Cuộc đời "lên voi xuống chó" của nghề buôn lậu ở Triều Tiên

Buôn lậu từng là nghề được nhiều người nghèo Triều Tiên mơ ước nhưng công việc này ngày càng khó khăn dưới thời Kim Jong Un, khi Triều Tiên liên tục bị quốc tế cấm vận.

Cuộc đời "lên voi xuống chó" của nghề buôn lậu ở Triều Tiên
Người đàn ông Triều Tiên ngồi trong căn phòng trống với chiếc tivi tắt tiếng, liên tục rít những điếu thuốc rẻ tiền “chính hãng” của quê hương. Bàn tay ông thô ráp sau hàng chục năm lao động vất vả. Dây lưng siết chặt để chiếc quần không tụt khỏi cơ thể gầy còm.
Nhìn ra đằng xa là những dãy núi nơi ông đã dành gần 50 năm chuyên đi lại trên các cung đường bí mật vượt biên sang Trung Quốc, rồi lại trở về. Sở dĩ phải lén lút vì ông là tay buôn lậu. Ông buôn đủ thứ cho đồng bào ở Triều Tiên, từ tivi đến quần áo. Trong khi đó, những chuyến hàng sang Trung Quốc gồm nấm, nhân sâm và thỉnh thoảng là vàng. Có lần ông kiếm được hơn 1.500 USD sau một chuyến đi.
“Tôi có thể chở được tới 10 tivi hoặc tủ lạnh trong một lần đấy. Hồi xưa tôi còn mang được nhiều đồ hơn”, ông nói một cách đầy tự hào.
Người dân mua hàng gần sân vận động Kim Il Sung tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
Người dân mua hàng gần sân vận động Kim Il Sung tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters. 
Nhưng thời thế đã thay đổi, Triều Tiên cũng thay đổi, thầm lặng nhưng mạnh mẽ. Sự bứt phá của nhà lãnh đạo Kim Jong Un dẫn đến hàng loạt cấm vận quốc tế áp đặt lên Triều Tiên khiến công việc những người buôn lậu nhỏ lẻ trở nên khó khăn hơn.
“Những nhóm thương buôn nhỏ này đang gánh chịu hệ quả từ cấm vận. Họ sẽ phải kín tiếng trong một thời gian. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội cho những công ty lớn với khách hàng Triều Tiên”, John Park, giám đốc một chương trình về Triều Tiên tại Trường Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard, nói.
Phạm pháp nhưng có giá
Tại Triều Tiên, buôn lậu về lý thuyết là hành vi phạm pháp. Hơn hai thập kỷ qua, những tay buôn lậu đã bí mật đưa hàng hoá từ đất nước bị cô lập ra thế giới, và đưa thực phẩm về ngược trở lại giữa những nạn đói. Sau này, một thị trường người tiêu dùng riêng rẽ được hình thành thì mặt hàng được mở rộng hơn, từ linh kiện ôtô Trung Quốc cho đến băng đĩa các chương trình truyền hình Hàn Quốc.
Đôi khi, “mặt hàng” được đưa ra khỏi đất nước còn là những gia đình muốn đào tẩu khỏi Triều Tiên.
Buôn lậu ở Triều Tiên bỗng trở thành nghề có giá, giúp hàng nghìn người nghèo ở Triều Tiên vươn lên tầng lớp trung lưu.
Tỉnh Pyongan (Triều Tiên) giáp Liêu Ninh (Trung Quốc) đang vào mùa thu hoạch lúa. Ảnh: Hải An.
Tỉnh Pyongan (Triều Tiên) giáp Liêu Ninh (Trung Quốc) đang vào mùa thu hoạch lúa. Ảnh: Hải An. 
“Khi tôi còn trẻ, ai cũng muốn mình sẽ trở thành người lính, bác sĩ hoặc giáo viên. Nhưng rồi sau đó mọi đứa trẻ đều muốn đi buôn lậu”, một phụ nữ Triều Tiên gần 50 tuổi, hiện sống ở ngoại ô Seoul, nói.
Phần lớn người dân Triều Tiên phải chấp nhận những công việc mà nhà nước giao. Trong số này, một tài xế xe tải cho biết mức lương chính thức của anh là 1.000 won Triều Tiên/tháng, chưa tới 1 USD. “Với số tiền này, anh có thể ăn hết sạch trong một lần”, anh này kể.
Do vậy, anh đã tận dụng công việc và phương tiện để “làm thêm”, chở hàng cho những thương lái trong các khu chợ đen. “Tôi đi khắp nơi. Một số thứ chỉ bán được 10 won ở đây, nhưng có thể bán tới 20 won ở nơi khác”, anh kể.
Sau này, anh dần dần tìm cách vượt biên sang Trung Quốc để mua tivi, tủ lạnh, radio, quần áo… rồi chuyển về để bán ở Triều Tiên.
Khi mà tất cả đều nhận hối lộ để làm ngơ, người buôn lậu này tin rằng công việc của anh là “được cho phép”. “Tôi trả tiền cho họ rồi họ để tôi đưa hàng vào”, anh nói.
“Nhìn từ bên ngoài thì đây là việc làm phạm pháp, nhưng với những người bên trong thì đây là cách mà thị trường ở khu vực biên giới hoạt động”, giáo sư Park nói.
Công việc khó khăn vì cấm vận
Tuy nhiên, trong những cuộc phỏng vấn hiếm hoi, khoảng 10 người buôn lậu Triều Tiên thừa nhận công việc của họ gặp nhiều khó khăn hơn sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền từ cuối năm 2011.
Dù Triều Tiên đã bị cấm vận liên tiếp trong thập kỷ qua, Trung Quốc chỉ thực sự thực thi các lệnh trừng phạt nghiêm túc trong năm 2017, sau hàng loạt vụ thử vũ khí của Bình Nhưỡng.
Càng nhiều cấm vận thì cỗ máy thương mại và các hành vi luồn lách càng trở nên tinh vi hơn. Theo các quan chức Mỹ, khi than của Triều Tiên trở thành đối tượng bị cấm thì những chuyến tàu hàng sẽ được đưa tới Nga nhằm che giấu nguồn gốc rồi mới đi đến các điểm khác.
Khi những cơ sở kinh doanh ở nước ngoài của Triều Tiên bị giám sát hoặc buộc đóng cửa, họ dựng lên những công ty bình phong hoặc thuê người Trung Quốc làm đại diện.
Khi khách hàng từ chối mua quần áo sản xuất tại Triều Tiên, các công xưởng bắt đầu thay thế mác là “Made in China”….
Trong những tính toán này, các nhóm buôn lậu nhỏ lẻ đã bị gạt ra bên lề vì không thể theo kịp với sự thích nghi trong bối cảnh cấm vận ngặt nghèo. “Tôi từng kiếm được rất nhiều tiền, nhưng bây giờ không còn nữa”, một người đàn ông ngoài 40 tuổi nói.
Trong quá khứ, ông là người buôn phế liệu thường xuyên qua lại biên giới Triều - Trung. Lính biên phòng Triều Tiên thường làm ngơ để ông mang hàng đi qua, sau khi họ đã nhận tiền hối lộ. Sử dụng điện thoại Trung Quốc, ông liên lạc với các đối tác để giao dịch và hẹn ngày chuyển hàng. Ước tính mỗi chuyến hàng lên đến hàng tấn phế liệu kim loại, được chuyển đi trên những con đường mòn quanh sông Áp Lục.
Vào những ngày thuận lợi nhất, ông có thể chở đến 6 tấn hàng và kiếm được tới 3.600 USD sau mỗi chuyến. Đổi lại, ông cũng mang đến cho lính biên phòng Triều Tiên nhiều thức ăn ngon và bia. “Tôi là người tử tế mà”, ông nói.
Tình hình trở nên khó khăn hơn kể từ năm 2015. Lính biên phòng ngày càng cảnh giác hơn. Những tin đồn về các hình phạt khắc nghiệt như “bất kỳ ai giúp đỡ buôn lậu sẽ bị tử hình” khiến công việc không còn suôn sẻ như trước.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng được cho là nhiều lần tiến hành các đợt thanh trừng, thay thế không chỉ những quan chức cấp cao mà đến cả các cấp thấp hơn, gần đây là các bộ phận phụ trách khu vực biên giới.
“Khi công việc của anh phụ thuộc vào những cơ quan biên giới, mà các quan chức này bị thay đổi cứ mỗi 9-12 tháng thì việc hoạt động sẽ khó khăn hơn”, Justin Hastings, nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney, nói.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nửa cuối tháng 11/2017 phần nào hé mở cuộc sống của người dân ở miền duyên hải Triều Tiên.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên
Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
 Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI. 
Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
 Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Báo Nhật tiết lộ thử nghiệm đáng sợ của Triều Tiên

Triều Tiên đã bắt đầu thử nghiệm đưa khuẩn than lên tên lửa đạn đạo liên lục địa, báo Asahi của Nhật dẫn một nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết.

Báo Nhật tiết lộ thử nghiệm đáng sợ của Triều Tiên
Theo Asahi, nguồn tin ở Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên đang tiến hành các thử nghiệm về kháng nhiệt và kháng áp suất để xem khuẩn than có thể sống sót ở nhiệt độ 7.000 độ C hoặc cao hơn không. Nhiệt độ này là mức tên lửa đạn đạo liên lục địa phải trải qua khi tái nhập khí quyển trái đất.
Nguồn tin ở Seoul cũng cho biết, Bình Nhưỡng đang tìm cách phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa có khuẩn than. Theo một báo cáo tình báo chưa được xác nhận, đất nước Triều Tiên đã thành công trong thử nghiệm như vậy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.