Cười “té ghế” với loạt bài văn tả cây yêu thích của học sinh lớp 1

Những bài văn tả cây của học sinh lớp 1 với giọng văn ngây ngô được chia sẻ lên mạng đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Mới đây, tài khoản Facebook có tên K.Đ đã chia sẻ loạt bài văn miêu tả cây yêu thích của học sinh lớp 1. Giáo viên tiểu học này cho biết: "Mùa thi đến rồi... khi chấm bài lòng vui phơi phới. Lý do mà giáo viên tiểu học trẻ lâu là đây này chúng bạn".

Cuoi “te ghe” voi loat bai van ta cay yeu thich cua hoc sinh lop 1

Đính kèm bài chia sẻ là loạt bài văn của học sinh lớp 1. Cụ thể, đề bài yêu cầu tả lại 1 cây bóng mát mà em yêu thích nhất.

Một học sinh chọn cây bàng nhưng lại dẫn dắt rất dễ gây hiểu lầm: "Trước cổng trường em có một cây đa rất to. Em rất thích cây bàng đó".

Cuoi “te ghe” voi loat bai van ta cay yeu thich cua hoc sinh lop 1-Hinh-2

Trong khi đó một học sinh khác thì gặp lỗi về cách dùng từ khi gọi cây bàng là "cái", sau gạch đi sửa thành "chiếc" nhưng dù thế nào thì vẫn sai: "Em rất thích chiếc cây đa này. Và em coi chiếc cây đa này như là bạn của em".

Cuoi “te ghe” voi loat bai van ta cay yeu thich cua hoc sinh lop 1-Hinh-3

Còn bạn nhỏ này có cách dẫn trực tiếp dễ hiểu, nhưng cách viết vẫn chưa đủ và đúng rồi: "Trong loài cây có bóng mát nhưng em thích nhất đó là cây bàng".

Cuoi “te ghe” voi loat bai van ta cay yeu thich cua hoc sinh lop 1-Hinh-4

Một học sinh khác chữ viết khá nắn nót, dễ nhìn nhưng diễn đạt thì không dễ hiểu cho lắm: "Cây đa ở đầu làng em cho em rất nhiều hay ho. Cây đa ấy trồng từ rất lâu rồi".

Bài chia sẻ này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người với hàng loạt bình luận rôm rả. Đa phần mọi người đều bật cười với sản phẩm tập làm văn của các em học sinh lớp 1. Một bộ phận dân mạng thì cũng khoe bài văn của em/con/cháu/học sinh mình khó đỡ không kém.

Trước đó, dân mạng cũng bật cười với những bài văn tả người thân ngây ngô của các em bé tiểu học.

Cuoi “te ghe” voi loat bai van ta cay yeu thich cua hoc sinh lop 1-Hinh-5

Bài văn tả anh răng vẩu ăn đu đủ không cần dùng thìa của bé trai lớp 5 ở Hà Nội khiến ai đọc cũng bật cười.

Nội dung bài văn cụ thể như sau:

“Nhà em có một anh trai tên là Nguyễn Sơn Tùng nhưng anh ấy lại không đẹp trai như ca sĩ Sơn Tùng. Anh trai em gầy và cao lêu nghêu như một cây chuối hột.

Răng của anh ấy vẩu và đu ra ngoài nên em hay nói anh “ăn đu đủ không cần thìa”. Mỗi khi anh ngủ dậy, mẹ phải gào đến nỗi em ở tầng 4 cũng nghe thấy. Đầu anh ấy lúc nào cũng lù xù y như con khỉ đầu chó mà em hay xem trên ti vi.

Mỗi khi có đồ gì ăn anh ấy đều trốn vào trong phòng ăn một mình và bị mẹ em quát “sao mày không cho em ăn với” và sau đó bị mẹ tát cho “không trượt phát nào”. Em rất yêu quý anh”.

