Cuộc sống của người dân Trung Quốc cuối thời nhà Thanh qua loạt ảnh hiếm
Cuộc sống của người dân Trung Quốc cuối thời nhà Thanh qia các bức ảnh cũ giúp công chúng có góc nhìn chân thực về một giai đoạn lịch sử đã qua.
Tâm Anh (theo RHP)
Tổng thống Mỹ Ulysses S Grant có cuộc gặp với Lý Hồng Chương - đại thần của nhà Thanh tại Thiên Tân vào năm 1879. Các quan chức cấp cao của 2 nước gặp mặt để thảo luận về việc phát triển và mở rộng các hoạt động thương mại. Đây là một trong số những bức ảnh quý được chụp vào cuối thời nhà Thanh.
Nam giới cuối thời nhà Thanh vẫn để tóc đuôi sam truyền thống. Ở phía sau là những người phương Tây phần nào cho thấy đất nước Trung Quốc ngày càng có nhiều người nước ngoài tới sinh sống và làm việc.
Những người chăn lạc đà dừng chân nghỉ ngơi.
Những cỗ xe ngựa kéo chở hàng được binh sĩ hộ tống qua cổng thành ở Bắc Kinh.
Một nhóm trẻ em xếp thành hình đầu rồng và tạo dáng trước ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ Carlton H Graves.
Vẻ đẹp của những giai nhân sống trong hoàng cung vào cuối thời nhà Thanh.
Thiếu nữ Trung Quốc mặc trang phục truyền thống và để lộ đôi chân nhỏ. Dưới thời phong kiến, phụ nữ thường thực hiện tập tục bó chân để có "gót sen 3 tấc". Đôi chân nhỏ được coi là chuẩn mực của cái đẹp, giúp họ tìm được một người chồng tốt.
Hai thiếu nữ sống trong giai đoạn cuối thời nhà Thanh biểu diễn âm nhạc.
Những người công nhân làm việc tại một mỏ than ở vùng đồi núi Trung Quốc.
Đây là kiệu hoa của tân nương trong ngày cưới. Kiệu hoa này không hề xa hoa, lộng lâyx như trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc.
Mời độc giả xem video: Các cặp đôi Trung Quốc chi mạnh cho các bộ ảnh cưới chụp trong nhà. Nguồn: VTV24.
Nhan sắc thật của tân nương thời nhà Thanh có đẹp như trong phim?
Liệu nhan sắc tân nương nhà Thanh có xinh đẹp, rực rỡ cùng trang sức hoa lệ, đầu đội mũ phượng gắn đầy châu báu như những bộ phim truyền hình hay không?
Cuối triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đã mở rộng cửa giao lưu với nước ngoài nên Hoàng tộc triều Thanh cũng được tiếp cận với máy ảnh. Nhờ vậy những hình ảnh chân thực nhất cuộc sống của người dân thời đại này đã được lưu lại.
Long bào quyền quý của hoàng đế không giặt nước vì sao?
Dưới thời phong kiến, long bào của hoàng đế nhà Thanh tượng trưng cho quyền lực chí tôn. Theo đó, chỉ duy nhất nhà vua được mặc. Việc may long bào vô cùng cầu kỳ, phức tạp.
Long bào là trang phục đặc biệt dành riêng cho hoàng đế, thể hiện quyền uy của hoàng đế nhà Thanh. Dưới thời phong kiến, nhà vua thường mặc long bào khi thượng triều và tham gia đại điển (lễ lớn) hàng năm.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.