“Cười ra nước mắt” loạt lỗi chấn động siêu tiêm kích F-35

“Cười ra nước mắt” loạt lỗi chấn động siêu tiêm kích F-35

(Kiến Thức) - Không bay được khi thời tiết quá nóng, không chịu được dông gió, mũ bay nửa triệu USD trục trặc… chỉ là 3 trong những lỗi buồn cười nhất trên dòng tiêm kích tàng hình F-35 danh tiếng. 

Đêm ngày 9/4, một máy bay tiêm kích tàng hình F-35A của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) gặp nạn trên biển. Sự kiện này nhanh chóng tạo nên “cơn sốt truyền thông” trên thế giới ngang ngửa các thảm kịch hàng không dân sự. Bởi đơn giản F-35 là mẫu tiêm kích tàng hình mới chỉ đưa vào sử dụng không lâu, thế nhưng “câu chuyện” về các lỗi kỹ thuật trong quá trình phát triển “đã dài như Vạn lý trường thành”. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đêm ngày 9/4, một máy bay tiêm kích tàng hình F-35A của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) gặp nạn trên biển. Sự kiện này nhanh chóng tạo nên “cơn sốt truyền thông” trên thế giới ngang ngửa các thảm kịch hàng không dân sự. Bởi đơn giản F-35 là mẫu tiêm kích tàng hình mới chỉ đưa vào sử dụng không lâu, thế nhưng “câu chuyện” về các lỗi kỹ thuật trong quá trình phát triển “đã dài như Vạn lý trường thành”. Nguồn ảnh: Airliners.net
Mặc dù vẫn còn cần thời gian để tìm hiểu nguyên nhân vì sao một chiếc máy bay mới tinh của JSDF xem ra mới chỉ bay vài trăm giờ lại có thể gặp nạn một cách khó hiểu như vậy. Lời cuối của phi công mất tích cũng chỉ nói sơ qua “xin hủy nhiệm vụ”. Phải chăng vụ tai nạn có liên quan tới các sự cố “chấn động” mà  F-35 từng gặp phải. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù vẫn còn cần thời gian để tìm hiểu nguyên nhân vì sao một chiếc máy bay mới tinh của JSDF xem ra mới chỉ bay vài trăm giờ lại có thể gặp nạn một cách khó hiểu như vậy. Lời cuối của phi công mất tích cũng chỉ nói sơ qua “xin hủy nhiệm vụ”. Phải chăng vụ tai nạn có liên quan tới các sự cố “chấn động” mà F-35 từng gặp phải. Nguồn ảnh: Wikipedia
F-35 Lightning II là tên gọi chung cho cả ba phiên bản chính của chương trình phát triển máy bay tiêm kích hàng hình đa nhiệm một chỗ ngồi do Tập đoàn Lockheed Martin chủ trì. Mục tiêu của chương trình tạo ra một chiếc máy bay tàng hình "đơn giản" hơn F-22 nhưng vẫn đảm bảo ưu thế máy bay thế hệ 5 cung cấp số lượng cho Quân đội Mỹ và các đồng minh của nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
F-35 Lightning II là tên gọi chung cho cả ba phiên bản chính của chương trình phát triển máy bay tiêm kích hàng hình đa nhiệm một chỗ ngồi do Tập đoàn Lockheed Martin chủ trì. Mục tiêu của chương trình tạo ra một chiếc máy bay tàng hình "đơn giản" hơn F-22 nhưng vẫn đảm bảo ưu thế máy bay thế hệ 5 cung cấp số lượng cho Quân đội Mỹ và các đồng minh của nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đó phiên bản F-35A dự định trang bị không quân Mỹ và các nước đồng minh Mỹ là mẫu nhỏ và nhẹ nhất, trang bị khẩu pháo GAU-12/U 25mm trong thân. Nó được đánh giá tương đương với F-16 về cơ động, nhưng vượt trội khả năng tàng hình, tải trọng, tầm bay, hệ thống điện tử. Nguồn ảnh: Airliners.net
Trong đó phiên bản F-35A dự định trang bị không quân Mỹ và các nước đồng minh Mỹ là mẫu nhỏ và nhẹ nhất, trang bị khẩu pháo GAU-12/U 25mm trong thân. Nó được đánh giá tương đương với F-16 về cơ động, nhưng vượt trội khả năng tàng hình, tải trọng, tầm bay, hệ thống điện tử. Nguồn ảnh: Airliners.net
F-35B là phiên bản dành cho cho không quân hải quân trang bị trên các tàu đổ bộ (Mỹ) và các tàu sân bay hạng nhẹ (của đồng minh). Loại này đặc biệt hơn khi được trang bị động cơ với ống xả quay được cho phép máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Đây cũng là loại hay gặp vấn đề nhất trong dòng F-35. Nguồn ảnh: Airliners.net
F-35B là phiên bản dành cho cho không quân hải quân trang bị trên các tàu đổ bộ (Mỹ) và các tàu sân bay hạng nhẹ (của đồng minh). Loại này đặc biệt hơn khi được trang bị động cơ với ống xả quay được cho phép máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Đây cũng là loại hay gặp vấn đề nhất trong dòng F-35. Nguồn ảnh: Airliners.net
