Cuộc đời kỳ diệu của "cô gái bóng rổ" mất chân sau tai nạn

Cuộc đời kỳ diệu của "cô gái bóng rổ" mất chân sau tai nạn

Cuộc đời kỳ diệu của "cô gái bóng rổ" biểu tượng cho lòng kiên trì, vượt lên khiếm khuyết cơ thể để thành công.

Năm 2000, cô bé Qian Hongyan ở Vân Nam, Trung Quốc, bị xe tải cán qua người khi mới 4 tuổi. Em may mắn giữ được tính mạng nhưng lại mất đôi chân. Ảnh: Reuters.
Năm 2000, cô bé Qian Hongyan ở Vân Nam, Trung Quốc, bị xe tải cán qua người khi mới 4 tuổi. Em may mắn giữ được tính mạng nhưng lại mất đôi chân. Ảnh: Reuters.
Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn. Số tiền kiếm được từ công việc sản xuất tơ lụa chỉ đủ để họ trang trải cuộc sống, không đủ để mua chân giả cho con gái. Ảnh: Daily Mail.
Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn. Số tiền kiếm được từ công việc sản xuất tơ lụa chỉ đủ để họ trang trải cuộc sống, không đủ để mua chân giả cho con gái. Ảnh: Daily Mail.
Năm 2005, cô bé trở thành hiện tượng mạng khi bức ảnh em di chuyển trên đôi tay bằng gỗ cùng quả bóng rổ được gắn vào phần thân dưới, giúp em cân bằng cơ thể và là điểm tựa để nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Từ đó, Qian Hongyan gắn liền với biệt danh " cô gái bóng rổ". Ảnh: Reuters.
Năm 2005, cô bé trở thành hiện tượng mạng khi bức ảnh em di chuyển trên đôi tay bằng gỗ cùng quả bóng rổ được gắn vào phần thân dưới, giúp em cân bằng cơ thể và là điểm tựa để nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Từ đó, Qian Hongyan gắn liền với biệt danh " cô gái bóng rổ". Ảnh: Reuters.
Sự nổi tiếng bất ngờ này cũng là bước chuyển lớn trong cuộc đời Hongyan khi nhiều người cảm phục lòng dũng cảm của em và sẵn lòng giúp đỡ. Năm 2007, em nhận được đôi chân giả miễn phí đầu tiên từ Trung tâm Nghiên cứu Phục hồi Chức năng Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.
Sự nổi tiếng bất ngờ này cũng là bước chuyển lớn trong cuộc đời Hongyan khi nhiều người cảm phục lòng dũng cảm của em và sẵn lòng giúp đỡ. Năm 2007, em nhận được đôi chân giả miễn phí đầu tiên từ Trung tâm Nghiên cứu Phục hồi Chức năng Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.
Nhờ số tiền hiến tặng từ các nhà hảo tâm, em hoàn thành chương trình tiểu học. Tuy nhiên, với hoàn cảnh khốn khó của gia đình, nữ sinh khuyết tật chấp nhận sự thật mình không có khả năng tiếp tục đến trường. Ảnh: Reuters.
Nhờ số tiền hiến tặng từ các nhà hảo tâm, em hoàn thành chương trình tiểu học. Tuy nhiên, với hoàn cảnh khốn khó của gia đình, nữ sinh khuyết tật chấp nhận sự thật mình không có khả năng tiếp tục đến trường. Ảnh: Reuters.
Thay vì bi quan, Hongyan đặt ra lối đi riêng cho bản thân. Em quyết định học bơi và gia nhập câu lạc bộ bơi lội cho người khuyết tật ở địa phương. Thời gian đầu, cô bé gặp khó khăn vì không thể nổi hay di chuyển trong nước. Ảnh: Reuters.
Thay vì bi quan, Hongyan đặt ra lối đi riêng cho bản thân. Em quyết định học bơi và gia nhập câu lạc bộ bơi lội cho người khuyết tật ở địa phương. Thời gian đầu, cô bé gặp khó khăn vì không thể nổi hay di chuyển trong nước. Ảnh: Reuters.
Những trở ngại đó không khiến "cô gái bóng rổ" nhụt chí. Năm 2009, em một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của báo giới khi giành một huy chương vàng và hai huy chương bạc tại giải thi đấu bơi lội quốc gia dành cho người khuyết tật. Ảnh: Daily Mail.
Những trở ngại đó không khiến "cô gái bóng rổ" nhụt chí. Năm 2009, em một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của báo giới khi giành một huy chương vàng và hai huy chương bạc tại giải thi đấu bơi lội quốc gia dành cho người khuyết tật. Ảnh: Daily Mail.
Một năm sau, Hongyan gặt hái thêm 3 huy chương bạc. Năm 2011, ông của em chết ngay trước giải đấu, "cô gái bóng rổ" cố gắng giành huy chương đồng nhưng thành tích này không đủ để em lọt vào đội tuyển quốc gia tham dự Paralympic Games. Ảnh: Reuters.
Một năm sau, Hongyan gặt hái thêm 3 huy chương bạc. Năm 2011, ông của em chết ngay trước giải đấu, "cô gái bóng rổ" cố gắng giành huy chương đồng nhưng thành tích này không đủ để em lọt vào đội tuyển quốc gia tham dự Paralympic Games. Ảnh: Reuters.
Thất bại này khiến Hongyan chán nản, quyết định trở về quê nhà để tránh né truyền thông và công chúng. Trong thời gian này, sự tin tưởng của hai em trai giúp cô trở lại đường đua xanh. Ảnh: Daily Mail.
Thất bại này khiến Hongyan chán nản, quyết định trở về quê nhà để tránh né truyền thông và công chúng. Trong thời gian này, sự tin tưởng của hai em trai giúp cô trở lại đường đua xanh. Ảnh: Daily Mail.
Tháng 9/2014, Qian Hongyan giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Người khuyết tật Vân Nam ở nội dung bơi ếch 100 m, bổ sung thêm dấu mốc cho cuộc đời kỳ diệu của mình. Ảnh: Reuters.
Tháng 9/2014, Qian Hongyan giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Người khuyết tật Vân Nam ở nội dung bơi ếch 100 m, bổ sung thêm dấu mốc cho cuộc đời kỳ diệu của mình. Ảnh: Reuters.
Tại Trung Quốc, "cô gái bóng rổ" là biểu tượng cho lòng kiên trì, dũng cảm vượt lên khiếm khuyết cơ thể để thành công. Li Ke-qiang, huấn luyện viên của Hongyan, từng có lời khen ngợi học trò trên BBC. Ảnh: Reuters.
Tại Trung Quốc, "cô gái bóng rổ" là biểu tượng cho lòng kiên trì, dũng cảm vượt lên khiếm khuyết cơ thể để thành công. Li Ke-qiang, huấn luyện viên của Hongyan, từng có lời khen ngợi học trò trên BBC. Ảnh: Reuters.
"Trước đây, nhiều người khinh thường người khuyết tật, mặc định họ chỉ biết ngửa tay xin tiền thiên hạ. Nhưng nhìn vào cuộc đời của Qian Hongyan và những vận động viên khác, xã hội dần hiểu ra rằng những số phận thiệt thòi vẫn nỗ lực để thành công mỗi ngày", ông Li nói. Ảnh: Reuters.
"Trước đây, nhiều người khinh thường người khuyết tật, mặc định họ chỉ biết ngửa tay xin tiền thiên hạ. Nhưng nhìn vào cuộc đời của Qian Hongyan và những vận động viên khác, xã hội dần hiểu ra rằng những số phận thiệt thòi vẫn nỗ lực để thành công mỗi ngày", ông Li nói. Ảnh: Reuters.

GALLERY MỚI NHẤT