Cuoi “te ghe” voi loat bai van ta cay yeu thich cua hoc sinh lop 1-Hinh-6

Trong khi đó chị Lê Thảo (Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ bài thi học kỳ “khó nhịn cười” của cậu con trai lớp 2. Với đề văn yêu cầu viết đoạn văn về một người thân, con trai chị Thảo đã miêu tả về anh trai của mình, câu chuyện chỉ xoay quanh việc đi đây đi đó.

Nội dung đoạn văn như sau: "Gia đình em gồm 5 người. Em yêu nhất là anh. Anh cho em đi xem phim. Anh cho em đi chơi. Anh cho em đi lên công ty mẹ. Anh cho em đi sang nhà bà ngoại. Anh cho em xem hài. Anh cho em đọc truyện. Anh cho em xem phim hay. Anh cho em đi mua đồ".

Cuoi “te ghe” voi loat bai van ta cay yeu thich cua hoc sinh lop 1-Hinh-7

Với đề bài yêu cầu: "Hãy miêu tả ông nội của em", một bé trai học lớp 4 ở Trường Tiểu học Y.H (Cầu Giấy, Hà Nội) đã viết một bài văn tả ông tường tận đến từng chi tiết, từ thói quen xem ti vi đến cả việc mê... đánh lô.

Nội dung bài văn như sau:

"Gia đình em ở cùng ông nội. Ông năm nay 60 tuổi rồi. Ông là người duy nhất trong nhà không làm gì cả. Lúc nào ông cũng nằm ườn ra ghế sofa xem ti vi và tính tính mấy ô số. Bố em gọi ông vào ăn cơm thì ông bảo "tao xem tí đã, chúng mày ăn trước đi".

Ông rất chiều chuộng em. Khi đi học về ông cho em xem máy tính. Nghe tiếng xe của bố về đến cổng là ông bảo "có tắt máy tính đi không, bố mày về nó đánh cho nhừ đòn". Thỉnh thoảng ông vẫn ngồi kê bàn tính tính mấy con số, em mà mở ti vi thì ông quát "thằng kia, mày có tắt ngay đi không, tối mà tạch lô thì mày nhừ đòn".

Em sợ quá chạy vào phòng. Tí ông lại vào cho em mười nghìn và bảo "ông cho tiền mai đi học mua xúc xích, cấm không được nói với bố mày chuyện hôm qua ông trúng lô". Em rất yêu quý ông".

Cười chảy nước mắt với bài văn tả ông bố lười của em bé

Chính sự trái ngược trong hai bài văn tả bố và mẹ của bé gái Hà thành này đang khiến cư dân mạng rất thích thú.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà các cụ nhà ta có câu 'Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ'. Bởi lẽ, trẻ con luôn ngây thơ, thật thà và đôi khi, sự thật thà quá mức ấy của con lại khiến người lớn được nhiều phen 'dở khóc dở cười'. Với trẻ, chỉ cần được nghe, được thấy một câu chuyện nào đó, nếu trí nhớ tốt, chúng sẽ kể lại cho bạn sự thật 100%.
Và chính vì sự ngây thơ non nớt chẳng biết dối lừa này đã khiến không ít ông bố mà mẹ phải 'cười ra nước mắt' khi bị chính con ruột của mình 'bán đứng' kể xấu với người ngoài. Hệt như ông bố Hà thành trong câu chuyện dưới đây.

"Chết cười" với bài văn tả cô giáo của học sinh lớp 5

Bằng sự ngây thơ cùng với trí tưởng tưởng tượng phong phú, nhiều học sinh tiểu học đã cho ra đời những bài văn miêu tả 'chân thực' đến nỗi khi đọc giáo viên không thể nhịn được cười.

Ở cấp bậc tiểu học, văn miêu tả là một phần của bộ môn Tiếng Việt mà các em học sinh sẽ được học. Do mới làm quen với thể loại này nên khi làm những đề văn miêu tả, các em thường vận dụng hết trí tưởng tượng cùng những chi tiết 'ấn tượng' nhất có thể cho vào bài. Có những bài văn miêu tả chân thực đến mức chỉ đọc qua một lần bạn cũng sẽ không nhịn được cười và nhớ mãi không quên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới