Cuốn sách Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức: Cần cho tất cả mọi nhà

Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức là cuốn sách được in màu bao gồm các hướng dẫn sơ cấp cứu ngắn gọn theo từng bước, hữu ích với mọi người, mọi nhà.

Buổi "Hướng dẫn sơ cứu hồi sức tim phổi" do Thương hiệu sách và tri thức y học MedInsights phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeingtổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ sách khoa học công nghệ và Hội sách Khuyến học 2022.

Để bắt đầu buổi chia sẻ, BS. Hoàng Nguyên đã đưa ra cho độc giả hai câu hỏi: “Đâu là số điện thoại khi cần gọi cấp cứu y tế?” và “ Tại Việt Nam, thời gian trung bình xe cấp cứu có mặt tại hiện trường là bao nhiêu lâu?”.

Cuon sach Cam nang so cap cuu thuong thuc: Can cho tat ca moi nha
Buổi "Hướng dẫn sơ cứu hồi sức tim phổi" được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ sách khoa học công nghệ 2022.

Với câu hỏi đầu tiên, hầu hết người tham gia đều trả lời đúng. Nhưng với câu hỏi thứ hai, chỉ ít người có thể trả lời chuẩn xác thời gian trung bình là 30 phút (thậm chí có thể lâu hơn) tùy theo vị trí của người gặp nạn, tình trạng giao thông thời điểm đó.

Trong khi đó, đối với một người bình thường, chỉ sau 5 phút thiếu oxy – não bộ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và để lại di chứng suốt đời”. Do đó, nếu một nạn nhân gặp những tai nạn nguy cấp như điện giật, đuối nước…dẫn đến ngừng tim, nếu không được sơ cứu trong thời gian vàng sẽ có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng và thậm chí là đánh mất mạng sống.

Chính vì vậy, việc được trang bị các kỹ năng cấp cứu như hồi sức tim phổi đặc biệt quan trọng với tất cả mọi người, để có thể giúp đỡ người thân hay những người xung quanh trong trường hợp cần thiết.

Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh, người thực hiện sơ cứu trước tiên phải đánh giá tình hình và đảm bảo an toàn cho mình để không trở thành “nạn nhân thứ hai”. Tuỳ vào từng tình huống tai nạn, BS. Nguyên hướng dẫn như sau:

1. Đối với sơ cứu nạn nhân điện giật, người sơ cứu cần ngắt cầu dao, dùng một số đồ vật cách điện để tách nguồn diện ra khỏi nạn nhân.

2. Đối với nạn nhân đuối nước, chỉ nhảy xuống nước cứu người khi chắc chắn bản thân biết bơi và có đủ sức khỏe để cứu người. Trường hợp dùng cây que để cứu người đuối nước cần nằm xuống bờ, đưa cây ra cho người đuối nước nắm để phòng trường hợp bị kéo ngã xuống

3. Luôn luôn kêu gọi sự hỗ trợ từ người xung quanh để dự phòng trường hợp người sơ cứu kiệt sức nhưng nạn nhân vẫn chưa có dấu hiệu sống hoặc nhân viên y tế chưa có mặt.

Bác sĩ Nguyên hướng dẫn cho người tham dự cách kiểm tra và loại dị vật trong mũi, sau đó là loại bỏ bớt nước trong dạ dày và phổi người bị đuối nước bằng cách vác người đuối nước lên vai, dốc ngược nửa thân trên của họ. Đây là cách cấp cứu được nhiều người biết đến.

Cuon sach Cam nang so cap cuu thuong thuc: Can cho tat ca moi nha-Hinh-2
 Việc được trang bị các kỹ năng cấp cứu như hồi sức tim phổi đặc biệt quan trọng với tất cả mọi người.

Bên cạnh đó, BS. Nguyên cũng hướng dẫn người tham dự đánh giá dấu hiệu sống của người gặp nạn để quyết định việc tiến hành sơ cứu, trong đó có hai bước xác định sự thởvà mạch đập của nạn nhân.

Vị trí tim, cách xác định vị trí ép tim chính xác, cũng như cách thức ép tim, thổi ngạt cho nạn nhân được bác sĩ Nguyên cùng cộng sự hướng dẫn chi tiết trên cơ thể cũng như trên mô hình.

Theo đó, vị trí ép tim nằm ngay phía trên mũi xương ức của nạn nhân. Vị trí này cần được xác định đúng để tác động được vào tim, đồng thời tránh gây ra tai nạn không đáng có khác như làm gẫy xương sườn của nạn nhân khi ép tim.

Việc ép tim cần thực hiện với tốc độ 100-120 lần/ phút, trong đó ép tim được 30 lần thì thổi ngạt 2 lần. Trong trường hợp vì nhiều lý do không tiện để hô hấp, người cấp cứu có thể chỉ cần ép tim cho người bị nạn với nhịp độ và cường độ ổn định thì cũng có thể cứu giúp được cho nạn nhân.

Theo BS.Nguyên, việc hồi sức tim phổi cần được tiến hành cho tới khi nhân viên cấp cứu tới tiếp quản nạn nhân; người sơ cứu kiệt sức hoặc tới khi nạn nhân có phản ứng và bắt đầu thở lại bình thường.

Bên cạnh việc hướng dẫn, BS.Nguyên và các cộng sự cũng cho người tham dự chương trình được trải nghiệm thực hành trực tiếp trên thiết bị đánh giá kỹ năng hồi sức tim phổi - thiết bị eCPR - một thiết bị hiện đại được sáng chế và phát triển bởi Đại học Duy Tân. Được biết, tại Việt Nam, Wellbeing là đơn vị duy nhất áp dụng thiết bị hiện đại này trong việc đào tạo kỹ năng sơ cứu.

Rất nhiều độc giả tham gia chương trình đã có cơ hội thử sức kỹ năng hồi sức tim phổi vừa được hướng dẫn. Những bài nghiệm thu đầu tiên chỉ được máy chấm 0-2 điểm/ 100 điểm - trong khi những người thực hành sau khi thử nghiệm - chỉ ra rằng: việc biết cách hồi sức tim phổi nhiều khi chưa đủ, mà còn cần đến việc thực hành, để người được dạy thực sự nắm được kỹ năng này, và cứu sống được người gặp nạn.

Cuon sach Cam nang so cap cuu thuong thuc: Can cho tat ca moi nha-Hinh-3
“Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức” do NXB hàng đầu thế giới DK ấn hành. 

Đây cũng chính là lý do khiến Thương hiệu sách và xuất bản tri thức y học MedInsights quyết định hợp tác cùng Wellbeing xuất bản cuốn sách “Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức” do NXB hàng đầu thế giới DK ấn hành; đồng thời cung cấp các hướng dẫn thực hành sơ cấp cứu trực quan cho các trường học, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu.

“Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức” là cuốn sách được in màu bao gồm các hướng dẫn sơ cấp cứu ngắn gọn theo từng bước, kèm hình ảnh minh họa trực quan rõ nét, dễ hiểu; giúp người đọc có thể dễ dàng tra cứu và thực hiện theo từng bước. Cuốn sách được các nhà cung cấp dịch vụ sơ cứu hàng đầu Anh quốc giới thiệu.

Cuốn sách đề cập đến các sự cố hiện hữu ở mọi nơi trong đời sống thường nhật (như hỏa hoạn, tai nạn giao thông…), và các tình trạng có thể gặp phải ở mọi người ở mọi độ tuổi (chảy máu, điện giật, đuối nước, bất tỉnh do nhiều nguyên nhân…). Nội dung hướng dẫn sơ cấp cứu bao gồm:

- Phần giải phẫu: kiến thức chung theo hệ cơ quan hoặc nguyên nhân gây thương tích, giải thích các rủi ro liên quan và các lợi ích mà sơ cấp cứu đem lại.

- Phần chính: trình bày cách sơ cứu ban đầu cho 110 bệnh và thương tổn; tất cả đều đi kèm DẤU HIỆU NHẬN BIẾT và HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ ban đầu.

- Phần tham khảo cấp cứu nhanh: cung cấp kế hoạch hành động tức thì, tóm tắt cách xử trí cho những bệnh và thương tổn nguy hiểm đến tính mạng, từ bất tỉnh, chảy máu cho tới hen hay nhồi máu cơ tim…

Được tái bản và cập nhật 10 lần, cuốn sách “Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức” là cuốn sách hữu ích và  không thể thiếu được đối với mọi gia đình, vì sự an toàn và cuộc sống của mỗi người. Bên cạnh đó, để thành thục các kỹ năng này, độc giả có thể đăng ký theo học các khóa hướng dẫn thực hành sơ cấp cứu miễn phí hoặc có phí do Wellbeing tổ chức.

Mời quý độc giả xem video: Không gian ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nguồn: Zing News. 

NASA phát hiện ra điều kỳ lạ khó hiểu đang xảy ra với vũ trụ

Theo các chuyên gia NASA, các dữ liệu nghiên cứu từ kính viễn vọng không gian Hubble cho thấy có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra với vũ trụ nhưng chưa rõ tại sao.

NASA phat hien ra dieu ky la kho hieu dang xay ra voi vu tru
Mới đây, các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kết quả nghiên cứu, phân tích các dữ liệu từ từ kính viễn vọng không gian Hubble. Theo đó, họ phát hiện các thiên hà đang di chuyển ra khỏi Dải Ngân hà của chúng ta nhanh hơn so với những gì chúng ta quan sát được và tính toán trước đây. 

UBND TP Thủ Đức nói gì về vụ 'người dân mất tài sản khi nhà bị cưỡng chế'?

UBND TP Thủ Đức vừa có Thông cáo báo chí Thông tin về vụ việc "chủ nhà mất tài sản khi nhà bị cưỡng chế" xảy ra tại phường Hiệp Bình Chánh.

Theo UBND TP Thủ Đức, công trình bị cưỡng chế là nhà của ông Mai Văn Đoàn tại Khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh là công trình xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế của UBND quận Thủ Đức (nay thuộc Thành phố Thủ Đức), yêu cầu phá dỡ công trình vi phạm, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

UBND TP Thu Duc noi gi ve vu 'nguoi dan mat tai san khi nha bi cuong che'?
 Căn nhà không phép thời điểm bị cưỡng chế. Ảnh: Báo CAND

Tin mới