Cuộc sống của “dị nhân” trần truồng ở bãi giữa sông Hồng

Không lao động, cạo trọc đầu, người đàn ông được gọi là dị nhân này còn ngày ngày trần truồng, cho rằng đó…là sự “giải thoát”.

Gần đây, thông tin về "gia đình nguyên thủy” ở bãi giữa Sông Hồng (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) gây sự hiếu kỳ cho nhiều người, nhất là khi biết tin dị nhân thản nhiên trần truồng bất kể trong nhà hay bên ngoài.
PV có cuộc trò chuyện với anh Nguyễn Tuấn Nghĩa – người đàn ông trong gia đình “kỳ dị” với thói quen để đầu trọc và nói không với quần áo.
Sinh năm 1974, người đàn ông 42 tuổi hiện đang sống cùng vợ và con gái trong mái nhà tre ở bãi giữa sông Hồng. Họ chuyển về đây gần 1 năm nay. Được biết, đây là một người đàn ông có nhiều điều “quái dị”. Con gái anh, bé Đức Hạnh mới 7 tuổi, làn da rám nắng vì cũng cởi trần suốt ngày.
Cuoc song cua di nhan tran truong o bai giua song Hong
Hai bố con "gia đình trọc đầu". 
“Quần áo là bệnh của con người để giả vờ khác con khỉ” (?)
Trò chuyện với chúng tôi, người đàn ông này khá thân thiện và hoạt ngôn. Hỏi “vì sao anh lại thích trần truồng", anh nói thẳng: “Nóng thì cởi ra cho thoải mái hơn chứ không phải là mất lịch sự. Sướng nhất ở đời là bỏ quần áo ra! Mặc quần áo là cái bệnh của con người giả vờ để khác con khỉ, để che đi cái dâm dục mà thôi. Bỏ cái xác trần trụi ra thì kẻ đẹp, kẻ xấu cũng chỉ đến thế mà thôi, quần áo không giá trị bằng tinh thần ta đến ở vị trí nào, không cần vỏ bọc, danh xưng hay đạo đức giả mà hãy sống chân thật!”.
“Đừng nghĩ là tất cả những người cởi truồng như tôi là thấp kém, có những người đã làm Thánh, đó là thiện! Tôi theo nghiên cứu đạo Phật, dù chúng tôi có bỏ quần áo ra nhưng về mặt đạo đức – chúng tôi chẳng thua người mang quần áo. Đừng soi vào cái gọi là “trần truồng” để đánh giá mà cho rằng chúng tôi thấp kém”.
Được biết, người đàn ông này đã có 5 đời vợ. Năm 2006, anh gặp chị Lê Thị Mùi (một người đàn bà đã qua 2 đời chồng và có 3 con riêng). Trước khi đến với chị Mùi, 4 câu chuyện vợ - chồng của anh đều tan vỡ, có người chính thức là vợ nhưng có người chỉ đơn giản là về ở với nhau.
Với chị Mùi, trước đây do anh vô tình gặp và thương cảm số phận của người đàn bà lận đận nên đã dẫn về nuôi rồi ăn ở với nhau. Không giấy đăng ký kết hôn, không đám cưới và duyên phận của họ cũng không được gia đình chấp thuận.
Chị Mùi gốc gắn bó với việc nhặt rác kiếm sống, từng mắc chứng bệnh tâm thần nhẹ và sau khi về nhà anh Nghĩa không lâu thì “dở chứng” hay trần truồng nên bị mẹ chồng ghét bỏ.
Chia sẻ với tình cảm với vợ, anh nói: “Lúc ấy, tôi chỉ là theo tư tưởng yêu thương người và hóa giải cho những cảnh đời khó khăn. Thương là chủ yếu chứ nếu là yêu thì có khi lại bỏ nhau từ lâu!”.
Bỏ chung cư ra bãi sông ở
Thật ra, anh Nghĩa là người có tấm lòng rất thiện, từng giúp đỡ nhiều người khốn khó. Quê gốc ở Mỹ Đức nhưng gia đình đã lập nghiệp ở trung tâm Hà Nội từ lâu, nhà trên phố Hàng Ngang. Bố, mẹ anh Nghĩa đều từng là viên chức đàng hoàng.
Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, anh hoàn toàn bình thường, nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi năm anh 21 tuổi.
Anh cho hay, trong quá khứ của mình không có biến cố nào quá lớn, duy có lần bị ngã từ tàu điện (năm 10 tuổi) và có ảnh hưởng đến não. Đến năm 21 tuổi, bỗng dưng anh “nổi hứng” đến với Phật, bắt đầu tìm hiểu và sống theo những lý tưởng của Phật giáo.
Sau khi kết duyên với chị Mùi và có con, gia đình anh sống ở chung cư nhỏ (do mẹ mua cho) tại Văn Quán (Hà Đông). Khi đó, ngày ngày, người ta thấy “gia đình đầu trọc” đạp xe ra sông Hồng tắm và hóng gió đến tận đêm muộn mới về.
Thế rồi, vì chung cư ở xa, vì không thích sống trong ngôi nhà tù túng, vì muốn hòa mình vào thiên nhiên để “tận hưởng cảm giác khoái lạc” (theo lời anh nói), anh bán nhà và cả gia đình kéo nhau ra sông Hồng sống!
“Ra đây, thiên nhiên rộng lớn nên tinh thần khỏe mạnh và mở mang khoái lạc. Tôi cảm như mình sướng nhất quả đất, không như cái “tổ” ở nhà”.
Sinh con gái ra, anh đặt tên là Nguyễn Đức Hạnh với mong mỏi đứa trẻ lớn lên sẽ có tâm, đức, hiếu và được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng, anh lại không thích cho con đi học mà chỉ để Hạnh ở nhà học thiền, nghe chuyện Phật và học cách “sống với thiên nhiên” như mình!
Ngày ngày, ngoài đọc sách Phật, anh ra bãi “tắm tiên” để tắm và trò chuyện cùng bạn bè. Vì cách nói chuyện thân thiện, dễ mến, anh được khá nhiều người quý. Ngoài ra, anh cũng nuôi vài con vật để làm thú vui, thỉnh thoảng đi hái chuối dại và về thăm mẹ già.
Một người bán nước dưới gầm cầu Thăng Long cho biết:“Cô Mùi thỉnh thoảng có đi chợ nhưng chú ấy thì ít lên lắm. Trước đây, cô vợ cứ “tồng ngồng” lên tận cầu cơ nhưng giờ thì đỡ rồi, không thấy cởi truồng lên đây nữa”.
Nóng thì nhảy xuống sông, ăn – ngủ cũng tùy tiện chứ không cần theo giờ giấc… Những hành động “điên rồ” nhưng với họ lại là thú vui. Nhưng, liệu có nên như vậy?
Vì hướng theo đạo Phật, cả gia đình cạo trọc đầu, ăn uống thanh đạm và cũng bảo nhau không sát sinh. Chị Mùi lúc mặc, lúc lại cởi truồng, còn anh Nghĩa thì “cố định” 24/24. Và cô con gái, thích được đi chơi nhiều, thích đi học và rất lém lỉnh nhưng đến nay chỉ biết viết tên mình.
>>> Mời quý độc giả xem video Cô gái bị mắc chứng bệnh lạ (nguồn Youtube):

Kinh ngạc chém dứa, bổ dưa trên bụng ''dị nhân'' Thái Bình

(Kiến Thức) - Những người đứng xem tiết mục chém dứa, bổ dưa trên bụng ''dị nhân'' Thái Bình Lê Xuân Biên cứ đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Sau 6 năm kiên trì, ''dị nhân'' Thái Bình Lê Xuân Biên (Thụy Dương, Thái Thụy, Thái Bình) đã luyện được thân mình cứng hơn sắt thép. Anh có thể cho các võ sư khác để dứa, dưa trên bụng mình mà chém.
Người ngoài bị thương, trong cuộc không sợ chết

Dị nhân Ba Vì ăn khỏe, làm khỏe, "truyền nhân Thánh Gióng"

Dị nhân Ba Vì kể rằng, năm 10 tuổi ông đã có thể ăn hết 10 bát cơm mà vẫn còn đói...

Về đất Đồng Thái, Ba Vì hỏi ông Lự làng Tăng Cấu thì ai cũng biết bởi ông nổi tiếng ăn nhiều và làm cũng khỏe. Khi biết chúng tôi tìm đến nhà ông Lự, một người dân gần đó nói vui: "Ông ấy được mệnh danh là Thánh Gióng đấy. Ông Lự ăn khỏe lắm, mỗi bữa ông ấy ăn thì bằng cả suất của 4 đến 5 người ăn cơ. Không chỉ có thế, ông ấy làm gì cũng khỏe, thanh niên trong làng còn thua xa, nhà có bao nhiêu ruộng, vườn, ao... một mình ông ấy làm tất, mà chỉ “loáng” cái đã xong rồi”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới