Cuộc đời phi thường của cậu bé mù trở thành nhà toán học đại tài

Cuộc đời phi thường của cậu bé mù trở thành nhà toán học đại tài

Năm 1921, Lev Pontryagin bị mù sau khi bếp lò phát nổ trong lúc đang cố sửa chữa. Những năm sau đó, ông Pontryagin vượt qua nhiều khó khăn để trở thành nhà toán học đại tài của Liên Xô.

Để trở thành  nhà toán học nổi tiếng Liên Xô, Lev Pontryagin đã trải qua nhiều gian khó, thử thách. Trong số này, khó khăn lớn nhất mà ông gặp phải trong đời được cho là việc bị mù.
Để trở thành nhà toán học nổi tiếng Liên Xô, Lev Pontryagin đã trải qua nhiều gian khó, thử thách. Trong số này, khó khăn lớn nhất mà ông gặp phải trong đời được cho là việc bị mù.
Sự việc xảy ra vào một ngày trong năm 1921. Khi ấy, cậu học sinh Pontryagin đang cố gắng sửa chữa bếp lò bị hỏng. Bất ngờ, bếp lò nổ tung khiến cậu bị mù. Những năm đầu tiên sau khi gặp chuyện đau lòng này, Pontryagin gặp khá nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. May mắn là cậu được gia đình và các bạn học giúp đỡ.
Sự việc xảy ra vào một ngày trong năm 1921. Khi ấy, cậu học sinh Pontryagin đang cố gắng sửa chữa bếp lò bị hỏng. Bất ngờ, bếp lò nổ tung khiến cậu bị mù. Những năm đầu tiên sau khi gặp chuyện đau lòng này, Pontryagin gặp khá nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. May mắn là cậu được gia đình và các bạn học giúp đỡ.
Bạn học của Pontryagin đã tới nhà và đọc cho cậu nghe nội dung bài giảng trên lớp, giúp làm bài tập về nhà. Trong các môn học, Pontryagin hứng thú nhất với môn Toán. Mẹ của Pontryagin là bà Tatiana Andreyevna đã hỗ trợ con trai rất nhiều trong học tập, đặc biệt là đọc cho cậu những cuốn sách về Toán học.
Bạn học của Pontryagin đã tới nhà và đọc cho cậu nghe nội dung bài giảng trên lớp, giúp làm bài tập về nhà. Trong các môn học, Pontryagin hứng thú nhất với môn Toán. Mẹ của Pontryagin là bà Tatiana Andreyevna đã hỗ trợ con trai rất nhiều trong học tập, đặc biệt là đọc cho cậu những cuốn sách về Toán học.
Mỗi ngày, bà Tatiana dành thời gian đọc cho con trai hàng chục trang sách về kiến thức, công thức toán học. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất với bà là giải thích cho con trai những công thức, ký hiệu... toán học mà bà không hiểu. Trong ảnh là bố mẹ của nhà toán học Pontryagin: ông Semyon Akimovich và bà Tatiana Andreyevna.
Mỗi ngày, bà Tatiana dành thời gian đọc cho con trai hàng chục trang sách về kiến thức, công thức toán học. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất với bà là giải thích cho con trai những công thức, ký hiệu... toán học mà bà không hiểu. Trong ảnh là bố mẹ của nhà toán học Pontryagin: ông Semyon Akimovich và bà Tatiana Andreyevna.
Theo đó, bà Tatiana trở thành người hỗ trợ tuyệt vời giúp con trai theo đuổi đam mê Toán học. Dù bị mù nhưng Pontryagin chưa từng sử dụng bảng chữ nổi Braille (bảng chữ cái dành cho người khiếm thị).
Theo đó, bà Tatiana trở thành người hỗ trợ tuyệt vời giúp con trai theo đuổi đam mê Toán học. Dù bị mù nhưng Pontryagin chưa từng sử dụng bảng chữ nổi Braille (bảng chữ cái dành cho người khiếm thị).
Vào năm 1925, ông Pontryagin vào học tại Khoa Vật lý và Toán học tại Đại học Moscow. Tại các lớp học, ông không ghi chép lại mà cố gắng ghi nhớ mọi thứ. Ông có trí nhớ phi thường nên có thể ghi nhớ lượng thông tin khổng lồ. Năm 27 tuổi, ông trở thành tiến sĩ vật lý và toán học.
Vào năm 1925, ông Pontryagin vào học tại Khoa Vật lý và Toán học tại Đại học Moscow. Tại các lớp học, ông không ghi chép lại mà cố gắng ghi nhớ mọi thứ. Ông có trí nhớ phi thường nên có thể ghi nhớ lượng thông tin khổng lồ. Năm 27 tuổi, ông trở thành tiến sĩ vật lý và toán học.
Trong mọi giai đoạn cuộc đời, bà Tatiana là người hỗ trợ tuyệt vời cho con trai. Nhờ vậy, nhà toán học lừng danh Liên Xô còn trở thành tác giả của khoảng 300 ấn phẩm, trong đó có một số đầu sách chuyên khoa và giáo trình.
Trong mọi giai đoạn cuộc đời, bà Tatiana là người hỗ trợ tuyệt vời cho con trai. Nhờ vậy, nhà toán học lừng danh Liên Xô còn trở thành tác giả của khoảng 300 ấn phẩm, trong đó có một số đầu sách chuyên khoa và giáo trình.
Với những đóng góp cho khoa học và toán học, ông Pontryagin vinh dự được trao một số giải thưởng uy tín của Liên Xô.
Với những đóng góp cho khoa học và toán học, ông Pontryagin vinh dự được trao một số giải thưởng uy tín của Liên Xô.
Ông cũng trở thành thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Du hành vũ trụ Quốc tế, Hội Toán học Luân Đôn và Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, đồng thời là Tiến sĩ Khoa học danh dự của Đại học Salford (Anh).
Ông cũng trở thành thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Du hành vũ trụ Quốc tế, Hội Toán học Luân Đôn và Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, đồng thời là Tiến sĩ Khoa học danh dự của Đại học Salford (Anh).
Ngoài ra, để vinh danh nhà toán học Pontryagin, một tiểu hành tinh và một con phố ở Moscow được đặt theo tên ông.
Ngoài ra, để vinh danh nhà toán học Pontryagin, một tiểu hành tinh và một con phố ở Moscow được đặt theo tên ông.
Mời độc giả xem video: Việt Nam đoạt 2 Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế năm 2020.

GALLERY MỚI NHẤT