Vào nghề làm chúa
Chúng tôi gặp anh Hà Văn Tài (26 tuổi, người xã Mỹ Thuận, huyện Tân Xuân, Phú Thọ) ở cuối thị trấn Bắc Yên, Sơn La, cách quê anh 140km. Anh Tài chia sẻ, anh mới đưa đàn ong của gia đình khoảng 400 thùng lên đây vì mùa này đang là mùa hoa bạc hà và hoa cỏ kim.
Toàn cảnh bãi ong của anh Hà Văn Tài. Ảnh: G.T |
Tuy mới 26 tuổi nhưng Tài đã có gần chục năm làm tướng quản đàn ong của gia đình. Tài kể, muốn vào nghề ong đầu tiên phải biết làm ong chúa, vì theo quy luật tự nhiên, hàng triệu con ong thợ mới sinh ra một con ong chúa.
Người biết nuôi ong là phải biết bắt đàn ong làm ra chúa để nhân đàn. Thường thì đầu vụ đưa ong đi tìm mật đàn ong của gia đình tôi chỉ có khoảng 100 thùng, nhưng chỉ sau khoảng 2 tháng tôi đã nâng lên 400 thùng ong”.
Anh Hà Văn Tài
Chỉ khi nào con chúa già không đẻ được nữa nó mới cho phép con chúa mới ra đời, và con chúa già tự bay ra khỏi tổ rồi chết. Chính vì vậy tỉ lệ đàn ong ngoài tự nhiên rất hiếm.
Người biết nuôi ong là phải biết bắt đàn ong làm ra chúa. Chỉ một dãy cầu nụ ong Tài cho biết: Để làm ra những con ong chúa, bắt đầu từ những chiếc nụ này. Theo Tài, để sản xuất nụ ong, trước hết cho sáp ong vào nồi nấu chảy ra rồi dùng chiếc khuôn bé như những chiếc khuy, đúc thành một cái nụ có hình khum như chiếc nơm, sau đó đặt vào trong cầu ong ở trong thùng tổ, để con chúa đẻ trứng vào.
Những chiếc nụ này được đám ong thợ đực chăm sóc một cách đặc biệt, và được chúa tiết sữa hàng ngày. Từ dãy cầu nụ này sẽ nở ra những con chúa mới. Và đây là bí quyết để nhân đàn, gần như là gia truyền mà chỉ có chủ đàn ong mới có thể làm được. Anh Toàn cho biết, đầu vụ đưa ong đi tìm mật thì đàn ong của gia đình anh chỉ có khoảng 100 thùng, nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau đã nâng lên 400 thùng ong, và dự kiến đạt sản lượng 80 tấn mật.
Ngoài việc biết ươm chúa để nhân đàn ong, những người chăn ong cũng phải biết vô số những công việc tỉ mỉ khác mà không phải ai cũng hiểu. Anh Tài cho biết, anh đã đưa ong đi đánh mật khắp núi rừng phía Bắc, việc chọn địa điểm để đóng quân cũng hết sức quan trọng. Chỗ đóng quân phải thoáng, rộng, gần nguồn nước, nhưng lại phải kín gió. Con ong bay cả ngày đi tìm mật, với quãng đường hàng chục km, chiều về phấn hoa dính ở chân, nặng, nếu gặp gió to ong sẽ khó mà tìm được đường về tổ. Yếu tố gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn ong, nếu đưa ong đi vùng cao mà để ong lạnh, không đóng cửa chuồng kịp, ong rất dễ bị chết rét hàng loạt. Do vậy, một trong những công việc quan trong hàng ngày của người chăn ong là nghe sức khỏe của đàn ong. Nếu thấy tiếng ong vỗ cánh vè vè, bay dứt khoát thì là ong khỏe, còn ong bay lảo đảo lờ đờ, chậm phản ứng là đàn ong bị yếu, sẽ bị giảm lượng mật hay là mật kém chất lượng.
Chăn cả triệu con ong, nên lúc lấy mật, thăm tổ bị ong đốt, theo anh Tài, cũng là chuyện bình thường. Hồi mới vào nghề, bị 2 mũi chích của ong có khi sưng tấy, sốt cả ngày, nhưng sau nhiều năm bị ong đốt thành quen, giờ sức đề kháng của anh rất tốt. “Nhưng khi mở thùng để quay mật, chúng em vẫn phải làm khói để tránh bị ong tấn công. Giống ong mật này rất hiền, nhưng khi bị chọc giận, chúng như đội cảm tử, đồng loạt xông vào tấn công. Nhiều người làm ong đã tử nạn khi bị ong nổi giận tấn công” - anh Tài cho biết.
Bước chân theo những mùa hoa
Anh Tài kiểm tra ong. Ảnh: G.T |
Với 400 thùng ong, mỗi năm đàn ong của anh Tài cho ra lò gần 40 tấn mật nguyên chất, nếu thị trường ổn định có thể thu về khoảng 800 triệu đồng. Vì vậy dù vất vả, những người nuôi ong vẫn có động lực để cùng những đàn ong của mình chạy theo những mùa hoa trên khắp cả nước.
Hầu hết những người nuôi ong đều phải lang thang nay đây mai đó theo những mùa hoa. Cứ ra tết, anh Tài lại đưa ong vào các tỉnh Tây Nguyên để làm mật cà phê và mật cao su. Những chuyến đi xa hơn nghìn km như vậy tương đối vất vả, khó nhất là khâu nhốt ong vào thùng. Thường thì phải đợi đến trời tối, anh Tài mới ghép các đàn ong vào với nhau, bởi ban ngày ong khác đàn sẽ đánh nhau đến chết mới thôi. Nhưng ban đêm khi chúng không hoạt động, lại bị nhốt vào với nhau, sẽ quen mùi nên không đánh nhau nữa. Mỗi một chuyến đi xa chi phí hết cả trăm triệu đồng, nếu không thu được mật coi như lỗ vốn. Có năm anh không muốn vào Tây Nguyên thì cho đàn ong vòng lên Sông Mã của Sơn La ăn mùa hoa nhãn. Thường mật nhãn có màu cánh gián khá đẹp và vị thơm mát.
“Ở nước ta, mật ong có giá trị nhất là mật ong hoa bạc hà ở Hà Giang. Tuy nhiên, mấy năm nay nhiều người nuôi ong chào thua xứ cao nguyên đá vì đưa ong lên đó bị nhiều luật lệ, chi phí cao. Ngoài ra, đưa ong đi đánh mật bạc hà phải xác định hết mùa mật coi như tan đàn ong, vì mật bạc hà rất xót, hết mùa là ong lăn ra chết cả loạt, phải gây lại đàn từ đầu rất tốn kém, mất nhiều thời gian” - anh Tài chia sẻ.
Chắt mật bán cho khách. Ảnh: G.T |
Một năm những người nuôi ong mật ở Tân Sơn chỉ đậu chân ở nhà khoảng 3 tháng, độ từ rằm tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch. Nhà anh ở gần Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, mà thời gian đó là mùa của hoa sở và nhiều loài hoa khác trong rừng nên đưa ong về nhà vẫn làm ra mật.
Với 400 thùng ong, mỗi năm đàn ong của anh Tài cho ra lò gần 40 tấn mật nguyên chất, nếu thị trường ổn định có thể thu về khoảng 800 triệu đồng. Vì vậy dù vất vả, những người nuôi ong vẫn có động lực để cùng những đàn ong của mình chạy theo những mùa hoa trên khắp cả nước. Họ là những người chấp nhận vất vả để thu vị ngọt thiên nhiên cho đời.