Các chuyên gia khoa học và nhà làm phim tiếp tục đi tìm cá voi “cô đơn” nhất thế giới vào mùa thu tới đây. |
Năm 1989, Tiến sĩ William Watkins Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts (Mỹ) bắt đầu nghiên cứu các bản ghi âm và nhận thấy rằng bài hát con cá voi này cao hơn rất nhiều so với những con vật cùng loại khác.
Hầu hết những chú cá voi xanh “hát” và giao tiếp với nhau ở tần số khoảng 15 – 20 Hz, nhưng chú cá voi “cô đơn” này lại phát ra sóng tín hiệu ở tần số 52 Hz. Bởi thế, những chú cá voi khác không thể nghe được tín hiệu phát ra của chú cá voi này để có thể "trả lời" lại. Chính vì lẽ đó mà chú cá voi ở Bắc Thái Bình Dương được mệnh danh là chú cá voi “cô đơn” nhất thế giới.
Đội nghiên cứu của Tiến sĩ Watkins đã lập lưới và theo dõi cuộc phiêu lưu của chú cá voi này trên đại dương trong suốt mùa giao phối. Tuy nhiên, công việc đó vô cùng khó khăn. Vị tiến sĩ này đã qua đời vì căn bệnh ung thư khi vẫn chưa tìm ra con vật đặc biệt này. Tuy nhiên, những thế hệ nối tiếp tiến sĩ Watkins vẫn chưa hề bỏ cuộc truy tìm chú cá voi trên. Họ cho biết, tiếng kêu này thường vang lên khắp đại dương vào các mùa thu, đông. Nó đã trầm đi một chút có lẽ bởi vì nó đã “già” đi nhưng mọi người vẫn nhận ra âm thanh của nó.