Cuộc đời người đàn ông chết 5 năm mới được minh oan

36 năm mang thân phận “kẻ giết vợ”, trong đó 11 năm chịu cảnh ngồi tù, có lẽ điều đau đớn nhất đối với ông Sường là lúc từ giã cõi đời này, ông vẫn phải mang tiếng kẻ sát nhân xuống nấm mồ lạnh lẽo.

Bị bắt khi chưa kịp làm tang cho vợ
Có rất nhiều điều để chúng ta có thể nói về vụ án hy hữu có một không hai này, nhưng điều khiến tôi ám ảnh nhất là những lời trăng trối cuối cùng trước khi “nhắm mắt xuôi tay” của ông Mưu Quý Sường (SN 1944, trú tại thôn Gốc Vối, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) người đàn ông gần nửa thế kỷ phải mang danh là “kẻ giết vợ”.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng tháng 9/1977, sau khi làm việc tại hợp tác xã, ông Sường trở về nhà nhưng không thấy vợ đâu. Tìm kiếm cả buổi, ông Sường phát hiện thi thể bà Hoàng Thị Múi dưới con suối gần nhà. Nghĩ rằng, trong lúc vợ gánh phân ra đồng, khi qua cầu tre bắc ngang con suối có thể vợ mình đã ngã và thiệt mạng, ông Sường cùng người thân đưa thi thể bà Múi về lo hậu sự.
Vợ và con trai ông Sường cầm di ảnh người quá cố trong buổi xin lỗi. Ảnh: TL
Vợ và con trai ông Sường cầm di ảnh người quá cố trong buổi xin lỗi. Ảnh: TL 
Tuy nhiên, khi thi thể vợ chưa được khâm liệm, đám tang chưa kịp tổ chức thì ông Sường bị công an tới nhà đọc lệnh bắt với lý do, nghi ông là thủ phạm giết vợ. Thời điểm cay nghiệt đó, 2 người con của ông còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được bi kịch đang ập xuống gia đình (con gái lớn 5 tuổi, còn con trai út mới 6 tháng tuổi).
Bị bắt đi khi thi thể vợ nằm nguội lạnh ở giữa nhà, trong tiếng gào khóc thảm thiết của 2 đứa con nhỏ, ông Sường bị đưa đến giam giữ tại Trại giam Kế. Điều đáng nói, suốt 7 năm 4 tháng bị giam tại đây, cơ quan công an không ra kết luận điều tra và không có một phiên tòa nào diễn ra.
Trong thời gian ở tù, ông Sường được phân làm buồng trưởng buồng F3. Sau khi bị giam hơn 7 năm, trong buồng giam của ông Sường xảy ra vụ phạm nhân đánh nhau, ông Sường bị khởi tố và xử 4 năm tù giam.
Sau khi bị giam hơn 11 năm, ông Sường được thả ra mà không biết mình có phạm tội giết vợ hay không. Ông trở về quê thì nhà cửa, đất đai trước đây đã không còn, 2 con của ông được người thân mang sang Trung Quốc nuôi dùm.
Trở về với cuộc sống đời thường khi chỉ có hai bàn tay trắng và đau đớn hơn vẫn bị cái mác “kẻ giết vợ” treo lơ lửng trên đầu khiến ông Sường không thể có một phút giây được sống trong sự thanh thản.
Tưởng chừng như tất cả đều quay lưng với ông Sường, thì vẫn còn đó một người phụ nữ gạt bỏ đi tất cả để mang lòng yêu thương người đàn ông khốn khổ này bằng một tình yêu chân thành, không vụ lợi. Người phụ nữ đó tên là Vi Thị Cú (trú tại xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Bà Cú cũng có hoàn cảnh éo le, chồng mất sớm và một mình nuôi 4 con nhỏ.
Trong quãng thời gian sống chung dưới một mái nhà, bà Cú là người thấu hiểu hơn ai hết sự day dứt khôn nguôi của ông Sường với cái chết của người vợ cả. Thấu hiểu và sẻ chia, ròng rã suốt nhiều năm trời, bà Cú đã cùng người chồng khốn khổ của mình gõ cửa khắp các cơ quan công quyền để kêu oan.
Nhưng lần lượt các văn bản trả lời của Công an tỉnh Bắc Giang, VKSND tỉnh Bắc Giang đều cho rằng, vụ việc của ông Sường đã hết thời hiệu để xem xét yêu cầu giải quyết bồi thường. Tuy nhiên, theo VKSND tỉnh Bắc Giang, việc ông Sường cho rằng năm 1977 bị Công an tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) bắt giam oan sai vì tình nghi giết vợ là có cơ sở vì kết thúc điều tra mà cơ quan điều tra không có đủ căn cứ để kết luận ông phạm tội giết người.
Suốt nhiều năm trời kêu oan, không được giải quyết, ông Sường suy sụp tinh thần rồi sinh bệnh. Sau một thời gian dài mắc bệnh ung thư, ông Sường qua đời vào năm 2013. Ông mất vào đúng ngày cưới con gái của mình.
Công lý muộn mằn
Những tưởng như nỗi oan khuất của ông Sường sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi dưới nấm mồ lãnh lẽo, thì cơ duyên đã đến với bà Cú. Thông qua báo đài, bà biết tới ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Giám đốc Công ty Luật Hòa Lợi, người đã giúp được nhiều vụ án oan sai. Tiếp nhận hồ sơ vụ ông Sường, ông Hòa nhận lời đi kêu oan miễn phí. Ông Hòa đã gửi đơn đến Bộ Công an, Công an tỉnh Bắc Giang, VKSND tỉnh Bắc Giang đề nghị minh oan cho ông Sường. Sau gần 1 năm chờ đợi, ngày 3/1 vừa qua, cơ quan công an đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì "hành vi của bị can Mưu Quý Sường không cấu thành tội phạm giết người".
Chiều 29/1, Công an tỉnh Bắc Giang đã tổ chức buổi xin lỗi đối với ông Mưu Quý Sường tại trụ sở UBND xã Trù Hựu. Tại buổi xin lỗi, con trai của ông Sường là anh Mưu Văn Thắng cầm trên tay di ảnh cha, ngồi ở hàng ghế đầu. Lần này với sự giúp đỡ tài chính của mẹ kế, anh về quê dự lễ minh oan cho cha và phải nhờ người phiên dịch khi nói chuyện.
Ông Dương Ngọc Sáu (Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang) đứng lên phát biểu, nói rằng "được phân công thay mặt các cơ quan tố tụng xin lỗi công khai" ông Sường. Đại diện Công an tỉnh Bắc Giang thừa nhận việc "bắt ông Sường là sai", nên đã tổ chức công khai xin lỗi. Do ông Sường đã mất, lời xin lỗi được gửi tới người đại diện hợp pháp. Trong 10 phút phát biểu, ông Sáu còn cho hay, việc bồi thường sẽ được giải quyết "hợp lý, kịp thời". Toàn buổi xin lỗi công khai diễn ra trong 21 phút với phần phát biểu sau đó của Chủ tịch UBND xã Trù Hựu.

Chủ quán cà phê Xin Chào: "Tôi rất vui vì đã được giải oan"

Chủ quán cà phê Xin Chào cho biết, rất mừng và xúc động vì cuối cùng ông cũng đã được giải oan. Về yêu cầu bồi thường, ông Tấn nói sẽ xem xét.

Ngày 23/4, Viện trưởng VKSND Tối cao - Lê Minh Trí kết luận không có cơ sở truy tố ông Tấn về tội Kinh doanh trái phép và yêu cầu VKSND huyện Bình Chánh phải xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho chủ quán cà phê Xin Chào. Liên quan đến vụ việc, 2 cán bộ của đơn vị này cũng bị đề nghị tạm đình chỉ công tác để làm rõ.

Hai bi kịch của “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén

Với án tù chung thân vì tội giết người ở hai vụ án, ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) phải ngồi tù 17 năm 6 tháng mới được trả tự do.

Với án tù chung thân vì tội giết người ở hai vụ án, ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) phải ngồi tù 17 năm 6 tháng mới được trả tự do, được xin lỗi và bồi thường oan sai. Nhưng bi kịch thứ nhất vừa chấm dứt thì bi kịch thứ hai lại ập tới, khi "người tù thế kỷ" làm nhói đau lòng người bởi lá đơn tố cáo chính cha mình...

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.