Cuộc đời sóng gió của thứ phi Mộng Điệp sau khi gặp vua Bảo Đại

Cuộc đời sóng gió của thứ phi Mộng Điệp sau khi gặp vua Bảo Đại

Vua Bảo Đại không chỉ nổi tiếng là ông hoàng cuối cùng của triều Nguyễn mà còn được biết đến là người lẫy lừng trong tình trường. Ngoài Hoàng hậu Nam Phương, ông còn có thứ phi phương Bắc Bùi Mộng Điệp. 

 Hoàng đế Bảo Đại (1913 - 1997), tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định và là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn.
Hoàng đế Bảo Đại (1913 - 1997), tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định và là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn.
Bảo Đại nổi tiếng là ông vua đào hoa. Mặc dù khi làm lễ cưới với Nam Phương Hoàng hậu đã cam kết thuỷ chung 1 vợ - 1 chồng, nhưng ông không giữ lời hứa.
Bảo Đại nổi tiếng là ông vua đào hoa. Mặc dù khi làm lễ cưới với Nam Phương Hoàng hậu đã cam kết thuỷ chung 1 vợ - 1 chồng, nhưng ông không giữ lời hứa.
Sau khi thoái vị năm 1945, cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một trí thức ở đây đã sắp xếp ông gặp bà Bùi Mộng Điệp.
Sau khi thoái vị năm 1945, cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một trí thức ở đây đã sắp xếp ông gặp bà Bùi Mộng Điệp.
Bùi Mộng Điệp là người Bắc Ninh, sinh năm 1924. Bà Mộng Điệp nổi tiếng khắp Hà Nội bởi vẻ sắc nước hương trời và sự duyên dáng thiên bẩm, khiến không biết bao người say mê.
Bùi Mộng Điệp là người Bắc Ninh, sinh năm 1924. Bà Mộng Điệp nổi tiếng khắp Hà Nội bởi vẻ sắc nước hương trời và sự duyên dáng thiên bẩm, khiến không biết bao người say mê.
Trước khi quen biết với Cựu hoàng, bà đã trải qua một đời chồng và có một người con riêng. Ngay trong lần đầu găp mặt tại một sân tennis, Bảo Đại đã lập tức say đắm trước vẻ đẹp của bà Mộng Điệp. Sau này, người ta thường gọi bà Mộng Điệp là "thứ phi phương Bắc".
Trước khi quen biết với Cựu hoàng, bà đã trải qua một đời chồng và có một người con riêng. Ngay trong lần đầu găp mặt tại một sân tennis, Bảo Đại đã lập tức say đắm trước vẻ đẹp của bà Mộng Điệp. Sau này, người ta thường gọi bà Mộng Điệp là "thứ phi phương Bắc".
Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo và có với nhau người con đầu lòng tại đây, đặt tên là Phương Thảo, sinh năm 1946.
Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo và có với nhau người con đầu lòng tại đây, đặt tên là Phương Thảo, sinh năm 1946.
Năm 1949, bà Mộng Điệp bà theo chân Bảo Đại lên Đà Lạt, rồi lên Buôn Mê Thuột để giúp tổ chức đời sống cho cựu hoàng.
Năm 1949, bà Mộng Điệp bà theo chân Bảo Đại lên Đà Lạt, rồi lên Buôn Mê Thuột để giúp tổ chức đời sống cho cựu hoàng.
Quãng thời gian ở Buôn Mê Thuột (1949-1953) là những tháng ngày bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại sống hạnh phúc nhất. Nhờ tài tổ chức đời sống, tháo vát, biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với ông vua thích săn bắn.
Quãng thời gian ở Buôn Mê Thuột (1949-1953) là những tháng ngày bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại sống hạnh phúc nhất. Nhờ tài tổ chức đời sống, tháo vát, biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với ông vua thích săn bắn.
Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung quý mến. Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo).
Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung quý mến. Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo).
Năm 1953, bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương và ở lại luôn Pháp.
Năm 1953, bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương và ở lại luôn Pháp.
Trên đất Pháp, bà tiếp tục có với Bảo Đại hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (sinh được một năm thì mất) và Bảo Sơn. Cuộc sống nơi đất khách có lúc khó khăn về kinh tế nhưng bà sống tự lập, mạnh mẽ.
Trên đất Pháp, bà tiếp tục có với Bảo Đại hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (sinh được một năm thì mất) và Bảo Sơn. Cuộc sống nơi đất khách có lúc khó khăn về kinh tế nhưng bà sống tự lập, mạnh mẽ.
Khi cựu hoàng Bảo Đại đi theo tình nhân và những cuộc vui, bà Mộng Điệp lấy con là niềm vui. Tuy nhiên, Bảo Sơn, người con bà Mộng Điệp yêu quý và tự hào nhất khi tốt nghiệp các trường mũi nhọn kỹ thuật của Pháp lại bị tai nạn mất năm 1987, khi mới ngoài 30 tuổi. Con gái Phương Thảo thì bị bệnh tim, suýt chết nhiều lần.
Khi cựu hoàng Bảo Đại đi theo tình nhân và những cuộc vui, bà Mộng Điệp lấy con là niềm vui. Tuy nhiên, Bảo Sơn, người con bà Mộng Điệp yêu quý và tự hào nhất khi tốt nghiệp các trường mũi nhọn kỹ thuật của Pháp lại bị tai nạn mất năm 1987, khi mới ngoài 30 tuổi. Con gái Phương Thảo thì bị bệnh tim, suýt chết nhiều lần.
Những năm tháng cuối đời, bà Mộng Điệp sống trong cô quạnh. Bà từng mong được về sống tại quê nhà nhưng cuối cùng không thực hiện được.
Những năm tháng cuối đời, bà Mộng Điệp sống trong cô quạnh. Bà từng mong được về sống tại quê nhà nhưng cuối cùng không thực hiện được.
Ngày 26/6/2011, bà mất tại Pháp, thọ 87 tuổi. Theo các nhà nghiên cứu, bà Mộng Điệp có vai trò quan trọng trong cuộc đời Bảo Đại. Trong những ngày cựu hoàng điêu đứng, bà trở thành chỗ dựa tinh thần cho ông. Tuy nhiên, khoảng thời gian hạnh phúc của bà với vua Bảo Đại quá ngắn ngủi, chỉ kéo dài 3-4 năm.
Ngày 26/6/2011, bà mất tại Pháp, thọ 87 tuổi. Theo các nhà nghiên cứu, bà Mộng Điệp có vai trò quan trọng trong cuộc đời Bảo Đại. Trong những ngày cựu hoàng điêu đứng, bà trở thành chỗ dựa tinh thần cho ông. Tuy nhiên, khoảng thời gian hạnh phúc của bà với vua Bảo Đại quá ngắn ngủi, chỉ kéo dài 3-4 năm.
Mời độc giả xem video:Nhiều chiêu trò bán hàng trực tuyến trong mùa giảm giá. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT