Cuộc đời bí ẩn của Hoa hậu Ba Lan trở thành nhân viên tình báo Anh

Cuộc đời bí ẩn, đầy huyền thoại và oan nghiệt của nữ tình báo Christgau Granville đã được dựng thành phim-tập đầu tiên trong loạt phim 007 nhưng mãi tới năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát xít, cuộc đời thật của Christgau Granville mới được công bố.

Cuộc đời bí ẩn của Hoa hậu Ba Lan trở thành nhân viên tình báo Anh

Mọi người ngỡ ngàng khi biết Christgau Granville, người từng thành công trong việc thuyết phục nhiều cánh quân Đức phản chiến, từng được Thủ tướng Anh Churchill yêu quý lại là Hoa hậu của Ba Lan.

Christgau Granville sinh năm 1915 tại vùng ngoại ô Warsawa, Ba Lan, trong một gia đình có bố là bá tước, mẹ là con gái một chủ ngân hàng người Do Thái. Sau khi đoạt vương miện Hoa hậu Ba Lan, Christgau Granville đã lên xe hoa với Jazds Gheeds, một quan chức ngoại giao khi cô mới 19 tuổi. Sau đó, Christgau Granville tới thăm đất nước Ethiopia nhân dịp chồng sang công tác tại đó.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 

Tháng 9/1939, khi quân Đức tấn công Ba Lan, Christgau Granville đã tìm mọi cách tới Anh và trở thành nhân viên của Cơ quan Tình báo Anh. Sau khi được đưa trở lại Ba Lan hoạt động, Christgau Granville đã làm quen với Andrew, một nhân viên tình báo gốc Ba Lan. Hai người yêu nhau khi sang hoạt động tại Budapest, Hungary.

Trong thời gian ở Budapest, Christgau Granville đã cung cấp nhiều tin quan trọng cho tình báo Anh và một trong những tin tức quan trọng nhất, có giá trị nhất, giúp nước Anh nhận định: Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô trong tháng 6/1941. Sau nhiều tin tức quan trọng khác nhận được từ Christgau Granville, Thủ tướng Anh Churchill đã phải thốt lên rằng: Cô ta là nhân viên tình báo làm tôi hài lòng nhất từ trước đến nay".

Không những cung cấp cho Cơ quan Tình báo Anh nhiều tin tức quan trọng, Christgau Granville còn cứu sống nhiều chiến binh đến từ các nước Đồng minh. Christgau Granville còn sử dụng sắc đẹp mê hồn của mình thuyết phục nhiều cánh quân Đức đầu hàng quân Đồng minh.

Một điều đáng nói là sau khi rơi vào tay Cơ quan mật vụ Đức Quốc xã, Christgau Granville đã nhanh trí thoát khỏi bàn tay của chúng tới hai lần. Sau khi Thế chiến II kết thúc, Christgau Granville xin rời khỏi Cơ quan Tình báo Anh, nhưng vẫn được Chính phủ Anh tặng Huân chương chữ thập George; Chính phủ Pháp tặng Huân chương Chữ thập Charles de Gaulle.

Theo hồ sơ cá nhân, Christgau Granville kết hôn 2 lần, nhưng trên thực tế bà có rất nhiều tình nhân, ngoài Andrew còn phải kể tới Ian Flemming, nhân viên tình báo Anh, tác giả của những cuốn tiểu thuyết với nhân vật chính James Bond trong loạt phim hành động điệp viên 007.

Sau chiến tranh, Christgau Granville và Ian Flemming thường xuyên gặp nhau ở khách sạn Granville trong thành phố Dover, Mỹ. Tình cảm của hai người sâu đậm tới mức, Ian Flemming đã lấy hình mẫu của cô để đưa vào nhân vật Bond Girl trong cuốn tiểu thuyết trinh thám 007 đầu tiên của mình. Tuy tình cảm của họ sâu sắc như vậy, nhưng lại không đi tới hôn nhân.

Do chiến tranh nên Christgau Granville đã mất hết gia sản ở Ba Lan, buộc cô phải bôn ba kiếm sống bằng nghề phục vụ trên tàu viễn dương. Năm 37 tuổi (1952), Christgau Granville làm quen với một người tên là George Murdoni. Anh ta yêu Christgau Granville say đắm nhưng bị cô từ chối.

Vốn là người hay đố kị, ghen ghét ngày 15/6/1952, George Murdoni đã dùng dao đâm chết Christgau Granville tại nhà riêng của cô ở London. Vụ án này đã gây chấn động dư luận nước Anh thời bấy giờ. Hung thủ giết người đã phải nhận bản án cao nhất: tử hình.

Nể phục điệp viên 1 chân khiến phát xít Đức "sợ xanh mật"

(Kiến Thức) - Đóng góp vào chiến thắng chống phát xít của quân đồng minh không thể không nhắc đến sự đóng góp của các điệp viên. Trong số này nổi tiếng là nữ điệp viên 1 chân Virginia Hall khiến phát xít Đức nể sợ.

Nể phục điệp viên 1 chân khiến phát xít Đức "sợ xanh mật"
Ne phuc diep vien 1 chan khien phat xit Duc
 Trong Chiến tranh thế giới 2, nhiều điệp viên của quân đồng minh đã khiến phát xít Đức "đau đầu". Trong số này không thể không nhắc đến nữ điệp viên 1 chân huyền thoại có tên Virginia Hall.

Điệp viên Mỹ xài tuyệt chiêu gì khi nằm vùng ở Liên Xô?

(Kiến Thức) - Trong thời Chiến tranh Lạnh, nhân viên Marti Peterson của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đến Moscow, Liên Xô. Tại đây, điệp viên Mỹ gửi tin tình báo về nước bằng "hộp thư chết". Nhờ cách này, Peterson hoạt động hiệu quả mà không bị phát hiện.

Điệp viên Mỹ xài tuyệt chiêu gì khi nằm vùng ở Liên Xô?
Diep vien My xai tuyet chieu gi khi nam vung o Lien Xo?
 Marti Peterson là một trong những nữ điệp viên xuất sắc của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Trong thời Chiến tranh Lạnh, điệp viên Mỹ này làm nhiệm vụ tại Moscow. 

Nữ điệp viên Chuột bạch khiến phát xit Đức bấn loạn là ai?

(Kiến Thức) - Hoạt động của nữ điệp viên Nancy Wake, biệt danh "Chuột Bạch", đã khiến kẻ thù khốn đốn và tìm mọi cách truy bắt. Dù vậy, sự nhạy bén đã giúp bà luôn nằm ngoài tầm với của các nhân viên tình báo đầu sỏ Đức Quốc xã.

Nữ điệp viên Chuột bạch khiến phát xit Đức bấn loạn là ai?
Nu diep vien Chuot bach khien phat xit Duc ban loan la ai?
Nancy Wake (1912-2011), biệt danh “Chuột Bạch” là một trong những nữ điệp viên nổi tiếng nhất lịch sử ngành tình báo. Bà được biết đến với những chiến tích thực hiện ở nước Pháp thời Thế chiến II.
Nu diep vien Chuot bach khien phat xit Duc ban loan la ai?-Hinh-2
Hoạt động với tư cách nhân viên Cục Hành động Đặc biệt (SOE).của Anh, bà thông minh và khéo léo đến mức Cơ quan mật vụ Đức Quốc xã Gestapo đã đặt giải thưởng 5 triệu frank cho ai bắt giữ hoặc tiêu diệt được bà.

Đọc nhiều nhất

Tin mới