Cưới 2 thiếu nữ trong vòng một tháng, chàng trai gây sốc

Quan chức địa phương nói rằng họ không thể ngăn chặn hai đám cưới này vì các cô gái đều đang mang thai.

Một thanh niên 18 tuổi ở West Lombok, tỉnh West Nusa Tenggara (Indonesia) được cho đã kết hôn với 2 cô gái vị thành niên trong vòng chưa đầy một tháng, trang Kumparan đưa tin.

Người đàn ông, được xác định tên ban đầu là R, đã kết hôn với người vợ đầu tiên, được xác định là F, vào ngày 17/9 và tiếp tục cưới một cô gái khác, được xác định là M, vào 19/10 vừa qua. Cả F và M đều mới 16 tuổi.

Những bức ảnh về hôn lễ của R và M được chia sẻ trên Facebook, đã lan truyền nhanh chóng và trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của cư dân mạng.

Các bức ảnh cho thấy chú rể ngồi giữa hai người vợ, tất cả đều mặc trang phục truyền thống. Họ đã tổ chức một lễ cưới truyền thống được dân địa phương gọi là nikah siri.

Cuoi 2 thieu nu trong vong mot thang, chang trai gay soc

Chàng trai 18 tuổi cưới hai cô gái 16 tuổi trong vòng một tháng.

Cha của R, Ayuni, nói rằng ông đã rất bất ngờ khi biết con trai mình quyết định kết hôn vì con ông vẫn đang là học sinh tại một trường trung học dạy nghề (SMK).

"Tôi đã rất sốc. Con tôi vẫn đang đi học. Kỳ thi Quốc gia sắp diễn ra", Ayuni nói.

R và M đã hẹn hò được 3 năm, trong khi R chỉ mới quen F thời gian gần đây. Sau khi R kết hôn với F, gia đình M đã về thăm nhà của R và đề nghị anh chàng hỏi cưới con gái mình.

Ayuni phàn nàn rằng gia đình ông đã phải chi 50 triệu IDR (3.400 USD) cho đám cưới của con trai. Trong khi đó, mẹ của R, Nurminah, hy vọng cuộc hôn nhân với hai người phụ nữ sẽ không cản trở con đường học hành của con trai.

Erni Suryana, thư ký của cơ quan Kế hoạch hóa Gia đình, Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em ở West Lombok, cho biết các quan chức địa phương không thể ngăn cản hai đám cưới này vì các cô gái đều đang mang thai.

"Ít nhất, đây là một lời cảnh báo cho tất cả các quan chức, chẳng hạn như trưởng làng, để họ đưa ra một hình phạt nghiêm khắc hơn, không tạo điều kiện cho nạn tảo hôn xảy ra", bà Erni nói.

Dù không nói rõ về những hình phạt đó có thể là gì, bà Erni cho biết văn phòng của mình sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và có thể chờ báo cáo chính thức để xử lý vụ việc, nếu có.

Nạn tảo hôn

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), từ lâu West Nusa Tenggara đã phải vật lộn với nạn tảo hôn. Hơn 31% phụ nữ ở độ tuổi 19-24 trong tỉnh đã kết hôn trước 18 tuổi.

Các nhà lập pháp đã sửa đổi Luật Hôn nhân và nâng độ tuổi tối thiểu kết hôn của phụ nữ từ 16 lên 19. Thế nhưng, các bậc phụ huynh vẫn được phép yêu cầu cơ quan chức năng "cấp phép" cho trẻ em chưa đủ tuổi kết hôn với lý do tín ngưỡng.

Cuoi 2 thieu nu trong vong mot thang, chang trai gay soc-Hinh-2

Hai thiếu niên bị ép cưới nhau sau 4 ngày hẹn hò.

Trong trường hợp không được pháp luật công nhận, hai bên gia đình sẽ tự tổ chức một lễ cưới truyền thống để đưa những đứa trẻ về chung sống với nhau như vợ chồng.

Tháng 9 vừa qua, vụ việc một nam sinh cấp 2 đã bị ép cưới một nữ sinh tiểu học sau 4 ngày hẹn hò tại làng Montong Praje, West Nusa Tenggara cũng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Hai học sinh này được cho đã vi phạm tập tục tại địa phương khi cả hai trở về nhà vào lúc 19h30 sau một buổi đi chơi. Theo phong tục, những cặp trai gái trở về nhà sau hoàng hôn sẽ buộc phải cưới nhau.

Dù cha mẹ nam sinh phản đối, một đám cưới truyền thống vẫn diễn ra và hai đứa trẻ vẫn về chung một nhà. Chính quyền địa phương cũng tỏ ra bất lực trước vụ việc.

"Họ nói đó là do phong tục. Nếu bạn đưa một cô gái về nhà muộn, bạn phải cưới cô ấy. Chúng tôi đã cố gắng ngăn chặn điều này và tách chúng ra. Tuy nhiên, cha mẹ của cô dâu khăng khăng họ phải kết hôn", Ehsan, trưởng làng Montong Praje, nói.

Cuoi 2 thieu nu trong vong mot thang, chang trai gay soc-Hinh-3

Các đôi tham gia một đám cưới tập thể do chính quyền thành phố Jakarta tổ chức vào tháng 12/2017. Ảnh: Reuters.

Câu chuyện về những cặp vợ chồng trẻ con tại Indonesia từng làm dấy lên tranh cãi trong công chúng, các học giả về tôn giáo, nhà hoạt động xã hội.

Lies Marcoes, một chuyên gia về giới và Hồi giáo học, nói: "Indonesia phải nhìn nhận cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này. Tảo hôn là sự cảnh báo của cái chết trong im lặng vì nó gắn liền với tỷ lệ chết sau sinh cao ở cả trẻ và mẹ".

Báo cáo về nạn tảo hôn đầu tiên của Indonesia thực hiện bởi UNICEF vào năm 2016 khẳng định tảo hôn là vi phạm nghiêm trọng quyền con người, bao gồm quyền đi học, quyền sức khỏe, quyền có thu nhập trong tương lai và quyền được đảm bảo an toàn.

Năm 2018, Tổng thống Indonesia Joko Widodo từng lên tiếng rằng chính phủ sẽ có kế hoạch đưa ra những quy định mới để chấm dứt nạn tảo hôn.

Trong hai năm qua, chính quyền và các tổ chức xã hội đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng Indonesia vẫn còn một chặng đường dài để đạt đến mục tiêu cuối cùng.

Cuộc sống đầy tủi cực của những “cô dâu 8 tuổi“

Xung đột, nghèo đói và các cuộc khủng hoảng nhân đạo được coi là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc hôn nhân sớm của những "cô dâu 8 tuổi". 

Cuoc song day tui cuc cua nhung “co dau 8 tuoi
 Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Save the Children, trung bình cứ mỗi bảy giây trên thế giới lại có 15 trẻ em chưa đến tuổi thành niên bị buộc phải kết hôn. Báo cáo này cũng cho biết rằng, ở Afghanistan, Yemen, Ấn Độ, Somalia và một số nước khác, những cô bé 10 tuổi bị buộc phải kết hôn với nam giới nhiều hơn tuổi của các em rất nhiều lần. Xung đột, nghèo đói và các cuộc khủng hoảng nhân đạo được coi là nguyên nhân chính của vấn nạn tảo hôn này.

Bộ mặt khủng khiếp của biến đổi khí hậu

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu cảnh báo, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đến năm 2100, khu vực Nam Á sẽ nóng tới mức mà con người không thể sinh sống.

Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau
 Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ngày 2/8 cảnh báo, nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn như hiện nay, đến năm 2100, Nam Á sẽ trở thành một nơi nóng đến mức mà con người không thể sinh sống. Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ảnh: Reuters.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-2
 Thời tiết khô và nóng do tác động của biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy rừng dữ dội ở California (Mỹ). Khoảng 10.500 lính cứu hỏa đã được điều động để dập tắt các đám cháy rừng ở California hồi năm 2015. Tuy nhiên, 1.400 ngôi nhà đã bị phá hủy. Ảnh: DPA.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-3
 Gấu trắng Bắc cực đã trở thành một "biểu tượng" của biến đổi khí hậu do môi trường sống của chúng bị đe dọa bởi tình trạng nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo, đến năm 2050, Bắc Cực có thể không có băng vào mùa hè. Ảnh: DPA.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-4
Trong ảnh là một ngôi nhà gỗ nhỏ trên đảo Spitzbergen ở Na Uy. Đây là nơi các nhà khoa học Pháp và Đức đang nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu và khí quyển ở vùng cực. Ảnh: DPA.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-5
Một chú dê ở sông băng Aletsch, địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. So với năm 1960, dòng sông này đã dài thêm khoảng 1 km. Ảnh: Reuters. 
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-6
 Ảnh chụp vùng Trung Luzon ở Philippines nhìn từ trên cao. Khu vực này đã bị ngập lụt hoàn toan do mưa bão. Nhiều người dân chết đuối và bị chôn vùi do lở đất, trong khi 500 nghìn người phải sơ tán. Được biết, Philippines thường phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm. Ảnh: DPA.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-7
 Ngân hàng Thế giới cảnh báo, nếu tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp diễn, sẽ có thêm 100 triệu người nữa bị đe dọa, đặc biệt là người dân nghèo ở các khu vực Châu Phi và Nam Á. Hạn hán và lũ lụt đe dọa mùa màng, dẫn đến nạn đói, bệnh tật và giá lương thực tăng cao. Ảnh: DPA.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-8
 Trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Hạn hán tác động đến kinh tế và vấn đề xã hội, chẳng hạn như khiến nạn tảo hôn gia tăng. Ảnh: DPA.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-9
 Biến đổi khí hậu buộc con người phải tìm kiếm năng lượng xanh bằng những cách mới. Tại vườn thú Hellabrunn ở Đức, chất thải của động vật được xử lý và biến thành điện năng. Khoảng 2.000 tấn chất thải sinh học cung cấp đủ điện năng cho 100 hộ gia đình. Ảnh: AP.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-10
Sông Rhine là tuyến đường thủy bận rộn nhất ở Châu Âu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến đường vận chuyển này. Ảnh: DPA.
Bo mat khung khiep cua bien doi khi hau-Hinh-11
 Do tình trạng nóng lên toàn cầu, nước biển ấm khiến các rạn san hô bị phai màu, chứ không còn giống như những đóa hoa nở rộ. Ảnh: Image.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.