Cuộc chiến 60 ngày đêm ở Hà Nội năm 1946 qua ảnh (3)

Cuộc chiến 60 ngày đêm ở Hà Nội năm 1946 qua ảnh (3)

(Kiến Thức) - Những hình ảnh về Hà Nội 60 ngày đêm chứng minh cho tinh thần chiến đấu oanh liệt như còn vang mãi với lời thề “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Ngã ba Lương Yên những ngày Toàn quốc kháng chiến.
Ngã ba Lương Yên những ngày Toàn quốc kháng chiến.
Tù binh Pháp tại ngã ba Lương Yên.
Tù binh Pháp tại ngã ba Lương Yên.
Viện Pasteur.
Viện Pasteur.
Sau nhiều trận đánh dữ dội, do thiếu hụt lực lượng cũng như vũ khí, bộ đội Trung đoàn Thủ Đô rơi vào thế bị vây ép tứ phía. Ngày 15 tháng 2 năm 1947, các lực lượng chiến đấu tại Liên khu I được lệnh rút khỏi Hà Nội ra ngoài hậu phương chuẩn bị những bước mới cho cuộc kháng chiến lâu dài với quân Pháp. Ảnh: Bộ đội đang được dân quân chi viện rút lui an toàn về hậu phương.
Sau nhiều trận đánh dữ dội, do thiếu hụt lực lượng cũng như vũ khí, bộ đội Trung đoàn Thủ Đô rơi vào thế bị vây ép tứ phía. Ngày 15 tháng 2 năm 1947, các lực lượng chiến đấu tại Liên khu I được lệnh rút khỏi Hà Nội ra ngoài hậu phương chuẩn bị những bước mới cho cuộc kháng chiến lâu dài với quân Pháp. Ảnh: Bộ đội đang được dân quân chi viện rút lui an toàn về hậu phương.
Đêm 17/2/1947, trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi Hà Nội. Được trung đoàn phân công, tiểu đoàn 101 Đồng Xuân đi đầu theo đường gầm cầu Long Biên, nếu gặp địch thì đánh mở đường máu để trung đoàn rút ra. Nhưng hôm đó mưa phùn, giá rét, đêm tối như mực, lính Pháp gác trên cầu co cụm lại, áo ca pốt trùm kín nên không hay biết cả một đoàn quân hơn 1.000 người đang hành quân dưới gầm cầu, dưới mũi súng của họ.
Đêm 17/2/1947, trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi Hà Nội. Được trung đoàn phân công, tiểu đoàn 101 Đồng Xuân đi đầu theo đường gầm cầu Long Biên, nếu gặp địch thì đánh mở đường máu để trung đoàn rút ra. Nhưng hôm đó mưa phùn, giá rét, đêm tối như mực, lính Pháp gác trên cầu co cụm lại, áo ca pốt trùm kín nên không hay biết cả một đoàn quân hơn 1.000 người đang hành quân dưới gầm cầu, dưới mũi súng của họ.
Lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, rẽ nước vượt sông Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn.
Lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, rẽ nước vượt sông Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn.
Sáng hôm sau, ngày 18/2/1947, lính Pháp phát hiện, đuổi theo, nhưng bộ đội đã vượt sông Hồng về làng Thượng Hội thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây.
Sáng hôm sau, ngày 18/2/1947, lính Pháp phát hiện, đuổi theo, nhưng bộ đội đã vượt sông Hồng về làng Thượng Hội thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây.
Ban chỉ huy trung đoàn Thủ đô (nay thuộc biên chế Sư đoàn 308 quân tiên phong).
Ban chỉ huy trung đoàn Thủ đô (nay thuộc biên chế Sư đoàn 308 quân tiên phong).
Với lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang hiện đại của Pháp, cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng là một kỳ công đáng khích lệ cho quân đội non trẻ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang hiện đại của Pháp, cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng là một kỳ công đáng khích lệ cho quân đội non trẻ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các lực lượng Quyết tử Việt Nam đã thực hiện chiến thuật chiến tranh đô thị cầm chân quân Pháp, tạo thời gian để Đảng và chính phủ rút ra và tổ chức cuộc chiến tranh lâu dài, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp, tạo điều kiện sau này để chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi quyết định cuối cùng tại trận Điện Biên Phủ.
Các lực lượng Quyết tử Việt Nam đã thực hiện chiến thuật chiến tranh đô thị cầm chân quân Pháp, tạo thời gian để Đảng và chính phủ rút ra và tổ chức cuộc chiến tranh lâu dài, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp, tạo điều kiện sau này để chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi quyết định cuối cùng tại trận Điện Biên Phủ.
Về phía Pháp, chiếm được Hà Nội với tổn thất tương đối nhỏ (chừng vài trăm thương vong trên tổng số chừng 110.000 quân Pháp có mặt tại Đông Dương vào đầu năm 1947 cũng là “một chiến thắng”.
Về phía Pháp, chiếm được Hà Nội với tổn thất tương đối nhỏ (chừng vài trăm thương vong trên tổng số chừng 110.000 quân Pháp có mặt tại Đông Dương vào đầu năm 1947 cũng là “một chiến thắng”.
Quân Pháp tin tưởng sau khi chiếm được Hà Nội, họ sẽ có thể dễ dàng và nhanh chóng bình định được toàn bộ Việt Nam, nhưng cuộc chiến đã kéo dài 9 năm, kết thúc tại chiến trường Điện Biên Phủ với thất bại hoàn toàn của người Pháp.
Quân Pháp tin tưởng sau khi chiếm được Hà Nội, họ sẽ có thể dễ dàng và nhanh chóng bình định được toàn bộ Việt Nam, nhưng cuộc chiến đã kéo dài 9 năm, kết thúc tại chiến trường Điện Biên Phủ với thất bại hoàn toàn của người Pháp.

GALLERY MỚI NHẤT