Cuộc đời đau khổ, bất hạnh và điên loạn của vua Lý Huệ Tông

Cuộc đời đau khổ, bất hạnh và điên loạn của vua Lý Huệ Tông

Trong số vua thời phong kiến, Lý Huệ Tông được đánh giá là vị vua thăng trầm nhất: bệnh hiểm, điên loạn, không có con trai nối dõi và cuối cùng bị bức tử.

Vua Lý Huệ Tông (1194-1226) là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1210 đến năm 1224.
Vua Lý Huệ Tông (1194-1226) là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1210 đến năm 1224.
Vua Lý Huệ Tông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm. Ông là vị vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”.
Vua Lý Huệ Tông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm. Ông là vị vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”.
Sinh ra vào thời loạn lạc, ngay từ khi còn là hoàng thái tử, Lý Huệ Tông đã phải bao phen chạy loạn khốn đốn bởi cảnh chém giết trong triều giữa quan lại và phe phái cát cứ bên ngoài.
Sinh ra vào thời loạn lạc, ngay từ khi còn là hoàng thái tử, Lý Huệ Tông đã phải bao phen chạy loạn khốn đốn bởi cảnh chém giết trong triều giữa quan lại và phe phái cát cứ bên ngoài.
Không những thế ông còn phải chứng kiến cuộc xung đột trong nội bộ hoàng tộc giữa một bên là mẹ (Đàm thái hậu) và vợ (Trần Thị Dung).
Không những thế ông còn phải chứng kiến cuộc xung đột trong nội bộ hoàng tộc giữa một bên là mẹ (Đàm thái hậu) và vợ (Trần Thị Dung).
Đặc biệt, vua lại mắc bệnh nặng. Ban đầu vua mắc bệnh trúng phong vào cuối năm Bính Tý (1216), thầy thuốc giỏi trong cả nước được gọi đến nhưng không thể chữa khỏi cho ông.
Đặc biệt, vua lại mắc bệnh nặng. Ban đầu vua mắc bệnh trúng phong vào cuối năm Bính Tý (1216), thầy thuốc giỏi trong cả nước được gọi đến nhưng không thể chữa khỏi cho ông.
Đến năm Đinh Sửu (1217) vua dần phát chứng điên, có lúc nói là Thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sáng sớm đến chiều không nghỉ...
Đến năm Đinh Sửu (1217) vua dần phát chứng điên, có lúc nói là Thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sáng sớm đến chiều không nghỉ...
Theo sử sách, vua Lý Huệ Tông không có con trai, Hoàng hậu Trần Thị Dung chỉ sinh cho ông được hai người con gái là Thuận Thiên công chúa và Chiêu Thánh công chúa.
Theo sử sách, vua Lý Huệ Tông không có con trai, Hoàng hậu Trần Thị Dung chỉ sinh cho ông được hai người con gái là Thuận Thiên công chúa và Chiêu Thánh công chúa.
Năm 1224, bệnh vua càng nặng hơn, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư.
Năm 1224, bệnh vua càng nặng hơn, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư.
Từ một người tôn quý ở ngôi vị cửu trùng “nay lê đôi giầy cỏ, chống cái gậy tre, thất thểu là một người nhà chùa, người có lương tâm ai thấy đều rơi lệ”. Sợ lòng người trong thiên hạ còn nhớ vua cũ, Trần Thủ Độ đã bức tử Lý Huệ Tông.
Từ một người tôn quý ở ngôi vị cửu trùng “nay lê đôi giầy cỏ, chống cái gậy tre, thất thểu là một người nhà chùa, người có lương tâm ai thấy đều rơi lệ”. Sợ lòng người trong thiên hạ còn nhớ vua cũ, Trần Thủ Độ đã bức tử Lý Huệ Tông.
Sách Giản yếu sử Việt Nam viết, Trần Thủ Độ có lần đi qua cổng chùa, thấy Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ, liền nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”. Huệ Tông đứng dậy, phủi tay trả lời: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”. Sau đó ông thắt cổ tự tử.
Sách Giản yếu sử Việt Nam viết, Trần Thủ Độ có lần đi qua cổng chùa, thấy Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ, liền nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”. Huệ Tông đứng dậy, phủi tay trả lời: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”. Sau đó ông thắt cổ tự tử.
Lý Huệ Tông mất năm Bính Tuất (1226), thọ 33 tuổi, làm vua được 14 năm. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng, tên ông là Sảm, theo Hán tự có nghĩa là mặt trời gác núi. Theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Hạo Sảm, mặt trời nhà Lý sẽ tắt.
Lý Huệ Tông mất năm Bính Tuất (1226), thọ 33 tuổi, làm vua được 14 năm. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng, tên ông là Sảm, theo Hán tự có nghĩa là mặt trời gác núi. Theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Hạo Sảm, mặt trời nhà Lý sẽ tắt.
Dân gian còn lưu truyền giai thoại, trước khi thắt cổ tự tử, vua Lý Huệ Tông có khấn rằng: "Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế".
Dân gian còn lưu truyền giai thoại, trước khi thắt cổ tự tử, vua Lý Huệ Tông có khấn rằng: "Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế".
Năm 1400, Hồ Quý Ly chính thức lập nên nhà Hồ, chấm dứt lịch sử 175 năm của nhà Trần. "Lời nguyền" của Huệ Tông đã ứng nghiệm đúng như ông nói: Tôn thất nhà Trần, con cháu của Trần Thủ Độ sau này bị soán ngôi, bức hại giống như cách Thủ Độ bức tử Huệ Tông.
Năm 1400, Hồ Quý Ly chính thức lập nên nhà Hồ, chấm dứt lịch sử 175 năm của nhà Trần. "Lời nguyền" của Huệ Tông đã ứng nghiệm đúng như ông nói: Tôn thất nhà Trần, con cháu của Trần Thủ Độ sau này bị soán ngôi, bức hại giống như cách Thủ Độ bức tử Huệ Tông.
Mời độc giả xem video: Nuôi cá tầm có giàu được không?. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT