phạm tại khu “đất vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM. Trong số những bị cáo kháng cáo có cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.
Bị cáo Vũ Huy Hoàng đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội cân nhắc giảm nhẹ hình phạt, xem xét toàn bộ hành vi của mình trong vụ án để xác định lại tội danh.
Dư luận đặt câu hỏi, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng có đáng được giảm tội?
Cuu Bo truong Vu Huy Hoang khang cao: Toi tay troi... co dang giam?
 Ông Vũ Huy Hoàng đến dự tòa.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, nếu không có tình tiết nào mới tại cấp phúc thẩm, rất ít cơ hội để các bị cáo được giảm nhẹ hình phạt.
Theo kháng cáo của ông Vũ Huy Hoàng đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội cân nhắc giảm nhẹ hình phạt, xem xét toàn bộ hành vi của bị cáo trong vụ án để xác định lại tội danh cho thấy, bị cáo này không kháng cáo kêu oan. Ông Hoàng vẫn xác định mình có tội nhưng không phải tội danh mà tòa án cấp sơ thẩm đã quy kết, đồng thời cho rằng mức hình phạt như vậy là quá nghiêm khắc nên đề nghị xin giảm hình phạt.
Luật sư Cường cho rằng, việc kháng cáo là quyền của bị cáo và tòa án cấp phúc thẩm cũng sẽ xem xét lại tội danh của ông Hoàng trên cơ sở đó xem xét lại mức hình phạt mà tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng trong bản án sơ thẩm.
Trước đó, phiên xét xử sơ thẩm 10 bị cáo trong vụ án này được mở từ ngày 22 - 29/4/2021, HĐXX TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Vũ Huy Hoàng 11 năm tù, Phan Chí Dũng 9 năm tù cùng về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. 8 bị cáo còn lại cùng bị tuyên phạt tội “vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Theo luật sư Cường, để đánh giá về tội danh mà ông Vũ Huy Hoàng bị kết án sơ thẩm là tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015, tòa án sẽ làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhận thức và hành vi của bị cáo này để xác định bị cáo có phạm tội này hay không.
Cụ thể, Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí là tội danh mới được bổ sung vào BLHS năm 2015. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí là hành vi của người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát, lãng phí.
Để xác định ông Hoàng có phạm tội hay không, HĐXX sẽ xác định ông Hoàng có trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước đối với lô đất tại địa chỉ 2-4-6 Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bị chuyển quyền sử dụng trái phép nêu trên hay không. Ông Hoàng có hành vi gì (ở dạng hành động hoặc không hành động) để quản lý sử dụng các lô đất này hay không dẫn đến hậu quả lô đất 2-4-6 bị chuyển quyền sử dụng gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước.
Trường hợp HĐXXcấp phúc thẩm có căn cứ cho thấy ông Hoàng đã có “bút phê”, đồng ý cho việc chuyển quyền sử dụng đất đối với “lô đất vàng”. Đồng thời xác định việc chuyển quyền như vậy là trái phép gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước thì sẽ xác định tội danh là đúng.
Khi xem xét kháng cáo của ông Hoàng, tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của luật đất đai và các văn bản có liên quan, trên cơ sở đánh giá các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và các tài liệu chứng cứ đã được làm sáng tỏ tại phiên tòa để xem xét quyết định.
Trường hợp trong các tài liệu, chứng cứ của việc chuyển quyền sử dụng đất không có chữ ký của ông Hoàng nhưng có căn cứ cho thấy ông Hoàng có trách nhiệm về việc quản lý đối với “khu đất vàng” này, có trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát các thủ tục chia tách, sáp nhập, chuyển quyền nhưng lại không thực hiện nhiệm vụ của mình dẫn đến thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước, hành vi này cũng cấu thành tội phạm.
Trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm có các tài liệu chứng cứ mới hoặc có căn cứ cho thấy việc kết tội bị cáo về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí chưa đúng, tòa án cấp phúc thẩm có thể xét xử bị cáo ở một tội danh khác có mức hình phạt nhẹ hơn theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo hoặc hủy bản án sơ thẩm để giao hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét xác định lại tội danh đối với bị cáo.
Về mặt lý luận và theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nếu HĐXX cấp phúc thẩm đánh giá kết quả tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm cho thấy bị cáo không phạm tội đối với tội danh mà bản án sơ thẩm đã quy kết và không có dấu hiệu phạm tội nào khác thì tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể tuyên bố bị cáo không có tội.
Trường hợp kết quả tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm cho thấy tòa án cấp sơ thẩm đã xác định tội danh là đúng, cấp phúc thẩm chỉ xem xét về mức hình phạt mà tòa án sơ thẩm đã áp dụng là phù hợp hay chưa, có thể hiện tính chất răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội cũng như thể hiện sự khoan hồng đối với cá nhân bị cáo hay chưa để quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo.
Các tài liệu đã được làm rõ tại phiên tòa sơ thẩm cho thấy việc quản lý, sử dụng “khu đất vàng” này gây thất thoát lãng phí số tiền rất lớn cho nhà nước nên các bị cáo bị xét xử theo quy định tại khoản 3, Điều 219 với khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm tù: “Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm”.
Trong đó, cựu Bộ trưởng Công thương bị xét xử chỉ trên mức khởi điểm của khung hình phạt là 11 năm tù, không được xét xử dưới khung hình phạt nhưng cũng không ở mức cao của khung khoản này trong khi thiệt hại đối với nhà nước là đặc biệt lớn.
Đối với những cán bộ, lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, khi xem xét đến loại hình phạt và mức hình phạt, HĐXX cũng sẽ cân nhắc giữa công và tội, cân nhắc giữa tính chất mức độ hành vi đối với những thiệt hại mà các bị cáo đã gây ra đối với nhà nước và xã hội để quyết định một mức hình phạt phù hợp.
Bởi vậy, trường hợp Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cũng sẽ xem xét đánh giá các tình tiết, chứng cứ mà người kháng cáo đã đưa ra để xin giảm nhẹ một phần hình phạt. Nếu những tình tiết chứng cứ này đã được tòa án cấp phúc thẩm xem xét và không có tình tiết chứng cứ nào mới, việc xem xét đánh giá chứng cứ của tòa án cấp sơ thẩm đã phù hợp với quy định của pháp luật, tòa án cấp phúc thẩm sẽ bác nội dung kháng cáo để giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Trong một số trường hợp, dù cấp phúc thẩm xuất hiện thêm các tình tiết, chứng cứ mới để giảm nhẹ hình phạt nhưng xét tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ án, thiệt hại mà các bị cáo đã gây ra cho xã hội là rất lớn, đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước, ảnh hưởng xấu đến dư luận quần chúng, tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể giữ nguyên mức hình phạt mà tòa án sơ thẩm đã xét xử trước đó. 

>>> Mời độc giả xem thêm video tuyên án cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng:

Nguồn: PLO

Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 2.713 tỷ

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương) và các đồng phạm.

Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm bị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng “đổ tội" cho bà Hồ Thị Kim Thoa

Ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa ký nhiều công văn trái quy định liên quan khu đất vàng ở TP.HCM, gây thất thoát hơn 2.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Hoàng chỉ nhận trách nhiệm người đứng đầu, đổ tội cho bà Thoa.

Sáng 7/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Phan Chí Dũng - nguyên vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương), ông Nguyễn Hữu Tín - nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM cùng 7 đồng phạm khác liên quan đến sai phạm ở khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.