Cuộc sống nhiều người mơ ước của "chú lùn" 25kg

Sự nỗ lực không ngừng khiến "chú lùn" Nguyễn Văn Thu có cuộc sống trọn vẹn như ngày hôm nay.

Cách đây 3 năm, đến xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội hỏi nhà anh Thu "chú lùn", chúng tôi được người dân địa phương chỉ dẫn tận tình. Đặc biệt, người dân nơi đây còn đặt cho anh biệt danh trìu mến là “chú lùn ảo thuật”. Ngày đó, cả gia đình anh Thu sống trong ngôi nhà cấp 4 nhỏ đã được xây dựng từ lâu. Vào thời gian ấy, vợ anh đang mang bầu.
Ngày gặp lại, cuộc sống của anh đã có những “bước ngoặt” mới. “Tôi giờ là bố của 2 con thơ rồi. Cuộc sống vẫn đầy rẫy những vất vả nhưng cũng thật nhiều niềm vui”, anh Thu vui vẻ cho biết.
Anh Thu bảo rằng, mình là người hạnh phúc bởi bản thân không lành lặn nhưng vẫn có một gia đình ấm êm. Hơn nữa, anh còn mở cửa hàng sửa chữa điện thoại sau một thời gian học nghề. Một niềm vui nữa, “Sau bao nhiêu năm đi làm, tiết kiệm, tôi cũng xây được nhà”, anh Thu nói.
Nói thì như vậy, nhưng để có được cuộc sống như ngày hôm nay, anh Thu trải qua một hành trình đầy gian nan. Chỉ 3 tháng sau ngày lọt lòng mẹ, cơ thể anh Thu bắt đầu có những chuyển biến khác thường, đầu to hơn thân, hai tay teo tóp và èo uột ra phía sau như không có xương.
Anh Thu giờ là bố của 2 con thơ xinh xắn, khỏe mạnh (ành gia đình cung cấp)
Anh Thu giờ là bố của 2 con thơ xinh xắn, khỏe mạnh (ành gia đình cung cấp) 
Cha anh trước đây tham gia chiến đấu ở Khe Sanh (Quảng Trị) rồi sang cả chiến trường Lào. Mẹ anh cũng từng là thanh niên xung phong trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Có lẽ, một trong hai người đã nhiễm chất độc da cam nên bản thân anh Thu bị ảnh hưởng.
Tuổi thơ của anh gắn liền với thuốc men và bệnh viện. 10 tuổi, anh đi được những bước đi đầu đời. Cơ thể bé còi nhưng đầu óc anh lại thông thái. Như bao bạn bè cùng trang lứa, anh Thu vẫn đến trường theo đuổi chữ nghĩa.
Thu bị bạn bè trêu chọc về thân hình thấp còi, dáng đi khập khiễng. Anh suy nghĩ và quyết định tìm đến 1 vùng đất mới, mong muốn thay đổi cuộc đời. Không còn nhớ chính xác, anh chỉ biết khi bắt xe đến Sài Gòn là đang học sinh lớp 9. Ngày đó, trong túi anh Thu chỉ có 200 nghìn đồng tiền tiết kiệm từ khoản trợ cấp cho người khuyết tật.
Những ngày đầu đến Sài Gòn, đêm đêm anh ngủ ở công viên, có những ngày không ăn gì vì hết tiền. Như một cơ duyên, anh gia nhập đoàn nghệ thuật của những mảnh đời kém may mắn và học biểu diễn ảo thuật. Công việc đó đã gắn bó với anh suốt 3 năm trời.
Sự nỗ lực không ngừng khiến chú lùn Nguyễn Văn Thu có cuộc sống trọn vẹn như ngày hôm nay (ảnh gia đình cung cấp)
Sự nỗ lực không ngừng khiến chú lùn Nguyễn Văn Thu có cuộc sống trọn vẹn như ngày hôm nay (ảnh gia đình cung cấp) 
Anh Thu luôn nghĩ mình sẽ trở về quê hương. Anh nhớ bố, mẹ và những người thân yêu của mình. Năm 2003, Thu lại khăn gói trở về Hà Nội rồi xin gia nhập đoàn nghệ thuật của Trung tâm nhân đạo Xuân Mai.
Bước qua tuổi 20, những người cùng trang lứa cũng bắt đầu xây dựng gia đình, bản thân anh chưa bao giờ dám mơ tưởng đến việc có vợ con như bao người đàn ông khác vì anh nghĩ ít ai dũng cảm để gắn bó với mình. Hơn hết, anh chỉ chú tâm vào công việc. Trưởng thành, anh Thu cao 70cm, nặng 25kg.
Tình cờ, anh quen với chị Nguyễn Thị Ngọc Mai, khi đó cũng là thành viên chủ chốt của đoàn. Chị cao 1m65, da trắng, xinh đẹp như một bông hoa, bị câm điếc bẩm sinh và kém anh Thu 10 tuổi. Mới đầu, họ trò chuyện như những người anh em. Sau này, càng tiếp xúc cả 2 càng mến nhau hơn. Tình yêu của họ đến thuận tự nhiên như vậy.
Tình cảm của cặp đôi này không có gì khác lạ so với các đôi trai gái bình thường. Tình yêu của họ có sự quan tâm chân thành xuất phát từ trái tim hai phía. Trước tiết mục biểu diễn của anh Thu, Mai lúc nào cũng tỉ mẩn chuẩn bị cho anh trang phục, đồ đạc thiết yếu.
Dũng cảm để nghĩ về một tương lai xa hơn, anh Thu dẫn Mai về ra mắt gia đình. Ngày chị Mai đưa anh Thu về nhà, bố mẹ chị ra sức ngăn cản bởi sợ chị lấy anh không có tương lai nhưng tất cả chẳng thể ngăn nổi tình cảm từ tận đáy lòng của đôi bạn trẻ. Suốt 2 năm trời kiên nhẫn thuyết phục, gia đình chị Mai cũng đồng ý cho hai người tiến đến hôn nhân.
Nhớ lại những ngày tháng vất vả, khó khăn ấy, anh không thể tin mình lại được như ngày hôm nay, có một gia đình hạnh phúc với 2 đứa con khỏe mạnh, xinh xắn, xây được nhà 3 tầng tiện nghi đầy đủ và hằng ngày vẫn miệt mài với công việc sửa chữa điện tử. Trước đây, anh đi biểu diễn ảo thuật cho các hội từ thiện. Vừa rồi, anh mới đi học sửa chữa đồ điện tử rồi mở cửa hàng tại nhà.
Với niềm say mê học tập, giàu ý chí, nghị lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm, anh Thu đã truyền cảm hứng cho nhiều người khuyết tật khác lập nghiệp, khởi nghiệp ổn định cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm tật nguyền, hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, anh Thu còn dạy nghề sữa chữa điện thoại miễn phí cho nhiều thanh niên trong làng.
Có lẽ, với những người khỏe mạnh, lành lặn thì cuộc sống hiện tại của anh Thu là điều bình thường nhưng với người đàn ông ấy, đó là một hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ.

Gia đình 4 đời chưa ai cao quá 1,3 mét

Cả bốn đời nay gia đình này chưa có ai cao quá 1,3 mét. Với họ, để tìm được công việc làm hợp với sức vóc của mình chẳng dễ dàng gì.

Nếu ai có dịp ghé vào ngôi nhà tý hon của gia đình những “chú lùn” sẽ thấy mọi vật dụng trong gia đình cũng nhỏ nhắn như chủ nhân của nó. Cuộc sống mưu sinh của các “chú lùn” chẳng hề đẹp như trong chuyện cổ tích.

Cuộc đời những “chú lùn” không đẹp như cổ tích

Sớm tinh mơ, gia đình “chú lùn” ở thôn Bà Rén (xã Xuế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam) gồm người cha Lưu Qươn (82 tuổi) và các con Lưu Trịn, Lưu Tám, Lưu Thị Hoa cùng cao gần 1,3m rời ngôi nhà nhỏ, trên vai họ quẩy những đôi quang gánh tý hon.

Cạnh những “chú lùn” là người mẹ “khổng lồ” Phạm Thị Điểm (83 tuổi) cao 1,50m với đôi sọt tre đi phía sau. Họ lao động ở  “vườn cổ tích” - chợ Bà Rén mấy chục năm qua.
Gia đình tí hon trong ngôi nhà của mình.
Gia đình tí hon trong ngôi nhà của mình.
Đến chợ, người con trai thứ 4 Lưu Tám tách ra khỏi nhóm cùng chiếc xe kéo ọp ẹp cao quá người rảo quanh những cửa hàng vật liệu để xem ai mướn chở gì làm nấy.

3 thành viên Lưu Qươn, Lưu Trịn và Lưu Thị Hoa tản ra mọi ngõ ngách của chợ để quét dọn rác hoặc gánh nước bán. Riêng bà Điểm - người “khổng lồ” của cả nhà có nhiệm vụ theo sát chiếc xe chở rác, bởi chỉ bà mới đủ chiều cao để đổ rác lên xe.

Buổi sáng, chợ tấp nập cá tôm từ khắp nơi đổ về. Những “chú lùn” hì hục gánh nước từ cái giếng giữa chợ bán lại cho chủ buôn rửa cá. Dù tý hon, nhưng thời trai trẻ ông Qươn cũng tự hào đèo được 20-30 thùng nước mỗi ngày.

Thời đó, mỗi thùng nước giá 2 hào, và bây giờ là 500đ/thùng. Thương cảnh gia đình tý hon, xã Quế Xuân 1 ưu ái dành cho ông suất đi thu tiền thuế chợ sau buổi gánh nước để lấy “đồng ra đồng vào”. Vậy là cộng cả tiền quét rác, trợ cấp thu thuế hằng tháng, gia đình của những “chú lùn” có 300.000đ.

Được biết, ông  Lưu Qươn lúc ngoài 20 tuổi nhưng chỉ cao bằng mấy đứa trẻ con trong xóm. Ông đem lòng yêu cô Điểm ở gần nhà cao hơn mình một cái đầu. Lễ cưới hôm trước, hôm sau hai vợ chồng lại tiếp tục với công việc quét rác, gánh nước thuê ở chợ Bà Rén.

Mới ngày nào vậy mà đã hơn nửa đời người ông gắn bó với cái chợ này. 11 đứa con đứa còn, đứa mất cũng gắn liền với chợ. Rồi vì bệnh tật, nghèo đói, chiến tranh nên chỉ còn lại 4 trai, một gái…

Người con nuôi tên là Lưu Thị Mười có sức vóc nhất nhà đảm đương hết công việc nặng nhọc ở chợ như gánh nước, kéo rác mãi cho tới khi lấy chồng mới thôi. Riêng người con cả Lưu Ngoạn không theo nghiệp chợ búa của ông bà mà chuyển sang nghề thợ đụng. Còn người con thứ 5 tên Lưu Hai thì bỏ nhà biệt xứ đi bán vé số ở Đà Lạt.

Với họ, để tìm được công việc làm hợp với sức vóc của mình chẳng dễ dàng gì. Có lần, những “chú lùn” cũng vào thị trấn để xin việc giữ xe hay làm phụ hồ. Nhưng người ta mới nhìn thấy hình dạng đó đã vội xua tay đuổi đi. Có người còn ác ý đùa: “Người vậy đứng mới đến bánh xe sao giữ xe được”.

Ước nguyện suốt 4 đời

Trong ngôi nhà nhỏ của họ ở xóm Bà Rén, những vật dụng cũng vừa vặn với chiều cao của chủ. Chúng tôi phải khom người lại mới chui lọt qua cánh cửa tý hon. Chủ nhà mời khách ngồi trên chiếc ghế mà thoạt nhìn giống ghế của những học sinh cấp 2.

Trong nhà có 5 chiếc giường thấp lè tè, bề bộn nằm ở những ngóc ngách của ngôi nhà rách nát. Chiếc ghế gỗ ọp ẹp, đặt bên chiếc bàn tý hon. Ngay chiếc giếng khơi mà bà con lối xóm gom góp xây dựng cho gia đình họ cũng nhỏ nhắn không kém.

Ngôi nhà tý hon này là mái ấm của mấy thế hệ chú lùn. Bắt đầu từ ông Lưu Luyến (cha của ông Lưu Qươn) khi đó cũng chỉ cao 1,15m đến thế hệ con của Lưu Qươn và hai cháu nội cũng vẫn hưởng cái gen lùn di truyền suốt 4 đời.

“Tui chẳng biết trời phạt thế nào mà từ cha tui đến đời cháu chắt chân cẳng đều bị vòng kiềng, người thì thấp một đoạn. Trước khi cha tui nhắm mắt xuôi tay, ông còn nhắn nhủ tui gắng lấy được vợ cao hơn mình mà cải thiện nòi giống cho dòng họ”, ông Qươn buồn bã.

Khi con cái của ông đến tuổi cập kè, mỗi lần chúng đi chơi ông bà đều căn dặn: “Chọn đứa mô cao hơn mình mà lấy”. “Mở màn” cho cuộc “cải tạo nòi giống” là người con cả Lưu Ngoạn lấy cô vợ cao hơn 1,6m.

Chị Bích sinh hạ liền 6 người con nhưng 2 đứa Lưu Thị Phương (12 tuổi) và Lưu Thị Biểu (24 tuổi) lại mang gen của anh Ngoạn với chiều cao rất khiêm tốn. Nhìn hai đứa cháu nội nhỏ tý, ông Qươn than: “Đến đời thứ 4 rồi mà dòng họ nhà tui vẫn khổ như thế đấy”.

Hiện nay, người con út Lưu Thị Hoa (32 tuổi) vẫn đơn chiếc lẳng lặng đi về như một cái bóng. Cả ngày quần quật với rác rưởi ở chợ, đêm về chị lại gặm nhấm tuổi thanh xuân của mình trong một góc nhà.

Thương đứa con gái lỡ thì, ông Qươn đóng một cái giường nhỏ xinh, giăng cả rèm và tủ kính để làm vui lòng con. Hoa tâm sự: “Người mình như thế này cũng chẳng muốn làm khổ ai cả. Đành cứ vậy mà sống thôi.

(Theo Người Đưa Tin)
[links()]

Đời không như cổ tích của gia đình... lùn nhất Việt Nam

Họ là những người rất đặc biệt vì được sinh ra trong một gia đình được mệnh danh lùn nhất Việt Nam ở tỉnh Quảng Nam.

Mọi thứ trong nhà của họ đều nho nhỏ, thấp thấp như cổ tích. Và họ nghèo, nghèo đến nỗi trải qua 4 thế hệ những chú lùn vẫn khát khao cháy bỏng “cải tạo” nòi giống để vươn lên trong cuộc sống…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.