Cuộc sống buồn tủi của mỹ nữ ngày xưa

Trái với suy nghĩ về cuộc sống lầu son gác tía, sơn hào hải vị, nhiều cung phi phải trải qua buồn tủi, bi thương. Có người cả đời không được gặp nhà vua.

Cuộc sống buồn tủi của mỹ nữ ngày xưa
Kể từ ngày bước chân vào hoàng cung, cung phi xem như đã tách hẳn với cuộc sống bên ngoài. Họ không được phép về thăm nhà, bà con thân thuộc, trừ khi cha mẹ ốm đau thập tử nhất sinh.
9 bậc phi tần
Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn”, bắt đầu từ thời Minh Mạng, vua chia thành 9 bậc phi tần gồm: Nhất giai phi, Nhị giai phi, Tam giai nhân, Tứ giai nhân, Ngũ tiếp dư, Lục tiếp dư, Thất giai quý nhân, Bát giai mỹ nhân, Cửu giai tài nhân.
Dưới tài nhân là Tài nhân vị thập giai gồm những người đang chờ để được tuyển làm tài nhân, kế dưới nữa là Cung nga thể nữ.
Hoàng quý phi là người đứng đầu các bà phi, tức vợ chính của vua, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Cuoc song buon tui cua my nu ngay xua
Hoàng thái hậu Từ Dũ - Bà hoàng quyền lực nhất triều Nguyễn. 
Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, đa số cung tần, mỹ nữ trong hoàng cung triều Nguyễn đều là con quan đại thần được tiến cung. Viên quan nào có phẩm trật cao, con gái khi vào cung sẽ được ban phẩm trật cao và ngược lại.
Hoàng quý phi ở cung Khôn Thái, những bà phi khác ở điện Trịnh Minh. Các bà Tân ở viện Đoan Huy. Những bà Tiếp dư ở viện Thuận Huy. Các bà khác ở điện Đoan Trang, Đoan Hòa, Đoàn Thuận, Đoan Tường.
Vua có hàng trăm cung tần mỹ nữ. Những cung phi mới được tuyển vào, mâu thuẫn chưa gay gắt. Những bà đã vào cung lâu năm, việc ghen tuông, đố kỵ là chuyện thường ngày. Trong những lần như vậy, Hoàng quý phi thường nhận được sự thiên vị của vua.
Cuộc sống bi thương sau lầu son, gác tía
Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn”, do cuộc sống chỉ quanh quẩn trong thành, các bà phi dễ bị đau ốm, ức chế, thường hay sinh sự với nhau.
Nhiều bà cả đời chưa từng gặp vua, xung quanh họ chỉ gồm nữ quan và thái giám.
Cung phi thời nhà Nguyễn phải kiêng nhiều thứ. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ tuyệt đối không được nói chữ xấu, gở, thô tục như đui, què, phong, hủi, máu me, chết…
Khi vua đau ốm phải gọi là “se”, "siết", "vi dạng"; vua thức dậy gọi là "tánh", vua đi chơi là "ngự dạo", vua chết là "băng hà". Ngoài ra, vô số chữ húy phải kiêng kỵ, nếu lỡ gọi nhầm sẽ mắc tội, nhất là phải kiêng tên vua, hoàng hậu, gia đình hoàng tộc…
Cung nhân phải học thuộc lòng những điều đó để tránh tai họa. Thông thường, khoảng 6 tháng đầu khi vào Đại Nội, các cung phi không dám nói nhiều vì sợ lỡ lời. Họ cũng phải tập luyện để giọng nói nhẹ nhàng.
Cuoc song buon tui cua my nu ngay xua-Hinh-2
Nam Phương Hoàng hậu - bà hoàng cuối cùng của nhà Nguyễn. 
Trang phục phải theo đúng nghi thức. Không được mặc đồ đen tang tóc, màu trắng chỉ được dùng làm đồ lót, màu vàng dành cho vua. Cung tần, mỹ nữ thường dùng màu đỏ và lục. Tóc phải rẽ giữa, bịt khăn vàng, móng tay để dài, nhuộm răng đen.
Kể từ ngày bước chân vào cung cấm, cung phi xem như đã tách hẳn với cuộc sống bên ngoài. Họ không được phép về thăm gia đình, trừ khi cha mẹ ốm nặng.
Cha mẹ cũng hiếm khi được vào thăm con, nếu có thì chỉ đứng ngoài rèm nói chuyện, không gặp trực tiếp.
Trong những ngày đại lễ, nếu triều đình tổ chức diễn tuồng, cung phi có thể được xem nhưng phải ngồi sau bức mành, người ở ngoài không thể thấy dung nhan của họ.
Những cung phi lớn tuổi, không còn ham thích các trò chơi giải trí, chán cảnh phồn hoa, có thể nghe tiếng tụng kinh, gõ mõ trong ngôi chùa ở cung Diên Thọ.
Một số trường hợp, khi vua qua đời, các bà hoàng phải chuyển tới sống ở lăng vua để trông nom, nhiều năm sau mới được trở về hậu cung.
Trong cuộc đời mình, cung phi nếu may mắn, chỉ được tiếp xúc một người đàn ông. Đó chính là nhà vua. Ngoài ra, họ không được đụng chạm bất cứ người đàn ông nào khác.
Ngay cả khi mắc bệnh nặng, ngự y trong cung đến thăm khám, bốc thuốc, cũng không được tiếp xúc làn da của các bà hoàng. Khi họ bắt mạch, thái giám sẽ đứng bên cạnh để canh. Ngự y phải đặt một mảnh lụa mỏng lên tay của cung phi để bắt mạch.
Ngự y cũng không được nhìn, hỏi thăm bệnh nhân nên rất khó xác định bệnh tình để đưa ra cách chữa trị hợp lý. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến các cung phi thường mắc bệnh, chết sớm.

Ai quản lý tiền trong hoàng cung triều Nguyễn?

Năm 1836, vua Minh Mạng ra chỉ dụ giao cho hoàng hậu hoặc hoàng quý phi làm chủ quỹ trong hoàng cung. Nhiệm vụ của họ là giúp vua tính toán, sắp xếp, phân bổ các khoản chi tiêu theo đúng quy định. 

Ai quản lý tiền trong hoàng cung triều Nguyễn?
Ai quan ly tien trong hoang cung trieu Nguyen?
Theo sách “Đại Nam Hội điển sự lệ”, năm 1836, vua Minh Mạng ra chỉ dụ giao cho vợ cả (hoàng hậu hoặc hoàng quý phi) làm chủ quỹ trong hoàng cung. Nhiệm vụ của họ là giúp vua tính toán, sắp xếp, phân bổ các khoản chi tiêu theo đúng quy định. 

Vị vua nước Việt duy nhất lấy vợ ở châu Phi

Hàm Nghi là vua duy nhất trong sử Việt từng lấy vợ ở châu Phi. Năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe, con gái của Chánh án tòa Thượng phẩm Alger ở Algeria. Đám cưới của họ trở thành sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.

Vị vua nước Việt duy nhất lấy vợ ở châu Phi
Vi vua nuoc Viet duy nhat lay vo o chau Phi
Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", triều đại này có 4 vua từng sống ở nước ngoài là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại. Đây là triều đại có nhiều vua sống ở nước ngoài nhất. 

Vua nào bị người đời mỉa mai "tiên sư của nghề nịnh nọt"?

Do ăn chơi sa đọa, quen thói nịnh thực dân Pháp, một ông vua triều Nguyễn bị người đời mỉa mai “tiên sư của nghề nịnh nọt”.

Vua nào bị người đời mỉa mai "tiên sư của nghề nịnh nọt"?

Theo sách Chín đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn, cuộc đời làm vua của Khải Định được sử sách ghi chép với những cuộc ăn chơi và nịnh nọt, lấy lòng thực dân Pháp nên trong dân gian vẫn thường lưu truyền câu ca dao mỉa mai “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây / Nghề này thì lấy ông này tiên sư”. 

Triều Nguyễn có tất cả 13 vị vua, Khải Định là vị vua thứ 12. Ông là phụ hoàng của vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Khải Định có tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo(1885-1925), khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Tuấn. Ông trị vì Đại Nam từ năm 1916-1925.

Khải Định bị đánh giá là vị vua chỉ ham chơi bời, cờ bạc. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cả quan hộ vệ. Ông còn rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng tộc truyền thống và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.

Năm 1922, vua Khải Định có chuyến “Ngự giá Như Tây”, tới Pháp để dự hội chợ đấu xảo của các nước thuộc địa. Tính cách và cách ăn mặc lố lăng của Khải Định bị chê bai rất nhiều. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết vở kịch Con rồng tre để châm biếm vị vua nịnh nọt triều Nguyễn.

Dưới thời Khải Định, năm 1919, triều Nguyễn ban lệnh chính thức bỏ các kỳ thi Nho học thời phong kiến để thay bằng các kỳ thi chữ quốc ngữ, “đường khoa cử phong kiến đến đây dứt hẳn”.

Sau khi qua đời, vua Khải Định được an táng tại Ứng Lăng ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Lăng Khải Định là kiệt tác nghệ thuật, mang vẻ đẹp kết hợp giữa nét kiến trúc phương Đông pha lẫn phương Tây.

Nghệ nhân Phan Văn Tánh đã dùng chân để vẽ bức tranh “Cửu Long ẩn vân” - 9 con rồng ẩn trong mây tại lăng vua Khải Định. Phan Văn Tánh là họa sĩ nức tiếng đương thời.

 

Đọc nhiều nhất

Tin mới