Cuối năm, thèm được gọi 'ba ơi, ăn cơm'

Vừa rồi đọc bài của chị N.L.A nhắc tới bữa cơm cuối năm, tôi lại nhớ ba chảy nước mắt. Thèm lắm được gọi thêm một lần nữa “ba ơi, ăn cơm”.

Cuối năm, thèm được gọi 'ba ơi, ăn cơm'
Ba tôi bị bệnh và mất hồi đầu năm nay. Mấy tháng trước đó, ba còn khỏe mạnh lắm, đi chơi khắp làng trên xóm dưới, thi thoảng còn rủ chồng tôi làm bữa nhậu lai rai. Thế mà, một hôm trời mưa to, ba đi đón cháu về rồi đổ bệnh. Nằm nhà được hơn chục ngày, sức khỏe ba yếu dần rồi sang thế giới bên kia tìm mẹ. Thế là tôi mồ côi cả ba lẫn mẹ.
Sau ngày ba mất, tôi được chú bác kể cho nghe nhiều chuyện thú vị về ông, toàn là chuyện thường ngày thôi nhưng tôi vì bận bịu con cái nên chưa có dịp nào ngồi yên nghe ông kể trọn vẹn. Nào là chuyện ba nhặt được ví tiền, đi tìm tận nơi để trả cho người ta. Nào là chuyện đi đường bị đụng trúng nhưng ông không bắt lỗi người ta, còn nói đỡ giùm…
Cuoi nam, them duoc goi 'ba oi, an com'
Ảnh minh họa
Nghe những “sự tích” nho nhỏ về ba mà tôi thấy ba mình sao vĩ đại, bao dung quá. Vậy mà trước giờ thi thoảng tôi vẫn càm ràm ba làm mấy chuyện không đâu.
Các chú bác cũng kể cho tôi nghe về những năm tháng quá khứ anh hùng của ba, từ chuyện ba tôi tham gia cách mạng, rồi bị địch bắt nhưng kiên trung, không hé răng nửa lời về đồng đội, đến chuyện ba tôi ra Bắc gặp và yêu mẹ tôi, chờ suốt mấy ngày mấy đêm ngoài đầu xóm để được ông bà ngoại thương mà thuận tình cho ba mẹ tôi đến với nhau.
Hồi xưa, khi còn nhỏ, thi thoảng tôi cũng được nghe những mẩu chuyện về tình yêu của ba mẹ. Khi đó, tôi thường nổi quạu vì tưởng chú bác trêu chọc. Sao giờ nghe lại thấy bồi hồi, xúc động tới trào nước mắt. Con tôi ngồi bên khều tay mẹ, “chuyện về ông ngoại vui mà, sao mẹ lại khóc?”.
Tôi nhiều lần dự định sắp xếp công việc đưa ba quay lại miền Bắc, về thăm quê mẹ tôi. Giờ cũng không còn mấy người họ hàng bên ngoại sinh sống ở đó, nhưng ba tôi luôn có tâm nguyện được thấy lại những gì đã từng là kỷ niệm yêu thương với mẹ. Nhưng dòng đời cứ cuốn đi, mỗi lần thất hẹn tôi lại tìm lý do giải thích và ba cũng không hề trách cứ.
Quê mẹ ở xa thì đành vậy, nhưng quê ba ngay gần thành phố mà cũng họa hoằn lắm, tôi mới đưa ba về thăm được. Giờ nghĩ lại, tôi nhớ lần về quê ba gần nhất cũng phải cách ngày ba mất tới 8-9 tháng. Tôi thấy mình vô tâm quá, không lo lắng được chút gì cho ba. Vậy mà lúc trước đưa ba lên đây ở chung, tôi đã hứa với ba thật nhiều.
Gần chục năm nay, kể từ khi mẹ tôi rồi ba mẹ chồng tôi lần lượt ra đi, ba lên ở với vợ chồng tôi, trở thành người lớn tuổi nhất trong nhà. Mọi việc trong nhà, dù lớn hay nhỏ, chồng tôi cũng kêu để ba quyết định cuối cùng vì ba “lớn nhất”. Ngay cả bữa ăn cũng vậy, ai cũng phải đúng giờ tự động xuống nhà ăn cơm, riêng ba thì được các con lên mời.
Lần nào tới lượt, tôi cũng ra đứng ôm chân cầu thang gọi với lên “ba ơi, ăn cơm”, nghe tiếng ba “ơi” rồi nhưng tôi vẫn kêu “ba ơi, ăn cơm” thêm vài lượt nữa, cho tới khi thấy bóng ba đổ dài xuống cầu thang mới thôi. Ba xuống nhà mắng nhẹ “nghe rồi mà kêu hoài”, rồi lại cười xòa.
Tết sắp đến rồi, nhưng năm nay nhà tôi thiếu bóng hình ba, không còn đầy đủ cả nhà ngồi quây quần ăn bữa cơm cuối năm nữa. Tôi cũng không còn phải ra ôm chân cầu thang gọi với lên nhà trên nữa và cũng không nghe được tiếng ba từ trên vọng xuống, không được thấy dáng ba lòng còng xuống bậc cầu thang.
Con nhớ ba quá, ba ơi!
Độc giả Ánh Dương

Cô gái 19 tuổi cưới người đàn ông 43 tuổi, chịu bao đả kích từ thiên hạ và cái kết viên mãn khiến tất cả phải ghen tị

Đến với nhau bằng duyên thiện, song để có một đám cưới như các cô gái khác, chị Thêm phải chịu nhiều lời chê bai và khiêu khích từ thiên hạ.

Cô gái 19 tuổi cưới người đàn ông 43 tuổi, chịu bao đả kích từ thiên hạ và cái kết viên mãn khiến tất cả phải ghen tị

Mọi nẻo đường ở Long Xuyên (An Giang) thường xuất hiện hình ảnh 3 người: 2 lớn – 1 nhỏ đẩy chiếc xe bò chở ve chai, sắt vụn. Nhiều người cứ ngỡ đó là gia đình 3 thế hệ, gồm cha, con gái và cháu ngoại bởi có sự khác biệt rõ rệt về tuổi tác.

Song với người dân nơi này đã quá quen thuộc với cảnh đó và tường tỏ rõ câu chuyện về họ. Anh Lâm (39 tuổi) – làm nghề chạy xe ôm tại trung tâm thành phố Long Xuyên cho biết: “Họ không phải gia đình 3 thế hệ như nhiều người phỏng đoán. Họ là một cặp vợ chồng và bé trai kia là con út.

Hoàng Mèo bị chấn thương chân khi quay 'Tiểu thư và ba đầu gấu'

Hoàng Mèo bị chấn thương chân khi quay 'Tiểu thư và ba đầu gấu'

Chiều ngày 10/4 tại TP.HCM, ê-kíp làm phim 'Tiểu thư và ba đầu gấu' đã có buổi gặp gỡ báo chí để chính thức giới thiệu dự án tới đông đảo khán giả. Buổi họp báo có sự tham dự của nhiều sao Việt cũng như ê-kíp làm phim: Hứa Minh Đạt, Lê Nam, Tân Trề, Hoàng Mèo, Như Quỳnh, Đại Nam…

'Tiểu thư và ba đầu gấu' kể về cuộc sống của Hai Phúc (Hoàng Mèo), Ba Bun (Quách Ngọc Tuyên) và Tư Ngao (Tân Trề) - ba giang hồ sừng sỏ đã rửa tay gác kiếm để cùng nhau nuôi dạy Tiểu Thư – cô con gái của người đại ca đã chết. Cuộc sống giản đơn đó sẽ cứ trôi qua nếu Hai Phúc không phát hiện ra mình bị u não và Tiểu Thư không tống tiền một nhân vật máu mặt để có tiền chữa bệnh cho cha.

Thái Hòa mặc giản dị đi cinetour, 'sốc' khi có nhiều người đòi làm con

Thái Hòa mặc giản dị đi cinetour, 'sốc' khi có nhiều người đòi làm con

Mới đây, ê-kíp 'Con Nhót Mót Chồng' gồm: Thái Hòa, Thu Trang, Tiến Luật, Huỳnh Phương, Vinh Râu, Thái Vũ cùng đạo diễn Vũ Ngọc Đãng đã có buổi gặp gỡ và giao lưu thân mật cùng người xem có mặt tại rạp sau buổi công chiếu chính thức.

Nội dung chú thích ảnh

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.