Cúng Rằm tháng Giêng theo cách này cuối năm gia chủ giàu lên chóng mặt

Ngày Rằm tháng Giêng là một ngày quan trọng trong năm việc chuẩn bị mâm cơm cúng phù hợp là vô cùng quan trọng. Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Cúng Rằm tháng Giêng theo cách này cuối năm gia chủ giàu lên chóng mặt
Mâm lễ cúng Phật
Khi bạn chuẩn bị một mâm cỗ cúng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kì nhưng cả gia đình phải ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Bạn cần chuẩn bị các lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu.
Khi bạn chuẩn bị lễ vật dâng cúng trong mâm cỗ cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu.
Khi bạn chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật, nhiều gia đình thường có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy một năm mới hạnh phúc vienem ãn.
Khi bạn chuẩn bị mâm cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành tương sinh giúp mọi thứ hài hòa hành thông. 
Mâm lễ cúng gia tiên
Khi bạn cần chuẩn bị một mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. Trong mân cỗ cúng gia tiên này, 4 bát gồm bát canh ninh măng, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. Khi cúng gia chủ cũng không cần dùng bát to mà chỉ cần cho vào những chiếc bát ăn cơm cúng là được.
Bạn cần chuẩn bị 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò hoặc chả, nem thính hoặc đĩa xào, dưa muối (có thể dùng dưa hành), xôi hoặc bánh chưng và nước chấm đầy đủ để dâng lên bề trên của mình.
Ngoài ra, trong mâm cơm cúng gia tiên cần phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh. Nhưng hương vị này sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những đen đủi trong năm mới cho nhà bạn. 
Cung Ram thang Gieng theo cach nay cuoi nam gia chu giau len chong mat
Mâm cơm cúng gia tiên. 
Một số món ăn không được thờ cúng
Khi chuẩn bị một mâm cơm cúng dù là cúng phật hay tổ tiên bạn nên kiêng bày lễ cúng bằng thịt chó, thịt mèo, đỗ đen, bún, ốc, cua… Vì theo quan niệm dân gian, chó là con vật ăn cả những thứ uế tạp nên không thể lấy thịt của nó làm món ăn cúng các cụ.
Riêng đối với con mèo lại là con vật quá gần gũi, thân thiết với con người vì nó giúp con người diệt chuột, bão vệ hoa màu nên người ta không những không cúng bằng thịt mèo mà một số nơi còn kiêng không ăn thịt mèo. Ngoài ra, bạn không cúng những món ở dưới bùn như ốc, ngao, hến…
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Cúng Rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15 Âm lịch là tốt nhất?

(Kiến Thức) - Rằm tháng Giêng là ngày quan trọng của người Việt bởi quan niệm “cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Tuy nhiên, nhiều người không biết nên cúng Rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15 là tốt nhất cũng như làm lễ cúng rằm vào giờ nào thì chuẩn nhất.

Cúng Rằm tháng Giêng ngày 14 hay 15 Âm lịch là tốt nhất?
Dân gian ta có câu "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng", qua đó có thể thấy người Việt Nam rất coi trọng ngày Rằm tháng Riêng.

4 nghi lễ ngoài trời cần làm trong Rằm tháng Giêng

Theo đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, vào ngày Rằm tháng Giêng, ngoài nghi lễ thờ gia tiên, người Việt thường làm lễ cảm ơn Thần Tiên, Phật Thánh, cảm ơn những vị Vua anh minh, những vị đại thần vì dân vì nước.

4 nghi lễ ngoài trời cần làm trong Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).
Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Chuyên gia lý giải: Cúng Rằm tháng Giêng 2019 ngày, giờ nào tốt nhất?

(Kiến Thức) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu năm 2019 rơi vào ngày 19/2 dương lịch. Theo chuyên gia phong thủy, cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ, từ 11h trưa đến 1h chiều ngày 15 Âm lịch.

Chuyên gia lý giải: Cúng Rằm tháng Giêng 2019 ngày, giờ nào tốt nhất?
Từ lâu, dân gian ta có câu "Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng". Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu trong đời sống tâm linh của nhiều gia đình người Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới