Cuộc sống của 5 ngôi làng hẻo lánh nhất Tây Tạng

Có lẽ nhiều người rất tò mò không biết những nơi hẻo lánh nhất Trung Quốc, cuộc sống của người dân sẽ như thế nào.

Cuộc sống của 5 ngôi làng hẻo lánh nhất Tây Tạng

Vùng nông thôn ở Tây Tạng, Trung Quốc là nơi có rất nhiều cảnh đẹp nguyên sơ. Nơi đây nổi tiếng với những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng hay những hồ nước tinh khiết, cùng không khí trong lành, nên được nhiều người ví như thiên đường trên Trái đất. Trong số đó phải kể đến 5 ngôi làng hẻo lánh nhất nhưng lại mang một vẻ đẹp hiếm có.

Làng Majiang (Ma Giang)

Để đến được làng Majiang thuộc quận Lhasanimu, Tây Tạng, bạn phải di chuyển 1,5 tiếngđường thủyvà băng qua nhiều cung đường núi hiểm trở.

Làng này nằm ở độ cao 4.000m so với mực nước biển, xung quanh là đồng cỏ rộng lớn và những ngọn núi phủ tuyết trắng xóa. Vào mùa hè, đồng cỏ xanh là nơi mà người Tây Tạng yêu thích nhất, họ thường thả gia súc khắp nơi và nằm trên đỉnh đồi nắm trời xanh mây trắng.

Người dân nơi đây vẫn sống cuộc sống nguyên thủy, mặc áo choàng bằng da cừu, đội mũ phớt, sử dụng lông bò yak để may mặc.

Thông thường, cuối tháng 9 sẽ diễn ra lễ hội đua ngựa. Nhiều gia đình sẽ dựng lều trên đồng cỏ, người dân ăn mặc rất lộng lẫy. Những con ngựa chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng rất hậu hĩnh. Sau đó, khi lễ hội kết thúc, mọi người trở về lều và nấu thịt cừu, uống rượu vui vẻ.

Làng Douyu (Đấu Ngư)

Làng này nằm ở huyện Long Tử, Tây Tạng, ở độ cao 3.200m so với mực nước biển, người dân thuộc tộc Louba. Louba là một trong những nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Điều kiện sống ở đây tương đối tốt, mọi người sống hòa thuận với nhau.

Làng Douyu nằm sâu trong một hẻm núi, 2 bên là vách đá cao và dựng đứng, phía sau có một con sông. Vì sống trong một nơi vừa có núi vừa có sông nên cuộc sống người dân ở đây khá tốt, họ chủ yếu săn bắt, đánh cá, trang phục chủ yếu là lông thú rừng, lúc nào trên lưng cũng đeo dao và cung tên.

Làng Lapu (Lạp Phổ)

Làng Lapu nằm ở quận Nyalam, Tây Tạng, cao hơn mực nước biển 4.500m, bên cạnh một hồ nước trong vắt và khí hậu ở đây rất lạnh.

Nhìn ngôi làng phản bóng xuống mặt hồ trong vắt, vắng lặng, xa xa có núi tuyết, quanh năm tuy lạnh nhưng vẫn nắng nhiều, phong cảnh rất đẹp.

Làng Ore (Khoáng Thạch)

Làng Ore nằm ở quận Nyalam, Tây Tạng, cao 4.500 mét so với mực nước biển, là ngôi làng gần nhất với đỉnh Shishapangma ở độ cao 8.000 mét, ngay lối vào làng là tượng đài đá Shishapangma khổng lồ.

Vì làng nằm gần núi tuyết nên mùa đông ở đây rất khắc nghiệt, người dân không ra ngoài nhiều, chủ yếu ở nhà đan lát, đun nước với phân bò khô, hơi nóng giúp họ sưởi ấm qua mùa đông.

Làng Nyalamu (Ni Á Lạp Mỗ)

Làng này vào mùa đông thường dễ xảy ra tuyết lở, tuyết rơi dày, đến mức cửa không mở được, cuộc sống người dân rất khó khăn.

Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn sinh sống và chống chọi lại với môi trường khắc nghiệt. Họ không chỉ là một người dân bình thường mà còn là người lính bảo vệ biên giới giữa Trung Quốc và Nepal.

May mắn thay, nơi này rất gần Shishapangma, vào mùa hè, nhiều du khách trong và ngoài nước đến leo núi, khám phá và nghiên cứu khoa học. Điều này cũng mang lại thêm thu nhập cho người dân địa phương.  

Bí mật của những thầy tu Tây Tạng “biết bay”

Những nhà sư Tây Tạng đã chống lại được định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, bay lơ lửng mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào, đó chính là thuật khinh công.

Bí mật của những thầy tu Tây Tạng “biết bay”
Bí thuật của thầy tu Tây Tạng

Giải mã biểu tượng con mắt huyền bí ở các ngôi chùa Tây Tạng

(Kiến Thức) - Có ba phần phân biệt làm nên biểu tượng đôi mắt huyền bí ở Tây Tạng: Một đôi mắt lớn với lông mày dài phía trên, một dấu chấm xoăn nhỏ giữa hai lông mày và chiếc mũi hình dấu hỏi.

Giải mã biểu tượng con mắt huyền bí ở các ngôi chùa Tây Tạng
Giai ma bieu tuong con mat huyen bi o cac ngoi chua Tay Tang
Khi ghé thăm Tây Tạng hoặc Nepal, du khách nước ngoài sẽ không khỏi tò mò trước hình vẽ một đôi mắt bí ẩn xuất hiện ở các ngôi chùa Phật giáo ở nơi đây. Đôi mắt này có ý nghĩa gì?

Cuộc sống không tiền, không công nghệ của bộ tộc ở Himalaya

Nhiếp ảnh gia Cat Vinton đã ghi lại cuộc sống thuần chất, giản dị của người Chang Tang-Pa sống tại biên giới Tây Tạng - Ấn Độ, trên dãy Himalaya tuyết phủ.

Cuộc sống không tiền, không công nghệ của bộ tộc ở Himalaya

Cuoc song khong tien, khong cong nghe cua bo toc o Himalaya

Sinh ra trong một gia đình du mục sống ở cao nguyên Chang Tang trên dãy Himalayas, Jimmai là một phần của lối sống đang ngày dần mai một.

Cuoc song khong tien, khong cong nghe cua bo toc o Himalaya-Hinh-2

Nhiếp ảnh gia Cat Vinton đã dành hơn 2 tháng sống với một gia đình người Chang Tang-Pa ở biên giới Tây Tạng - Ấn Độ. Cô ngủ trong lều làm từ da trâu yak cùng họ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới