Cúng Trung thu 2023 vào khung giờ nào là đẹp nhất?

Trung thu 2023 có một số khung giờ đẹp. Các gia đình có thể chọn khung giờ thực hiện lễ cúng rằm tháng 8 cho phù hợp với điều kiện của mình.

Cúng Trung thu 2023 vào khung giờ nào là đẹp nhất?
Tết Trung Thu 2023 vào ngày nào?
Hằng năm, Tết Trung Thu được tổ chức đúng vào ngày 15/8 âm lịch (tức Rằm tháng 8). Trung Thu 2023 rơi vào thứ Sáu, ngày 29/09 dương lịch.
Trung Thu là dịp lễ đoàn viên để mọi người cùng nhau quây quần, phá cỗ trông trăng. Trung Thu còn được coi là tết thiếu nhi. Đây là dịp để trẻ nhỏ được vui chơi, rước đèn, múa lân... Trong dịp này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng để cầu mong cả nhà bình an, khỏe mẹnh, gặp nhiều may mắn.
Cung Trung thu 2023 vao khung gio nao la dep nhat?
Trung Thu là dịp lễ đoàn viên để mọi người cùng nhau quây quần, phá cỗ trông trăng. 
Ngày 15/8 âm lịch năm có các khung giờ đẹp như sau:
- Giờ Mão (5 giờ - 7 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ): giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời.
- Giờ Tỵ (9 giờ - 11 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, Phúc tinh quý nhân.
- Giờ Mùi (13 giờ - 15 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.
Thông thường, vào ngày Trung Thu, sau khi thực hiện lễ cúng, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng phá cỗ, trông trăng, chia sẻ tâm sự. Do đó, lễ cúng cũng thường được tổ chức vào đúng ngày Rằm - ngày Tết Trung Thu.
Về thời gian cúng, nếu lễ cúng vào buổi sáng 15 âm thì nên cúng trước 9-10 giờ sáng. Nếu làm lễ cúng vào buổi chiều 15 âm thì phải cúng lễ xong trước 6-7 giờ tối.
Tuy nhiên, cũng giống như ngày Rằm khác, gia chủ có thể chọn cúng sớm hơn cho phù hợp với điều kiện, khả năng của gia đình. Tức là gia chủ có thể làm lễ cúng sớm vào ngày 14/8 âm lịch, trước 6-7 giờ tối.
Vị trí cúng Rằm tháng 8 âm cũng không cần cầu kỳ như Rằm tháng Giêng hay Rằm tháng 7 âm lịch. Gia chủ có thể bày mâm cỗ và làm lễ ngay tại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần linh. Mâm cúng và các lễ vật được đặt dưới bàn thờ.
Cung Trung thu 2023 vao khung gio nao la dep nhat?-Hinh-2
 
Mâm cúng Trung Thu - Rằm tháng 8 có gì?
Tùy theo phong tục của địa phương, điều kiện của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 8 âm cho phù hợp.
Thông thường, mâm cúng sẽ có bánh nướng, bánh dẻo, các loại trái cây tươi, hoa tươi, hương, đèn, nến... Bánh nướng và bánh dẻo được coi là hai món quan trọng nhất trong mâm cỗ dịp Trung Thu.
Các loại trái cây bày lên mâm cỗ Trung Thu có thể là hồng ngâm, hồng dỏ, dưa hấu, táo, chuối, lựu...
Cung Trung thu 2023 vao khung gio nao la dep nhat?-Hinh-3
 
Văn khấn Rằm tháng 8 như sau:
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng 8 gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Thủ tướng Chính phủ: Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam

Chiều 4/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2023 (ASEAN BIS) năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ: Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam
Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động của Thủ tướng khi đến Indonesia dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.
ASEAN BIS là diễn đàn liên quan đến doanh nghiệp thường niên lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN; với sự tham dự của nguyên thủ các nước ASEAN và các nước đối tác; các bộ trưởng, quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp lớn và uy tín của ASEAN và thế giới.
Tham dự Hội nghị năm nay có đại diện hơn 2.000 doanh nghiệp ASEAN và quốc tế, trong đó có hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tham dự trực tiếp và trực tuyến. Hội nghị thu hút hơn 100 diễn giả quốc tế, trong đó có lãnh đạo nhiều nước ASEAN và các nước đối tác.
Với chủ đề: "ASEAN trong vai trò trung tâm: Sáng tạo để bao trùm hơn", ASEAN BIS 2023 tập trung thảo luận về 5 chủ đề chính bao gồm: Chuyển đổi số và phát triển bền vững; an ninh lương thực; y tế sức khỏe; đảm bảo hoạt động doanh nghiệp; và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) trong việc tổ chức Hội nghị.
Thu tuong Chinh phu: Thanh cong cua nha dau tu cung la thanh cong cua Viet Nam
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại ASEAN BIS 2023. Ảnh: Nhật Bắc
Những năm qua, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN đã phát huy vai trò là diễn đàn lớn nhất của doanh nghiệp trong khu vực để thực hiện đối thoại công - tư, đề ra các chiến lược, giải pháp nhằm vượt qua thách thức, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực.
Chia sẻ với các đại biểu, Thủ tướng nhận định thời gian qua, thế giới trải qua nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, như đại dịch COVID-19, các cuộc xung đột, gây ra những "cơn gió ngược" với kinh tế thế giới và kinh tế các nước. Do đó, cần xác định tình hình luôn có khó khăn, thách thức đan xen với cơ hội và thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Với cục diện thế giới đa cực là một xu thế tất yếu, cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt, xu hướng phân mảnh, tập hợp lực lượng ngày càng rõ nét. ASEAN đứng trước sứ mệnh phải khẳng định "là một cực trong thế giới đa cực", là trung tâm trong hợp tác cũng như cấu trúc ở khu vực, và ASEAN hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận được sứ mệnh đó.
Để ASEAN có thể tiếp tục phát huy vai trò, vị thế và tận dụng, nắm bắt những cơ hội từ trật tự thế giới hiện tại, Thủ tướng nhấn mạnh một số định hướng chiến lược.
Theo đó, ASEAN cần củng cố và tăng cường đoàn kết nội khối, giữ vững nguyên tắc, lập trường, quan điểm chung của ASEAN; giữ vững cân bằng chiến lược trong quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.
ASEAN cần duy trì cam kết lâu dài về mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư; luôn mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư, ý tưởng sáng tạo và tài năng. Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
ASEAN cần tăng cường hội nhập khu vực sâu rộng hơn để khai thác tốt hơn các thế mạnh của nhau nhằm nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu mới, nhất là các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Cùng với đó, không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Kiên định cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu với các vấn đề toàn cầu, toàn dân và trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của sự phát triển.
Thu tuong Chinh phu: Thanh cong cua nha dau tu cung la thanh cong cua Viet Nam-Hinh-2
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư với tinh thần thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc
Để phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá mới cho ASEAN, Thủ tướng cho rằng chính phủ và doanh nghiệp cần hợp tác ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, thực chất hơn.
Theo đó, cần cùng nhau hoàn thiện thể chế thông qua chuẩn hóa và hài hòa hóa các quy định đầu tư, kinh doanh trong ASEAN, đơn giản hóa các thủ tục bằng chuyển đổi số; khuyến khích và coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc mới phát sinh.
Thứ hai, cùng chung tay phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược để kết nối kinh tế, bao gồm cả cơ sở hạ tầng cứng về giao thông vận tải, năng lượng, hạ tầng chuyển đổi số, phát triển xanh…
Thứ ba, cùng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghệ cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát huy nguồn lực con người.
"Những vấn đề trên cần phải được phối hợp ở cả ba cấp độ: Giữa chính phủ với chính phủ để hài hòa chính sách, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để đồng bộ trong triển khai, giữa chính phủ với doanh nghiệp", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, kết hợp hài hòa giữa sản xuất kinh doanh và nghiên cứu phát triển; phát huy vai trò, trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo để không có ai bị bỏ lại phía sau; nâng cao năng lực và đạo đức kinh doanh, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, kinh doanh bền vững; tuân thủ pháp luật, phát triển văn hóa trong doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa ASEAN đậm đà bản sắc; đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ với tinh thần "trong tôi có bạn, trong bạn có tôi".
Thủ tướng khẳng định, là một đối tác tin cậy, thành viên tích cực có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước ASEAN khác nỗ lực để xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết, góp phần xây dựng ASEAN tự cường, phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và Cộng đồng ASEAN cũng như chính các doanh nghiệp.
"Về phần mình, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư với tinh thần thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng nhấn mạnh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủ tướng kiểm tra các dự án trọng điểm:

(Nguồn: VTV4)



Đà Nẵng: Khởi công tuyến đường nghìn tỷ nối cảng Liên Chiểu

Sáng 8/9, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khởi công công trình Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu, tổng mức đầu tư hơn 1.203 tỉ đồng.

Đà Nẵng: Khởi công tuyến đường nghìn tỷ nối cảng Liên Chiểu

Theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, tuyến đường ven biển nối Cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân - Túy Loan sẽ có chiều dài gần 3 km; mặt cắt ngang 30m, gồm 6 làn xe; vận tốc thiết kế 60 km/h.

Các công trình chính trên tuyến gồm xây dựng các cầu vượt khác mức tại nút giao đầu tuyến với đường sắt Bắc - Nam và đường Nguyễn Văn Cừ (Quốc lộ 1A); cầu vượt khác mức tại nút giao cuối tuyến với đường tránh Hải Vân - Túy Loan đảm bảo các dòng xe ra vào cảng độc lập, không giao cắt khi qua nút; xây dựng cầu qua kênh theo quy hoạch và xây mới cầu Liên Chiểu; xây dựng hầm chui đường vào Suối Lương và hầm chui đường nội bộ Khu công nghiệp Liên Chiểu; xây dựng mới, đồng bộ các hạ tầng kỹ thuật cấp điện, chiếu sáng, cây xanh, cáp thông tin, thoát nước và các công trình phụ trợ khác.

Da Nang: Khoi cong tuyen duong nghin ty noi cang Lien Chieu
 Lễ khởi công công trình Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu

Liên danh trúng gói thầu thi công công trình trị giá hơn 957,5 tỉ đồng là Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng DACINCO - Công ty TNHH Xây dựng Phú Vinh - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang - Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Nhất Huy - Công ty Cổ phần ĐT Việt Anh.

Da Nang: Khoi cong tuyen duong nghin ty noi cang Lien Chieu-Hinh-2
 Công trình Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu có tổng mức đầu tư hơn 1.203 tỉ đồng.

Trước đó, dự án được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 1.203 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 500 tỷ đồng và ngân sách thành phố.

Thời gian hoàn thành đưa công trình vào sử dụng trong năm 2025.

>>> Mời độc giả xem thêm video GS.TS Phan Văn Tân chia sẻ về ý nghĩa của công trình đầu tiên về hạn hán trên khu vực Đông Nam Á:

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Chiều 10/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
Đoàn tháp tùng Tổng thống Mỹ Joe Biden có Ngoại trưởng Antony Blinken, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan, Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống John Kerry; cùng các trợ lý, phó trợ lý và cố vấn đặc biệt của Tổng thống.
Về phía đoàn Việt Nam, đón Tổng thống Mỹ tại sân bay có: Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Chủ tịch HĐND Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Việt Dũng...
Tong thong My Joe Biden den Ha Noi, bat dau chuyen tham Viet Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Sân bay Quốc tế Nội Bài. Ảnh: TTXVN
Trong chiều nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Joe Biden tại Phủ Chủ tịch. Sau lễ đón, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng thống Joe Biden sẽ tiến hành hội đàm và phát biểu với báo chí sau hội đàm.
Ngày 11/9, Tổng thống Biden sẽ hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính và cùng dự Hội nghị cấp cao Việt Nam - Mỹ về đổi mới sáng tạo và đầu tư.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ gặp Tổng thống Mỹ và chủ trì chiêu đãi cấp Nhà nước. Ông Biden cũng dự kiến có lịch tham gia một số hoạt động cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Joe Biden đánh dấu 10 năm hai nước xác lập và triển khai quan hệ đối tác toàn diện (2013 - 2023). Ông Biden là Tổng thống Mỹ thứ 5 thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.
Chuyến thăm là sự tiếp nối các chuyến thăm Việt Nam trong gần 30 năm qua của những người đứng đầu Nhà Trắng gồm: Tổng thống Bill Clinton (năm 2000), Tổng thống George W. Bush (năm 2006), Tổng thống Obama (năm 2016) và Tổng thống Donald Trump (năm 2017).
Tong thong My Joe Biden den Ha Noi, bat dau chuyen tham Viet Nam-Hinh-2
 Thiếu nữ Thủ đô tặng hoa, chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden "rất đặc biệt". Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 10 năm hai nước xác lập Quan hệ Đối tác toàn diện (2013-2023).
Nhận định về những lĩnh vực được ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới, ông Ngọc cho rằng đó là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư. Đây sẽ là trọng tâm, nền tảng, đồng thời là động lực cho hợp tác chung trong quan hệ hai nước.
Cùng với đó, hai bên tập trung vào hợp tác chuỗi cung ứng, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, kinh tế xanh và phát triển công nghiệp chế tạo.
Về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, lãnh đạo Bộ Ngoại giao khẳng định đây là lĩnh vực hợp tác mang tính đột phá. Việt Nam và Mỹ tập trung tạo nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái bán dẫn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, các công nghệ phục vụ chuyển đổi năng lượng, công nghệ sinh học, nâng cao y tế, dược phẩm.
Ngoài ra, hai nước cũng ưu tiên hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh trong thời gian tới.
Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013.
Năm 2022, thương mại hai chiều đạt 123 tỷ USD, tăng gần 300 lần so với con số 450 triệu USD năm 1995. Việt Nam cũng nhanh chóng vươn lên để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN.
Cũng từ năm 2002, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến năm 2022, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ cán mốc 100 tỷ USD.
Về đầu tư, Mỹ luôn nằm trong top nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến năm 2022, có hơn 11 tỷ USD đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam, chưa kể đầu tư thông qua chi nhánh của công ty Mỹ từ các nước thứ ba.

Đọc nhiều nhất

Tin mới