F-35C là phiên bản đặc biệt thiết kế cho các tàu sân bay hạt nhân của Hải quân Mỹ và các đồng minh (nếu có nhu cầu). Nó có cánh lớn, gấp lại được, hệ thống hạ cánh được gia cố. Tầm bay, tải trọng của nó vượt trội F/A-18C và tương đương F/A-18E/F nhưng nhẹ hơn nhiều. Nguồn ảnh: Airliners.net
F-35C là phiên bản đặc biệt thiết kế cho các tàu sân bay hạt nhân của Hải quân Mỹ và các đồng minh (nếu có nhu cầu). Nó có cánh lớn, gấp lại được, hệ thống hạ cánh được gia cố. Tầm bay, tải trọng của nó vượt trội F/A-18C và tương đương F/A-18E/F nhưng nhẹ hơn nhiều. Nguồn ảnh: Airliners.net
Dù được phát triển làm ba phiên bản độc lập, tuy nhiên dòng F-35 nhìn chung vẫn có thành phần thiết bị tương đương nhau. Do đó, khi mắc lỗi tất cả đều bị ảnh hưởng như nhau và Lockheed Martin đã tiêu tốn ngân sách “kinh hoàng” 1,5 nghìn tỷ USD chỉ để sửa lỗi và cố gắng đưa nó vào trang bị càng sớm càng tốt. Nguồn ảnh: Airliners.net
Dù được phát triển làm ba phiên bản độc lập, tuy nhiên dòng F-35 nhìn chung vẫn có thành phần thiết bị tương đương nhau. Do đó, khi mắc lỗi tất cả đều bị ảnh hưởng như nhau và Lockheed Martin đã tiêu tốn ngân sách “kinh hoàng” 1,5 nghìn tỷ USD chỉ để sửa lỗi và cố gắng đưa nó vào trang bị càng sớm càng tốt. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ví dụ, trong quá trình thử nghiệm, máy bay F-35 đã xuất hiện những lỗi trong thiết kế như nhiều vết nứt vỡ trên máy bay mà lẽ ra không thể có với lượng thời gian bay chỉ mới bằng 1/10 thời gian dự tính khiến việc bảo dưỡng tốn nhiều tiền hơn dự tính. Các lỗi chính khác của dòng F-35 còn là hệ thống mũ bay nửa triệu USD hoạt động tồi tệ, hệ thống bơm nhiên liệu để sót dầu trên bề mặt, hệ thống điện dự phòng không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ví dụ, trong quá trình thử nghiệm, máy bay F-35 đã xuất hiện những lỗi trong thiết kế như nhiều vết nứt vỡ trên máy bay mà lẽ ra không thể có với lượng thời gian bay chỉ mới bằng 1/10 thời gian dự tính khiến việc bảo dưỡng tốn nhiều tiền hơn dự tính. Các lỗi chính khác của dòng F-35 còn là hệ thống mũ bay nửa triệu USD hoạt động tồi tệ, hệ thống bơm nhiên liệu để sót dầu trên bề mặt, hệ thống điện dự phòng không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Airliners.net
Buồn cười một điều là F-35 không chịu được sét đánh nên bị cấm hoạt động ở khu vực có dông; hệ thống thông gió không cho nó bay cao hơn 6.000 m cũng như tốc độ không được vượt quá 1.829 m/phút. Hay động cơ phiên bản F-35B có thể làm hỏng đường băng tàu sân bay hoặc làm hư thiết bị khác trên tàu... Nguồn ảnh: Wikipedia
Buồn cười một điều là F-35 không chịu được sét đánh nên bị cấm hoạt động ở khu vực có dông; hệ thống thông gió không cho nó bay cao hơn 6.000 m cũng như tốc độ không được vượt quá 1.829 m/phút. Hay động cơ phiên bản F-35B có thể làm hỏng đường băng tàu sân bay hoặc làm hư thiết bị khác trên tàu... Nguồn ảnh: Wikipedia
Radar AN/APG-81 của F-35 thì bị cho là không làm việc tốt, thường xuyên gặp trục trặc!!! Đó là chưa kể, F-35 cũng sẽ gặp sự cố khi trời quá lạnh hoặc quá nóng. Theo các thử nghiệm, F-35 sẽ gặp trục trặc khi qua đêm ở nhiệt độ 15 độ C, động cơ có thể tắt đột ngột nếu nhiên liệu tiếp cho nó đang ở nhiệt độ trên 40 độ C. Nguồn ảnh: Wikipedia
Radar AN/APG-81 của F-35 thì bị cho là không làm việc tốt, thường xuyên gặp trục trặc!!! Đó là chưa kể, F-35 cũng sẽ gặp sự cố khi trời quá lạnh hoặc quá nóng. Theo các thử nghiệm, F-35 sẽ gặp trục trặc khi qua đêm ở nhiệt độ 15 độ C, động cơ có thể tắt đột ngột nếu nhiên liệu tiếp cho nó đang ở nhiệt độ trên 40 độ C. Nguồn ảnh: Wikipedia
Những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Australia, Israel... sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng loại tiêm kích tối tân mà họ định mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè. Nguồn ảnh: Airliners.net
Những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Australia, Israel... sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng loại tiêm kích tối tân mà họ định mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ngay cả tới chiếc mũ bay trị giá hơn nửa triệu USD/chiếc dành cho phi công F-35 cũng đầy lỗi. Nhiều phi công báo cáo rằng họ bị choáng mất phương hướng khi điều khiển F-35 với mũ bay. Một vấn đề nữa là không giống HUD gắn cố định trên máy bay, mũ của F-35 được thiết kế để phi công có thể quay đầu tự do bên trong, nên khi máy bay rung lắc trong lúc bay, phi công cũng sẽ thấy hình ảnh nhảy múa trước mắt... làm rối loạn chính họ. Thế nên, không khéo máy bay có thể rơi khi chưa kịp tham chiến bởi chiếc mũ tra tấn! Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngay cả tới chiếc mũ bay trị giá hơn nửa triệu USD/chiếc dành cho phi công F-35 cũng đầy lỗi. Nhiều phi công báo cáo rằng họ bị choáng mất phương hướng khi điều khiển F-35 với mũ bay. Một vấn đề nữa là không giống HUD gắn cố định trên máy bay, mũ của F-35 được thiết kế để phi công có thể quay đầu tự do bên trong, nên khi máy bay rung lắc trong lúc bay, phi công cũng sẽ thấy hình ảnh nhảy múa trước mắt... làm rối loạn chính họ. Thế nên, không khéo máy bay có thể rơi khi chưa kịp tham chiến bởi chiếc mũ tra tấn! Nguồn ảnh: Wikipedia
Khả năng cơ động của F-35 cũng là vấn đề lớn, dù là tiêm kích thế hệ 5 nhưng nhiều cuộc không chiến thử nghiệm cho thấy nó thua cả F-16. Theo giới chuyên gia, F-35 quá kềnh càng và có vấn đề về khí động học nên không đủ linh hoạt và xoay xở khi giáp lá cà. Đó là chưa kể do “ỷ” có khả năng tàng hình nên các nhà thiết kế đã hạn chế tốc độ tối đa của F-35 vào khoảng 1.930 km/giờ (gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh). Do đó, một khi đã bị phát hiện thì máy bay không thể nào chạy thoát trước chiếc F-16 có tốc độ cao hơn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khả năng cơ động của F-35 cũng là vấn đề lớn, dù là tiêm kích thế hệ 5 nhưng nhiều cuộc không chiến thử nghiệm cho thấy nó thua cả F-16. Theo giới chuyên gia, F-35 quá kềnh càng và có vấn đề về khí động học nên không đủ linh hoạt và xoay xở khi giáp lá cà. Đó là chưa kể do “ỷ” có khả năng tàng hình nên các nhà thiết kế đã hạn chế tốc độ tối đa của F-35 vào khoảng 1.930 km/giờ (gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh). Do đó, một khi đã bị phát hiện thì máy bay không thể nào chạy thoát trước chiếc F-16 có tốc độ cao hơn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chính giới chức Mỹ còn cho rằng, trong không chiến nó có thể bị MiG-21 hạ vì F-35 không có đủ sự cơ động (vận tốc tối đa của F-35 chỉ là Mach 1,6), còn về việc hỗ trợ mặt đất thì loại máy bay này cũng không tốt do nó không thể giảm tốc độ xuống mức cần thiết cho việc phát hiện mục tiêu, còn về chức năng ném bom thì là tệ vì để giữ tàng hình nên máy bay chỉ có thể mang rất ít bom cho chức năng này, và ngay cả khả năng tàng hình cũng làm không nên thân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chính giới chức Mỹ còn cho rằng, trong không chiến nó có thể bị MiG-21 hạ vì F-35 không có đủ sự cơ động (vận tốc tối đa của F-35 chỉ là Mach 1,6), còn về việc hỗ trợ mặt đất thì loại máy bay này cũng không tốt do nó không thể giảm tốc độ xuống mức cần thiết cho việc phát hiện mục tiêu, còn về chức năng ném bom thì là tệ vì để giữ tàng hình nên máy bay chỉ có thể mang rất ít bom cho chức năng này, và ngay cả khả năng tàng hình cũng làm không nên thân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Nick Harvey đã lên tiếng chỉ trích chương trình phát triển máy bay F-35 của Mỹ và khẳng định: “Bạn có thể tranh luận với nhau rằng đó là một trong những con voi màu trắng biết bay lớn nhất trong lịch sử... Giờ thì bạn có thể chắc chắn rằng, đây là một chương trình vô dụng nhất trong lịch sử”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Nick Harvey đã lên tiếng chỉ trích chương trình phát triển máy bay F-35 của Mỹ và khẳng định: “Bạn có thể tranh luận với nhau rằng đó là một trong những con voi màu trắng biết bay lớn nhất trong lịch sử... Giờ thì bạn có thể chắc chắn rằng, đây là một chương trình vô dụng nhất trong lịch sử”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video F-35 thử nghiệm cất hạ cánh thẳng đứng. Nguồn: Youtube

GALLERY MỚI NHẤT