Cuộc chiến đẫm máu chiếm trụ sở Quốc hội Đức quốc xã của Liên Xô

Cuộc chiến đẫm máu chiếm trụ sở Quốc hội Đức quốc xã của Liên Xô

Vào cuối tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô đã có một cuộc chiến khốc liệt, đẫm máu với lực lượng phát xít Đức nhằm chiếm được trụ sở Quốc hội của nước này. Theo ước tính, hơn 2.500 lính Đức tử trận trong sự kiện đó.

Trụ sở Quốc hội Đức được xem là biểu tượng của chế độ  Đức quốc xã. Do vậy, vào cuối tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô thực hiện cuộc tiến công lớn nhằm chiếm được nơi này. Trong khi đó, lực lượng phát xít Đức nỗ lực bảo vệ tòa nhà Quốc hội đến cùng.
Trụ sở Quốc hội Đức được xem là biểu tượng của chế độ Đức quốc xã. Do vậy, vào cuối tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô thực hiện cuộc tiến công lớn nhằm chiếm được nơi này. Trong khi đó, lực lượng phát xít Đức nỗ lực bảo vệ tòa nhà Quốc hội đến cùng.
Do vậy, một cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu xảy ra giữa lực lượng Liên Xô và phát xít Đức tại tòa nhà Quốc hội ở Berlin và khu vực lân cận.
Do vậy, một cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu xảy ra giữa lực lượng Liên Xô và phát xít Đức tại tòa nhà Quốc hội ở Berlin và khu vực lân cận.
Cụ thể, lực lượng bảo vệ trụ sở Quốc hội Đức gồm lực lượng Wehrmacht, SS vũ trang, dân quân Volkssturm, thậm chí cả các học viên trường hải quân Rostock.
Cụ thể, lực lượng bảo vệ trụ sở Quốc hội Đức gồm lực lượng Wehrmacht, SS vũ trang, dân quân Volkssturm, thậm chí cả các học viên trường hải quân Rostock.
Đức quốc xã cũng triển khai cả xe bọc thép để hỗ trợ các lực lượng trong cuộc đối đầu với Hồng quân Liên Xô.
Đức quốc xã cũng triển khai cả xe bọc thép để hỗ trợ các lực lượng trong cuộc đối đầu với Hồng quân Liên Xô.
Vào trưa ngày 30/4/1945, Tập đoàn quân Xung kích số 3 của Liên Xô thực hiện cuộc tiến công vào Trụ sở Quốc hội Đức. Theo đó, hàng chục khẩu pháo và xe tăng nã đạn pháo vào tòa nhà mang tính biểu tượng của phát xít Đức.
Vào trưa ngày 30/4/1945, Tập đoàn quân Xung kích số 3 của Liên Xô thực hiện cuộc tiến công vào Trụ sở Quốc hội Đức. Theo đó, hàng chục khẩu pháo và xe tăng nã đạn pháo vào tòa nhà mang tính biểu tượng của phát xít Đức.
Binh sĩ phát xít Đức cũng sử dụng hỏa lực mạnh để cản bước tiến công của binh lính Liên Xô. Hai bên giữ thế giằng co trong suốt nhiều tiếng đồng hồ.
Binh sĩ phát xít Đức cũng sử dụng hỏa lực mạnh để cản bước tiến công của binh lính Liên Xô. Hai bên giữ thế giằng co trong suốt nhiều tiếng đồng hồ.
Cuộc giao tranh dữ dội tại tòa nhà Quốc hội và khu vực lân cận tràn ngập tiếng súng, lựu đạn... cũng như tiếng hô hào chiến đấu của binh sĩ thuộc 2 bên tham chiến.
Cuộc giao tranh dữ dội tại tòa nhà Quốc hội và khu vực lân cận tràn ngập tiếng súng, lựu đạn... cũng như tiếng hô hào chiến đấu của binh sĩ thuộc 2 bên tham chiến.
Dù binh sĩ Đức quốc xã chống trả quyết liệt nhằm bảo vệ tòa nhà Quốc hội và khu vực lân cận nhưng đến tối ngày 1/5/1945, Hồng quân Liên Xô giành được chiến thắng.
Dù binh sĩ Đức quốc xã chống trả quyết liệt nhằm bảo vệ tòa nhà Quốc hội và khu vực lân cận nhưng đến tối ngày 1/5/1945, Hồng quân Liên Xô giành được chiến thắng.
Lực lượng phát xít Đức ở tòa nhà Quốc hội hạ súng xuống và đầu hàng vô điều kiện. Vào sáng sớm ngày 2/5/1945, toàn bộ lực lượng Đức đồn trú ở thủ đô Berlin cũng buông bỏ vũ khí, đầu hàng quân đội Liên Xô.
Lực lượng phát xít Đức ở tòa nhà Quốc hội hạ súng xuống và đầu hàng vô điều kiện. Vào sáng sớm ngày 2/5/1945, toàn bộ lực lượng Đức đồn trú ở thủ đô Berlin cũng buông bỏ vũ khí, đầu hàng quân đội Liên Xô.
Theo ước tính, hơn 2.500 binh lính Đức tử trận trong trận chiến với Hồng quân Liên Xô ở tòa nhà Quốc hội và khu vực phụ cận.
Theo ước tính, hơn 2.500 binh lính Đức tử trận trong trận chiến với Hồng quân Liên Xô ở tòa nhà Quốc hội và khu vực phụ cận.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

GALLERY MỚI NHẤT