Cuộc sống tẻ nhạt của các phi tần hậu cung nhà Thanh

Các phi tần của nhà Thanh cả ngày chỉ làm 4 việc, đó là những gì?

Cuộc sống tẻ nhạt của các phi tần hậu cung nhà Thanh

Thông qua phim ảnh, cuộc sống trong cung của các triều đại xưa đã được phác họa phần nào. Cuộc sống của con người trong cung phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm cũng như quy định nghiêm ngặt của các triều đại.

Triều đại nhà Đường có những quy định khác với triều đại nhà Thanh nên việc cuộc sống của con người trong cung cũng khác rất nhiều. Đặc biệt là các cung nữ, phi tần trong hậu cung. Nhà Thanh là triều đại nổi tiếng có nhiều quy định trong hậu cung nghiêm ngặt, gò bó với cả hoàng đế lẫn phi tần, giới quý tộc Mãn Thanh.

Thời nhà Đường, cuộc sống nơi hậu cung rất tự do. Các phi tần trong cung được thoải mái tụ tập đông đủ. Nếu hoàng đế tổ chức tiệc du xuân thì các vị quan, hậu cung có thể tất cả cùng đi. Nhưng hậu cung nhà Thanh thì ngược lại, bước vào cửa cung đã thấy 'sâu như biển'. Việc gặp người nhà cũng là một điều xa xỉ chứ đừng nói được tổ chức tiệc rượu.

Cuộc sống mặc dù rất xa hoa nhưng gò bó với nhiều quy định như vậy khiến cuộc sống của những phi tần trở nên rất tẻ nhạt. Công việc chính mà các phi tần trong hậu cung nhà Thanh làm hàng ngày chỉ xoay quanh 4 việc sau.

Cuoc song te nhat cua cac phi tan hau cung nha Thanh

Các vị phi tần thời nhà Thanh. Ảnh: Sohu

1. Thăm hỏi (thỉnh an)

Hậu cung của triều Thanh gồm tám bậc, làm chủ đứng đầu cai quản các cung là Hoàng hậu, dưới hoàng hậu là Hoàng quý phi và lần lượt là Quý phi, Phi, Tần, Quý nhân, Thường tại và Đáp ứng. Trong 8 cấp này thì trừ vị trí Đáp ứng là không quy định về số lượng người, còn các vị trí khác đều quy định số lượng người.

Cuoc song te nhat cua cac phi tan hau cung nha Thanh-Hinh-2

Thăm hỏi là việc hàng ngày của các phi tần. Ảnh: Sohu

Thông qua hệ thống phân cấp trong hậu cung, mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy, các phi tần cần phải đi thỉnh an, thăm hỏi Hoàng Thái hậu và Hoàng hậu.

2. Ăn uống

Sau khi thực hiện việc chào hỏi xong, các phi tần cung nữ sẽ về cung của mình để dùng bữa theo các khung giờ hoặc các sự kiện quy định.

Cuoc song te nhat cua cac phi tan hau cung nha Thanh-Hinh-3

Cảnh dùng bữa của các phi tần. Ảnh: Sohu

3. Chơi bài

Sau khi dùng bữa xong, các phi tần trong hậu cung có thể cùng nhau chơi trò tiêu khiển hoặc nghỉ ngơi.

Đánh bài là trò tiêu khiển phổ biến nhất của các phi tần, cung nữ. Một số phi tần thân thiết có thể ngồi chơi bài để giải trí. Việc ngồi chơi bài cũng thể hiện được vị thế của các phi tần.

Nếu phi tần nào không được sủng ái thì sẽ ngồi với người hầu bên cạnh. Ngược lại, những phi tần được sủng ái sẽ có những phi tần khác ngồi cùng phe. Những người khác không tham gia đánh bài có thể quay về cung, nơi ở của mình để chuẩn bị nhiệm vụ quan trong trước bữa tối, đó là lật thẻ bài thị tẩm.

4. Ngủ

Việc cuối cùng trong chuỗi sinh hoạt thường ngày của các phi tần của nhà Thanh là ngủ. Ngoài giờ nghỉ buổi trưa, tối là thời gian quan trọng. Nếu được hoàng đế lật thẻ bài thị tẩm thì các phi tần sẽ phải chuẩn bị kỹ càng theo các quy định.

Bởi vào thời nhà Minh, việc Hoàng đế Gia Tĩnh suýt nữa bị một cung nữ ám sát, nên việc chuẩn bị thị tẩm diễn ra khắt khe hơn. Cụ thể, bắt đầu từ thời Hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh, đã bắt đầu kiểm soát chặt chẽ thời gian của hoàng đế và các phi tần.

Đặc biệt, hoàng đế không được chọn phi tần mà thái giám sẽ viết tên các phi tần lên thẻ bài rồi để hoàng đế chọn. Vị phi tần nào được lật thẻ bài thì hoàng đế sẽ dùng bữa tối và thị tẩm với người đó. Còn những phi tần được chọn cũng sẽ phải chuẩn bị để hầu hạ hoàng đế.

Cuoc song te nhat cua cac phi tan hau cung nha Thanh-Hinh-4

Được hoàng đế lật thẻ thị tẩm là điều mong ước của tất cả các phi tần. Ảnh: Sohu

Đối với những phi tần trong hậu cung, được thị tẩm là một việc hết sức quan trọng. Đây chính là chìa khóa thay đổi số phận của họ. Mặc dù thời gian được hầu hạ hoàng đế có thể rất ngắn nhưng khi được chọn thị tẩm thì sẽ có cơ hội mang thai con của hoàng đế. Điều này cũng giúp họ được sủng ái, đặc biệt nếu sinh được con thì sẽ giúp cho vị trí của bản thân và gia tộc trở nên vững chắc, được hưởng nhiều bổng lộc.

Nhìn chung, có thể thấy được cuộc sống hậu cung của phi tần, cung nữ nhà Thanh hết sức nhàm chán. Tuy nhiên, nó vẫn có những khác biệt và đặc trưng riêng so với sinh hoạt hậu cung của các triều đại khác. Mặc dù có cuộc sống nhàm chán nhưng được tiến cung là niềm mơ ước của biết bao nhiêu cô gái thời xưa.

Vì sao quan lại nhà Thanh luôn đeo chuỗi vòng dài trước ngực?

Dưới thời phong kiến, nhiều quan nhà Thanh luôn đeo một chuỗi vòng dài. Chúng được gọi là "triều châu". Ý nghĩa, mục đích sử dụng của chuỗi vòng gây tò mò lớn.

Vì sao quan lại nhà Thanh luôn đeo chuỗi vòng dài trước ngực?
Vi sao quan lai nha Thanh luon deo chuoi vong dai truoc nguc?
Trong nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc, khán giả ấn tượng với hình ảnh nhiều vị quan nhà Thanh đeo trên cổ một chuỗi vòng dài. Nó có hình dáng khá giống tràng hạt của các tăng ni, Phật tử đeo. 

Bức ảnh chân thực của Từ Hi: Hiện được bảo tàng Mỹ lưu giữ

Sự ra đời của máy ảnh đã giúp cho người ở hiện đại có thể tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của người thời xưa.

Bức ảnh chân thực của Từ Hi: Hiện được bảo tàng Mỹ lưu giữ

Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người. Những câu chuyện của họ ít nhiều đều được ghi chép trong sách sử, nhưng do khoảng cách thời gian quá lâu, thêm vào đó là khoa học kỹ thuật cũng có hạn, hầu như họ đều không để lại những bức họa hay ảnh quan trọng. Mọi người thường thông qua tranh để nhận diện người cổ đại nhưng do họa sĩ thời cổ đại không dám đắc tội với người quyền quý, cũng không dám vẽ hình ảnh của họ quá xấu xí nên rất nhiều bức họa đều không có giá trị tham khảo lớn, chúng ta chỉ có thể thông qua những văn hiến lịch sử để tìm hiểu về ngoại hình của người xưa.

Nhìn yêu sách của Từ Hi Thái hậu khi đi tàu hoả: Chẳng trách nhà Thanh sụp đổ

Danh sách các "yêu sách" của Từ Hi khiến hậu thế phải bật cười vì sự cổ hủ nhưng vô cùng chuyên quyền của kẻ thống trị Đại Thanh vào thời kì cuối này!

Nhìn yêu sách của Từ Hi Thái hậu khi đi tàu hoả: Chẳng trách nhà Thanh sụp đổ
Chỉ Từ Hi Thái hậu mới nghĩ ra: Để sức ngựa thay đầu tàu!

Vào thời kì cuối của triều đại nhà Thanh (Trung Quốc), nhân vật nắm quyền lực thật sự không phải là đương kim hoàng đế Quang Tự mà là Từ Hi thái hậu. Với tầm nhìn hạn hẹp, cuộc sống lại xa hoa hoang phí, rất nhiều người cho rằng Từ Hi thái hậu là nguyên nhân khiến cho triều đình nhà Thanh trở lên mục nát.

Đọc nhiều nhất

Tin mới