Cuộc bầu cử kỳ lạ nhất châu Âu

Người dân Italy ngày 4/3 đã đi bỏ phiếu bầu quốc hội mới sau chiến dịch tranh cử chia rẽ bị chi phối bởi vấn đề nhập cư và kinh tế.

Cuộc bầu cử kỳ lạ nhất châu Âu
Giới quan sát nhìn nhận khó kết luận ai sẽ là người đứng đầu trong cuộc đua không thể đoán trước này. Đây có lẽ là chiến dịch bầu cử kỳ lạ nhất với một kết quả không chắc chắn nhưng lại tác động không nhỏ đối với châu Âu.
Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni bỏ phiếu tại một điểm ở thủ đô Rome ngày 4/3 Ảnh: REUTERS.
Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni bỏ phiếu tại một điểm ở thủ đô Rome ngày 4/3 Ảnh: REUTERS. 
Theo đài BBC, Phong trào Năm sao của lãnh đạo trẻ Luigi Di Maio, Đảng Dân chủ cầm quyền và liên minh cánh hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi đều được dự đoán có khả năng giành chiến thắng. Các cuộc thăm dò ý kiến bị cấm trong suốt 2 tuần diễn ra chiến dịch tranh cử nhưng các cuộc khảo sát trước đó cho thấy liên minh của cựu thủ tướng 81 tuổi dù dẫn trước vẫn không có khả năng giành chiến thắng áp đảo. Trong khi đó, Phong trào Năm sao được dự đoán sẽ trở thành đảng lớn nhất.
Giới chính khách Italy tỏ ra cứng rắn hơn về vấn đề nhập cư khi hơn 600.000 người đến nước này từ năm 2013 gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân địa phương. Ông Berlusconi, người từng 4 lần làm thủ tướng, gọi sự hiện diện của những người di cư bất hợp pháp là "quả bom hẹn giờ của xã hội" và cam kết trục xuất hàng loạt. Chiến dịch này đã chứng kiến nhiều cuộc đụng độ bạo lực giữa những người ủng hộ đảng cực hữu với phe chống phát xít.
Theo báo Spielgel (Đức), liên minh cánh hữu của ông Berlusconi gồm Đảng Forza Italia (Nước Italy tiến lên), Đảng Liên đoàn phương Bắc cực hữu và đảng cực hữu Fratelli d’Italia có nhiều cơ hội giành chiến thắng. Trong trường hợp liên minh này không giành được thế đa số, tình huống "nghị viện treo" có thể xảy đến với 3 phe giành được số phiếu tương đương và ở thế đối đầu nhau.
Ông Lorenzo Pregliasco, đồng sáng lập tổ chức thăm dò dư luận YouTrend, nhìn nhận với hãng tin Reuters: "Khó thể đoán được đảng hay liên minh nào sẽ giành đủ 40% số ghế cần thiết để thành lập chính phủ trong khi Đảng Phong trào Năm sao có một số động lực mạnh mẽ vào những ngày cuối của chiến dịch tranh cử".
Đảng Phong trào Năm sao đặc biệt thành công khi tập trung khai thác tâm lý bất mãn về tình trạng kém phát triển của đất nước tại khu vực phía Nam và cam kết duy trì mức lương phổ biến hằng tháng cho người nghèo lên tới 960 USD. Về quan điểm tranh cử, trong một thời gian dài, Phong trào Năm sao đã tránh gắn mình với các khuynh hướng tả - hữu truyền thống. Về sau, họ bị nhận định là càng ngày càng có xu hướng dân túy và hữu khuynh, chống người nhập cư, nghi ngờ Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, dù các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan về cuộc bỏ phiếu, tình trạng bế tắc chính trị kéo dài suốt thời gian qua ở Italy vẫn tiềm ẩn nguy cơ khơi dậy mối đe dọa về bất ổn thị trường. Cuộc bầu cử ở Italy ngày 4/3 không chỉ quyết định định mệnh cho nền kinh tế lớn thứ 4 của EU mà còn ảnh hưởng đến tương lai của khu vực đồng euro này.
Song song đó, đây lại là cuộc tranh cử gây ngạc nhiên khi không có hoạt động tuyên truyền trên đường phố, không có cuộc tranh luận nào giữa các ứng cử viên trên truyền hình; còn báo chí địa phương chỉ đề cập các câu chuyện châm biếm về những ứng viên từ các cáo buộc trộm cắp, gian lận đến lạm dụng vợ.

30 triệu cử tri Myanmar đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử lịch sử

Hơn 30 triệu cử tri Myanmar bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở nước này sau 25 năm.

30 triệu cử tri Myanmar đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử lịch sử
Người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu từ 6h (giờ địa phương) và sẽ kết thúc lúc 16h trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở nước này sau 25 năm. Kết quả ban đầu dự kiến được công bố sau vài ngày. Trong khi đó, ủy ban bầu cử nói họ cần vài tuần để hoàn tất kiểm phiếu và công bố kết quả chính thức.
30 trieu cu tri Myanmar di bo phieu trong ky bau cu lich su
Người dân Myanmar xếp hàng chờ đến lượt bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở thành phố Yangon.

Toàn cảnh cuộc bầu cử Myanmar qua ảnh

(Kiến Thức) - Ngày 8/11, các cử tri vui mừng đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Myanmar - cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở nước này sau 25 năm.

Toàn cảnh cuộc bầu cử Myanmar qua ảnh
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh
Đây là cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên diễn ra ở Myanmar kể từ năm 1990. Ảnh: Các cử tri Myanmar xếp hàng đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Myanmar - bầu cử tự do đầu tiên sau 25 năm ở Mandalay, Myanmar ngày 8/11/2015.  
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-2
Nụ cười hạnh phúc của những cử tri Myanmar đi bỏ phiếu. Cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ tại khu vực Bahan, Yangon.
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-3
Một cô gái Myanmar cho thấy ngón tay lấm mực sau khi bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Yangon ngày 8/11/2015.
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-4
Người dân Myanmar dường như tập trung vào hai sự lựa chọn chính. Đó là Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của Tổng thống Thein Sein và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Ảnh: Lãnh đạo Đảng NLD, bà Auung San Suu Kyi, đi bỏ phiếu tại Yangon ngày 8/11/2015.
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-5
Người thân của cụ Myint Myint, 95 tuổi, đưa cụ tới một điểm bỏ phiếu tại Mandalay, Myanmar.
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-6
Người dân xếp hàng bỏ phiếu tại Yangon trong cuộc bầu cử lịch sử của Myanmar.
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-7
Một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở Myanmar giơ ngón tay lấm mực chứng tỏ đã bỏ phiếu ở Loikaw ngày 8/11.
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-8
Những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi phấn khích khi xem một phần kết quả bầu cử được chiếu trên TV bên ngoài trụ sở của NLD ở Mandalay, Myanmar ngày 8/11. 
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-9
Một cử tri ở Sittwe, bang Rakhine, cho thấy ngón tay lấm mực chứng tỏ ông đã bỏ phiếu. 
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-10
Bà Aung San Suu nhận hoa của người ủng hộ khi đi bỏ phiếu ở Yangon. 
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-11
Các tình nguyện viên kiểm phiếu tại một điểm bầu cử ở Yangon ngày 8/11.
Toan canh cuoc bau cu Myanmar qua anh-Hinh-12
Các điểm bầu cử đã chốt phiếu vào 16 giờ ngày 8/11 (giờ địa phương). Theo Phó giám đốc Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar, cuộc bầu cử khá thành công với khoảng 80% cử tri đã đi bỏ phiếu.

Bầu cử Myanmar: Đảng đối lập thắng áp đảo

(Kiến Thức) - Mặc dù kết quả bầu cử Myanmar chưa được chính thức công bố,  nhưng phần thắng đã chắc chắn thuộc về đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ.

Bầu cử Myanmar: Đảng đối lập thắng áp đảo
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Myanmar ngày 10/11 cho thấy, phe đối lập nắm quyền kiểm soát hầu hết các hội đồng khu vực cũng như việc thành lập chính phủ kế tiếp, trao quyền cho lãnh đạo Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi và thay đổi chính trường Myanmar.
Đảng cầm quyền, do chính quyền quân sự cũ của nước này thành lập và do các quan chức quân đội đã nghỉ hưu lãnh đạo, ngày 9/11 đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội Myanmar. Đây là cột mốc quan trọng trên con đường đất nước Myanmar chuyển sang dân chủ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.