Cuộc đua chủ nhân ngôi nhà số 10 Downing bắt đầu nóng lên

Cuộc đua chỉ mới bắt đầu song quan điểm về Brexit mà các ứng cử viên đưa ra đã bộc lộ rõ sự khác biệt trông thấy.

Cuộc chạy đua thay thế Thủ tướng Anh Theresa May - người mới tuyên bố từ chức 2 ngày trước đây - đang bắt đầu nóng lên, với xác nhận tham gia tranh cử của nhiều ứng cử viên. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock – nhân vật thứ 5 trong đảng Bảo thủ - ngày 25/5 đã chính thức tuyên bố bước vào cuộc đua.
Chỉ 2 ngày sau khi nữ Thủ tướng Anh chính thức tuyên bố ý định từ chức, cho đến nay đã có 5 ứng cử viên xác nhận ý định tham gia chạy đua vào vị trí “Chủ nhân ngôi nhà số 10 phố Downning tại thủ đô London gồm: Ngoại trưởng Jeremy Hunt, Bộ trưởng các vấn đề quốc tế Rory Stewart, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, Cựu Ngoại trưởng Boris Johnson, và cựu Bộ trưởng Việc làm và Phúc lợi Esther McVey. Cuộc đua chỉ mới bắt đầu song quan điểm về Brexit mà các ứng cử viên đưa ra đã bộc lộ rõ sự khác biệt trông thấy.
Cuoc dua chu nhan ngoi nha so 10 Downing bat dau nong len
Cuộc đua vào vị trí chủ nhân ngôi nhà số 10 Downing bắt đầu nóng lên. Ảnh: Reuter/Al Jazeera 
Trong 5 nhân vật kể trên, Cựu Ngoại trưởng Boris Johnson đang được giới phân tích Anh đánh giá có trên 30% khả năng sẽ thay thế Thủ tướng May. Tại một hội thảo kinh tế diễn ra tại Thụy Sỹ mới đây, Cựu Ngoại trưởng Johnson đã nói rõ quan điểm của ông về Breixt khi nhấn mạnh rằng, nhà lãnh đạo mới của nước Anh sẽ có cơ hội tạo ra những điều khác biệt. Theo ông Johnson, nước Anh sẽ rời Liên minh châu Âu vào ngày 31/10 tới dù có thỏa thuận hay không. Cách để có một thỏa thuận tốt là hãy cứ dự phòng phương án không có thỏa thuận.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock – nhân vật thứ 5 trong đảng Bảo thủ - ngày 25/5 chính thức tuyên bố bước vào cuộc đua. Trái với quan điểm của ông Johnson, trong cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh 4, ông Hancock nhấn mạnh rằng, người kế nhiệm bà May cần phải là người trung thực trong việc điều hòa các lợi ích nhằm giúp thỏa thuận Brexit được thông qua tại quốc hội. Theo ông, chẳng có ích gì khi làm Thủ tướng nếu không bám sát cuộc ngã giá giữa chủ quyền và việc tiếp cận thị trường.
Ông Hancock cũng nhấn mạnh, đảng Bảo thủ cần một nhà lãnh đạo cho cả tương lai sau này, chứ không phải chỉ trong thời điểm khó khăn hiện nay và đó phải là người có khả năng kêu gọi sự ủng hộ của các cử tri trẻ. Ông cũng bác bỏ khả năng tổ chức tổng tuyển cử sớm ở Anh để giải quyết bế tắc Brexit, cho rằng, điều này sẽ chỉ dẫn đến thảm họa cho nước Anh và có nguy cơ tạo cơ hội để lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn lên nắm quyền vào lễ giáng sinh.
Ông Hancock nói: “Tôi không muốn nước Anh không có thỏa thuận Brexit và chúng ta đã nỗ lực hết súc để tránh điều đó xảy ra. Phần đông các nghị sĩ trong Quốc hội đã bảy tỏ phản đối việc không có thỏa thuận. Cái chúng ta cần làm giờ là phải thuyết phục số đông ủng hộ thỏa thuận để đảm bảo chuyển giao kết quả trưng cầu ý dân một cách có trật tự, có tổ chức nhằm hỗ trợ nền kinh tế đất nước.”
Trước đó ít giờ, trong một phát biểu, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế Rory Stewart đã kêu gọi các nhà chính trị hãy trung thực trong quan điểm Brexit, đồng thời ám chỉ, vì lý do này, ông sẽ không phục vụ trong nội các của cựu Ngoại trưởng Boris Johnson – người không có cùng quan điểm về Brexit, nếu ông Johnson giành chiến thắng.
Ngoài các nhân vật nêu trên, còn có hơn chục thành viên cấp cao của đảng Bảo thủ được cho là cũng đang cân nhắc chạy đua vị trí này, bao gồm cả ngài Graham Brady - lãnh đạo Ủy ban 1922 – nhóm nghị sĩ Bảo thủ tại Hạ viện Anh không có ghế trong Chính phủ.
Các nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ mong muốn, đến cuối tháng 7 tới có thể chọn ra nhà lãnh đạo mới của nước Anh, thay thế nữ Thủ tướng May – người tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 7/6 tới song sẽ tiếp tục tại nhiệm trong thời gian cuộc đua lựa chọn người kế nhiệm mới diễn ra. Bất cứ thành viên nào trong đảng Bảo thủ cũng đều có thể tuyên bố tranh cử miễn là có sự ủng hộ của 2 đồng nghiệp trong Quốc hội. Các ứng cử viên sẽ cạnh tranh nhau cho đến khi chỉ còn 2 ứng cử viên. Đến tháng 7 tới, các thành viên đảng Bảo thủ sẽ bỏ phiếu quyết định người chiến thắng.
Đảng Bảo thủ có 124.000 thành viên tính đến tháng 3/2018. Đây là lần đầu tiên các thành viên trong đảng Bảo thủ trực tiếp bầu ra một vị Thủ tướng mới do sự phản đối của lãnh đạo đảng đối lập.
Cuộc đua vào vị trí Thủ tướng Anh từ nay đến tháng 7 tới sẽ vô cùng cam go và quyết liệt. Tuy nhiên cho dù ai thay thế bà May cũng sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là đạt được sự “đồng thuận và nhượng bộ” tại một Quốc hội Anh chưa bao giờ chia rẽ như hiện tại, giữa Đảng Bảo thủ và Công đảng, cũng như giữa các nhóm ủng hộ Ở lại và Ra đi. Ngay cả khi Quốc hội Anh có đạt được một thỏa thuận mới về Brexit, thì vẫn còn câu hỏi lớn về việc liệu Liên minh châu Âu có đồng ý đàm phán lại hay không thỏa thuận Brexit mà họ đã phải mất gần 2 năm đàm phán mới đạt được với chính phủ của bà May.

Ảnh: Nữ Thủ tướng Anh rạng rỡ tại Hội nghị G20

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Anh Theresa May đã có mặt tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.

Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20
Các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Anh Theresa May, đang nhóm họp tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Trung Quốc. Ảnh: Bà Theresa May bước xuống sân bay quốc tế Tiêu Sơn Hàng Châu ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, để chuẩn bị tham dự hội nghị. Ảnh: Getty. 
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-2
 Nữ Thủ tướng Anh đã có cuộc gặp nhiều nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị G20 năm 2016. Ảnh: Getty.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-3
Bà May cười tươi bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-4
 Được biết, đây là Hội nghị Thượng đỉnh G20 cuối cùng mà Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự và là lần đầu tiên nữ Thủ tướng Anh Theresa May tham gia. Ảnh: Reuters.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-5
 Tổng thống Obama khẳng định Mỹ sẽ không trừng phạt Anh sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) vừa qua. Ảnh: AP.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-6
 Thủ tướng Anh Theresa May bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20. Ảnh: Getty.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-7
 Bà May cũng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hàng Châu. Phát biểu khi bắt đầu cuộc hội đàm với ông Putin bên lề hội nghị G20, nữ Thủ tướng Anh bày tỏ hy vọng đối thoại cởi mở với Nga, bất chấp hai bên vẫn còn nhiều bất đồng sâu sắc. Ảnh: Reuters.
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-8
Bà May trao đổi với các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út. Ảnh: Getty. 
Anh: Nu Thu tuong Anh rang ro tai Hoi nghi G20-Hinh-9
Thủ tướng Anh Theresa May chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị G20. Trước khi lên đường sang Trung Quốc dự hội nghị G20, Thủ tướng Anh cho biết bà sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo các nước về cách thức phát triển tự do thương mại trên khắp thế giới và Anh muốn nắm giữ những cơ hội đó. Ảnh: AP. 

Cựu Thủ tướng Tony Blair: Brexit sẽ là thảm họa đối với EU

Ngày 1/3, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tiến hành cải cách nhập cư để có được sự thay đổi suy nghĩ của Anh về Brexit, đồng thời nhấn mạnh vẫn còn thời gian để tránh cuộc "ly hôn" thảm họa.

Ông Blair, người đi đầu của phe phản đối Brexit, cho rằng Anh có thể sẽ ở lại nếu các lo ngại về nhập cư và các vấn đề khác được giải quyết. Vì vậy, ông kêu gọi các lãnh đạo EU đưa ra sáng kiến "để đưa chúng ta ra khỏi ngõ cụt".
Đây là lần thứ 2 một cựu Thủ tướng Anh phát biểu về Brexit, sau khi ông John Major tuyên bố người Anh cần được trao cơ hội để bỏ phiếu lại về Brexit. Theo ông Major, trong cuộc trưng cầu ý dân tháng 6/2016, người dân chưa lường hết hậu quả của Brexit.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.