Cuộc đời sóng gió của cậu bé sống sót sau vụ thảm sát Mỹ Lai

Được nhóm phi công cứu sống trong vụ thảm sát Mỹ Lai, 50 năm qua, cuộc đời ông Đỗ Ba (ngụ xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) trải qua nhiều vất vả, biến cố.

Ông Đỗ Ba trải lòng về ân nhân cứu mạng trong vụ thảm sát Mỹ Lai Sau 50 năm xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, ông Đỗ Ba (ngụ xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) chia sẻ ân tình với các phi công Mỹ từng cứu sống mình trong buổi sáng 16/3/1968.
Tháng ba, nắng trải vàng bình yên trên khắp đồng lúa ở làng quê Sơn Mỹ. Ông Đỗ Ba (ngụ xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) cùng bà con lối xóm tạm gác công việc ruộng đồng, quét dọn nhà cửa sửa soạn cho ngày "giỗ chung" tưởng niệm 504 đồng bào trong vụ thảm sát Sơn Mỹ.
Ký ức đau thương
Run run tay cầm nén nhang thắp lên bàn thờ, lặng nhìn về bức ảnh hai cựu binh Mỹ đặt trang trọng cạnh di ảnh mẹ mình, ông Ba bộc bạch: "Các phi công ấy đã sinh ra tôi lần thứ hai. Tháng 3 hàng năm, gia đình đều tổ chức ngày giỗ chung cho mẹ, các em cùng ân nhân cứu mạng".
Lật giở trang ký ức đau thương, ông nhớ lại, buổi sáng tinh mơ ngày 16/3/1968, trực thăng ầm ầm nhào lượn trên cánh đồng trĩu vàng sắp vào mùa thu hoạch. Quân đội Mỹ đổ quân xuống làng bắt bốn mẹ con cùng nhiều người dân khác lùa xuống con mương ở đầu xóm rồi liên tục xả súng.
Ông Lawrence Colburn, cựu chiến binh Mỹ cứu ông Đỗ Ba thoát chết trong vụ thảm sát Mỹ Lai tháng 3/1968, ôm ông Ba nhân dịp lễ tưởng niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai tại khu chứng tích Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) năm 2008 . Ảnh: Minh Hoàng.
 Ông Lawrence Colburn, cựu chiến binh Mỹ cứu ông Đỗ Ba thoát chết trong vụ thảm sát Mỹ Lai tháng 3/1968, ôm ông Ba nhân dịp lễ tưởng niệm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai tại khu chứng tích Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) năm 2008 . Ảnh: Minh Hoàng.
Trong tích tắc, lính Mỹ giết chết mẹ và hai em của Đỗ Ba cùng nhiều dân làng. Giữa lằn ranh sinh - tử, các cựu binh Mỹ đi trực thăng bất ngờ xuất hiện ngăn chặn cuộc thảm sát kịp cứu 9 người dân vô tội.
"Hugh Thompson và Lawrence Colburn đã phát hiện ra thân thể bé nhỏ của tôi cử động giữa ngổn ngang thi thể của dân làng. Họ bế tôi lên trực thăng, đưa đến bệnh viện cấp cứu...”, ông Ba nhớ lại.
Sau vụ thảm sát Mỹ Lai, ông tiếp tục gánh chịu thêm đau thương. Người cha đi tù Côn Đảo, sau năm 1975 mới trở về quê nhưng chỉ vài tháng thì qua đời do hậu quả từ những trận đòn roi tra tấn. Thương cho hoàn cảnh côi cút, dân làng cưu mang cậu bé suốt những năm tháng tuổi thơ.
Quãng đời phiêu dạt
Học hết lớp 9, Đỗ Ba nghỉ học phiêu dạt vào tận Sài Gòn mưu sinh từ rửa chén đến đi gánh hàng thuê. Phiêu bạt khắp nơi, ai mướn gì ông cũng lao vào làm quần quật suốt ngày đêm.
Ông Đỗ Ba thắp hương trước mộ phần mẹ là bà Lê Thị Binh. Ảnh: Minh Hoàng.
 Ông Đỗ Ba thắp hương trước mộ phần mẹ là bà Lê Thị Binh. Ảnh: Minh Hoàng.
Thấy cậu khờ khạo, một nhóm bụi đời sau khi cắt trộm dây điện đã “nhờ” vác đi bán kiếm tiền. Hậu quả, Đỗ Ba lãnh án 8 năm tù do bị bắt quả tang bán dây điện cắt trộm.
Cuộc đời ngỡ rơi vào cảnh khốn cùng, tuyệt vọng... may mắn ông Ba được một doanh nghiệp mở rộng vòng tay giúp đỡ. Tình cờ đọc bài báo về cậu bé được các phi công Mỹ cứu sống trong vụ thảm sát Mỹ Lai, ông Kiều Xuân Long, Giám đốc Công ty cơ điện lạnh Thái Vi ở TP.HCM, đã bảo lãnh anh đưa về nhận làm con nuôi.
Ba được ông Long cho học nghề điện lạnh và làm việc tại chi nhánh công ty của ông tại tỉnh Long An. Cảm thương hoàn cảnh bất hạnh của Đỗ Ba, ông đứng ra tổ chức lễ thành hôn cho anh.
Tri ân công ơn ông Long, vợ chồng Đỗ Ba đã lấy họ Kiều lót tên cho con trai đầu lòng là Đỗ Kiều Quang Huy. Sau khi mang thai, chị Đặng Thị Cư (vợ Đỗ Ba) quay trở về Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) sinh con và ở lại quê nhà.
Ông Đỗ Ba bên bức ảnh phi công Mỹ Hugh Thompson và Lawrence Colburn, hai ân nhân cứu sống mình trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Ảnh: Minh Hoàng.
 Ông Đỗ Ba bên bức ảnh phi công Mỹ Hugh Thompson và Lawrence Colburn, hai ân nhân cứu sống mình trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Ảnh: Minh Hoàng.
Công việc làm ăn khó khăn, chi nhánh Long An đóng cửa, Đỗ Ba về thành phố tiếp tục làm công nhân, rồi làm bảo vệ cho công ty ông Long. Ngoài giờ làm việc, để kiếm thêm thu nhập anh rong ruổi khắp Sài Gòn bán phế liệu.
Hành trình xoa dịu nỗi đau
Gần 30 năm sau ngày xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, thông qua cầu nối của Tổ chức Madison Quakers Inc. (Mỹ), cựu binh Thompson và Colburn đã quay trở lại Việt Nam tìm lại cậu bé họ cứu sống năm nào.
Ông Phan Văn Đỗ, Đại diện tổ chức này tại Việt Nam, nhớ lại lần dò thông tin mất năm tháng dài mới tìm được Đỗ Ba mưu sinh ở Sài Gòn. Tháng 3/1998, Đỗ Ba và hai cựu binh Hugh Thompson, Colburn tới Đà Nẵng trên hai chuyến bay khác nhau nhưng lại đi cùng chung chuyến xe buýt từ sân bay Đà Nẵng về Quảng Ngãi.
Ông Đỗ Ba chăn nuôi bò nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Minh Hoàng.
 Ông Đỗ Ba chăn nuôi bò nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Minh Hoàng.
Ông Đỗ còn nhớ như in "chuyến xe đặc biệt" ngày hôm ấy. "Xe buýt vừa lăn bánh, tôi giới thiệu đây là cậu bé các ông từng cứu sống trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Nghe vậy, Hugh Thompson và Colburn đứng bật dậy ôm choàng Đỗ Ba òa khóc giữa giây phút hội ngộ lịch sử tràn đầy cảm xúc này", đại diện Tổ chức Madison Quakers Inc. (Mỹ) kể.
Vị này cho biết thêm chuyến trở lại Mỹ Lai ngày ấy họ đã gửi tặng Khu chứng tích Sơn Mỹ hai huân chương anh hùng (do Chính phủ Mỹ trao tặng) vì có hành động xả thân cứu người vô tội trong chiến tranh tại Việt Nam.
Tháng 3/2009, Colburn một mình trở lại Sơn Mỹ; hỗ trợ tiền giúp Đỗ Ba vươn lên phát triển kinh tế gia đình.
Sau nhiều năm phiêu bạt mưu sinh, anh trở về đoàn tụ vợ, con ở làng quê Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê. Từ nguồn hỗ trợ của Colburn, vợ chồng Đỗ Ba đã sửa lại ngôi nhà nhỏ, làm chuồng và mua hai con bò về nuôi. Ước mơ được sống trong một mái ấm gia đình đơn sơ là vậy nhưng sau hàng chục năm ông mới thực hiện được.
Ông Ba trò vừa đeo khăn quàng vừa trò chuyện vui vẻ cùng con trai trước giờ đến trường. Ảnh: Minh Hoàng.
Ông Ba trò vừa đeo khăn quàng vừa trò chuyện vui vẻ cùng con trai trước giờ đến trường. Ảnh: Minh Hoàng. 
Tất bật ôm bó cỏ ra góc vườn, Đỗ Ba đặt đôi tay chai sần vừa xoa đầu con bò vừa chia sẻ, năm xưa Colburn từng cứu mình thoát chết, sau đó ông còn gửi tiền về giúp mình mua bò nuôi để thoát nghèo.
"Năm ngoái, Hội Phụ nữ xã Tịnh Khê còn giúp tôi vay vốn ưu đãi mua con bò cái này để cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế gia đình", ông cho biết thêm.
Ông Nguyễn Tấn Giảng ở thôn Tư Cung (xã Tịnh Khê), xúc động chia sẻ bao nhiêu năm lang bạt, quá nửa đời người ông ấy mới có thể trở về quê sinh sống. Dẫu cuộc sống vợ chồng còn nhiều khó khăn nhưng lúc nào họ cũng tình cảm, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Khát vọng hạnh phúc, hòa bình
Vừa đeo khăn quàng cho con Đỗ Ba vừa trò chuyện vui vẻ cùng con trai Quang Huy (11 tuổi) đang học lớp 5. Lặng nhìn đôi mắt trong veo của cậu bé, ông cảm thấy lòng mình tràn ngập hạnh phúc.
"Dẫu phía trước cuộc sống còn nhiều gian nan, thử thách nhưng từ đây cuộc đời tôi sẽ đổi khác. Tương lai con trai của vợ chồng tôi rồi sẽ tươi sáng hơn", ông lạc quan.
Còn bà Đặng Thị Cư, e thẹn nhớ lại thuở yêu ông Ba, gia đình phản đối kịch liệt vì sợ cuộc đời mình khốn khổ. "Chính sự chân thành, thật thà, hoàn cảnh nghiệt ngã của anh ấy mà mình thương không chút đắn đo", bà chia sẻ.
Ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai gặp lại Đỗ Ba, nạn nhân sống sót vụ thảm sát này tháng 10/2011. Ảnh: Minh Hoàng.
 Ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai gặp lại Đỗ Ba, nạn nhân sống sót vụ thảm sát này tháng 10/2011. Ảnh: Minh Hoàng.
Trải qua 50 năm xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, Đỗ Ba cầu mong nỗi đau quá khứ dần khép lại để cuộc sống người dân nơi đây mở ra đón nhận bình minh ngày mới thanh bình, ấm no hạnh phúc.
Giữa dòng đời xuôi ngược, Đỗ Ba còn nhớ mãi hình ảnh ông Ronald Haeberle (phóng viên ảnh người Mỹ), tác giả hơn 60 bức ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai chia sẻ nỗi đau với gia đình mình.
"Lúc gặp cha con tôi bảy năm trước, Ronald khóc rưng rức và nói vụ thảm sát Mỹ Lai ám ảnh mãi đời mình. Ông ấy hy vọng thời gian sẽ làm lành vết thương trong tôi cũng như dân làng; cầu mong mảnh đất này hồi sinh, giàu mạnh trong tương lai", anh thuật lại.
Ông Đỗ Ba trải lòng về ân nhân cứu mạng trong vụ thảm sát Mỹ Lai Sau 50 năm xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, ông Đỗ Ba (ngụ xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) chia sẻ ân tình với các phi công Mỹ từng cứu sống mình trong buổi sáng 16/3/1968.
Tháng ba, nắng trải vàng bình yên trên khắp đồng lúa ở làng quê Sơn Mỹ. Ông Đỗ Ba (ngụ xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) cùng bà con lối xóm tạm gác công việc ruộng đồng, quét dọn nhà cửa sửa soạn cho ngày "giỗ chung" tưởng niệm 504 đồng bào trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. 

Trong vòng 4 tiếng đồng hồ vào sáng 16/3/1968, quân đội Mỹ giết hại 504 thường dân vô tội ở làng quê Sơn Mỹ, hầu hết là phụ nữ và trẻ em.

Sau một đợt công kích bằng pháo và súng máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ bộ vào làng Sơn Mỹ. Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Việt Cộng nào trong làng mà phần lớn là phụ nữ và trẻ em đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quét của quân đội Mỹ. Nhiều người trong làng vẫn còn đang nấu cơm sáng.

Cả đại đội dùng súng, lưỡi lê giết chóc, "tàn sát bất cứ thứ gì động đậy" cả người lẫn gia súc, gia cầm... Lính Mỹ quăng lựu đạn vào nhà dân lành vô tội mà không bận tâm trong nhà có gì. Một sĩ quan túm tóc một người đàn bà và dùng súng ngắn bắn thẳng vào người đó. Một phụ nữ vừa ôm con nhỏ bước ra khỏi nhà liền bị bắn chết ngay lập tức. Khủng khiếp hơn, một họ dùng khẩu súng trường tự động M16 xả đạn bắn tung xác đứa trẻ sơ sinh khi nó vừa rơi xuống đất...

Lật tẩy thủ đoạn che đậy thảm sát Mỹ Lai của Nixon

Tổng thống Mỹ Nixon đã chỉ đạo sử dụng "những thủ đoạn bẩn thỉu" để che giấu sự thật thảm sát Mỹ Lai với công chúng Mỹ.

Tháng 11/1969, hơn một năm từ khi vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai diễn ra, báo chí Mỹ mới đồng loạt đưa tin về sự việc cùng những hình ảnh nạn nhân bị giết hại kinh hoàng. Vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai diễn ra dưới thời tổng thống Lyndon Johnson nhưng người kế nhiệm Richard Nixon phải nỗ lực giảm thiểu hậu quả vì sự việc có thể tác động đến uy tín của chính quyền mới.

Thảm sát Mỹ Lai: Vết nhơ trong lịch sử nước Mỹ

Tổng cộng 504 thường dân bị sát hại trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai ngày 16/3/1968, nhưng báo cáo lên chính quyền Mỹ là hơn 100 "kẻ thù" bị tiêu diệt.

Tham sat My Lai: Vet nho trong lich su nuoc My
Lính Mỹ đốt nhà và đồ đạc của người dân thôn Mỹ Lai trong vụ thảm sát ngày 16/3/1968. Ảnh: Getty 
Sau hơn 4 giờ bắn giết dân thường ở thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, Lục quân Mỹ được lệnh rút quân. Những bản báo cáo ban đầu được trình lên cho lãnh đạo quân đội Mỹ mô tả một chiến thắng lẫy lừng ở Mỹ Lai với "128 kẻ địch bị tiêu diệt trong trận đấu súng ác liệt”, trong khi lực lượng Mỹ không tổn thất một sinh mạng nào.
Trước đó, tình báo Mỹ xác định có một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Mỹ gọi là Việt Cộng) đang ẩn náu ở thôn Mỹ Lai. Các chỉ huy quân sự Mỹ cho rằng những người đang ở thôn Mỹ Lai là kẻ thù và ra lệnh “giết tất cả những gì còn sống” ở đây.
Che đậy sự thật
Trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai, cũng có những người Mỹ tìm cách giải cứu thường dân. Đó là chuẩn úy phi công Hugh Thompson cùng các thành viên phi hành đoàn trên chiếc trực thăng trinh sát trên không do ông điều khiển. Sau khi phát hiện lính Mỹ thảm sát người dân, đội của Thompson đã thả khói xanh xung quanh nạn nhân, dấu hiệu cho thấy có người bị thương cần cứu giúp.
Trong một hội nghị khoa học về Mỹ Lai ở Đại học Tulane tháng 12/1994, ông Thompson kể: “Chúng tôi bay trong khu vực và thấy xác người nằm la liệt khắp nơi. Phần lớn thi thể là trẻ em, phụ nữ và những người đàn ông lớn tuổi”. Thompson ra lệnh cho hai thành viên phi hành đoàn chĩa súng máy hạng nặng cố định trên trực thăng vào những binh sĩ đang say máu.
Đội của Thompson cũng đáp xuống để cứu mạng những thường dân đang ẩn nấp trong một căn hầm. Sau khi trở về căn cứ, Thompson báo cáo vụ việc lên lãnh đạo quân đội. Nhằm lấp liếm vụ tắm máu được coi là một trong những vết nhơ lớn nhất lịch sử quân sự Mỹ, hàng loạt tướng lĩnh quân đội cũng như các quan chức chính phủ Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn để đánh lừa dư luận.
Các tướng lĩnh báo cáo sai sự thật trong khi nhà chức trách phớt lờ đơn thư tố cáo từ những người trực tiếp chứng kiến vụ thảm sát. Cuộc điều tra đầu tiên về Thảm sát Mỹ Lai được tiến hành rất hời hợt. Khi đó, một viên đại tá của Lục quân Mỹ đã thẩm vấn qua loa các binh sĩ tham gia vụ việc.
Báo cáo cuối tháng 4/1968 khẳng định, 22 thường dân vô tình bị sát hại khi Mỹ thực hiện chiến dịch. Quân đội Mỹ vẫn coi Mỹ Lai là chiến thắng vang dội. Nhiều đơn thư được gửi tới lãnh đạo Mỹ về vụ thảm sát nhưng tất cả đều bị phớt lờ.
Tham sat My Lai: Vet nho trong lich su nuoc My-Hinh-2
Xác người nằm la liệt ở Mỹ Lai sau vụ thảm sát. Ảnh: Getty 
Tổng thống Mỹ Richard Nixon coi thảm sát Mỹ Lai là "mối đe dọa chính trị" nên đã chỉ đạo che giấu sự thật. Các tài liệu cho thấy Nixon lập nhóm chuyên trách về Mỹ Lai, có nhiệm vụ che đậy vụ thảm sát cũng như âm mưu phá hoại các cuộc điều tra nhằm vào vụ việc này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.