Cúng ông Công Ông Táo trước 1 ngày có được không?

Quan niệm dân gian xưa cho rằng, nên cúng Ông Công Ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Việc cúng trước 1, 2 ngày liệu có được không?

Cúng ông Công Ông Táo trước 1 ngày có được không?

Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào?

Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam lưu truyền từ bao đời nay, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn Ông Công Ông Táo về chầu trời.

Dân gian cho rằng, mỗi năm chỉ duy nhất một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo. Táo quân nào lên thiên đình sớm thì cũng phải đợi ngày thiết triều.

Cung ong Cong Ong Tao truoc 1 ngay co duoc khong?

Táo quân lên muộn thì đã bãi triều rồi nên không gia đình nào cúng sau 23 tháng Chạp. Tục thờ Ông Công Ông Táo là tín ngưỡng riêng trong mỗi gia đình Việt Nam và tồn tại từ bao đời nay. Ngày nay, trong thời kỳ hiện đại, các gia đình đi làm công sở cả ngày hoặc vướng bận chuyện công việc,… nên khó có thể thu xếp thời gian để cúng đúng ngày. Vì thế, tùy theo điều kiện thời gian mà mỗi gia đình có thể chọn ngày, giờ cúng khác nhau.

Có thể cúng ông Công ông Táo trước 1, 2 ngày đều được, nhưng không nên cúng muộn quá sau 23h đêm ngày 23 tháng Chạp.

Nhiều gia đình tiến hành cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp để ông Táo thảnh thơi về chầu trời bởi họ quan niệm, đợi đến 23 nhà nào cũng cúng nên sợ ông Táo “tắc đường” không về kịp thiên đình.

Việc cúng này tùy theo gia cảnh của mỗi gia đình và quan trọng là sự thành tâm, không nên quá câu nệ, rườm rà mà mất đi ý nghĩa tốt đẹp và cái tâm hướng thiện của mình.

Năm 2021, cúng ông Công ông Táo ngày giờ nào đẹp?

- Ngày 21 tháng Chạp

Các khung giờ đẹp trong ngày 21 tháng Chạp năm Canh Tý gồm: Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.

Nếu tiến hành cúng Táo quân vào khung giờ này, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.

- Ngày 23 tháng Chạp

Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Mão (5h-7h); Tị (9h-11h) và Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là trước 12h trưa.

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, giờ Mão là giờ Đại an, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Cúng Táo quân vào giờ này có thể hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.

Riêng với giờ Ngọ

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

Vì thế, khung giờ này là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả.

Tuy nhiên, không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào các khung giờ khác (nêu trên) hoặc bất kỳ lúc nào thuận tiện và được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là được.

Những lưu ý về lễ cúng ông Công ông Táo

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng, các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình, vì bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Hiện phần lớn các gia đình đều theo cách này.

Cung ong Cong Ong Tao truoc 1 ngay co duoc khong?-Hinh-2

Những lễ vật dùng để cúng ông Táo như mũ, áo, giày, giấy tiền vàng mã sẽ được hóa sau khi nửa tuần hương cháy hết. Khi hóa vàng xong và hương đã cháy hết, gia đình sẽ mang cá chép ra sông hoặc hồ để thả.

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không đòi hỏi quá cầu kỳ nhưng phải tươm tất. Tùy điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình để chuẩn bị lễ chay hoặc mặn.

Việc cúng lễ cần tiến hành trước 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời. Thông thường, có thể bắt đầu cúng từ ngày 21 tháng Chạ, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ.

Sau khi cúng lễ và thả cá chép, nên chọn địa điểm phù hợp, nhẹ nhàng thả cá. Tránh thả từ trên cao hay ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết.

Cúng ông Công, ông Táo chớ dại đặt món ăn này lên bàn thờ

Khi cúng ông Công, ông Táo bạn nên lưu ý những nguyên tắc này để bề trên chứng giám cho lòng thành của bạn, năm mới thuận lợi phát tài.

Cúng ông Công, ông Táo chớ dại đặt món ăn này lên bàn thờ

Những đại kị khi cúng ông Táo

Theo quan niệm dân gian của nước ta thì cứ tới ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn Táo về trời, mỗi nhà đều phải chuẩn bị một mâm cơm tiễn táo trước khi đi. Thông thường, trong mâm cơm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu các món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, nem rán, giò, canh măng... Đồng thời, tùy theo từng vùng miền lại có các món ăn đặc trưng khác nhau mang đậm bản sắc của mình. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều người tự ý sáng tao ra những món ăn mới lạ để cúng ông Táo mà không biết là đúng hay sai.

Ba con giáp hốt sạch lộc trời, ví tiền căng đét sau ngày Ông Công Ông Táo

(Kiến Thức) - Dậu, Tý, Dần là ba con giáp tài vận khởi sắc, sự nghiệp phát triển, thu nhập dồi dào bắt đầu từ ngày Ông Công Ông Táo.

Ba con giáp hốt sạch lộc trời, ví tiền căng đét sau ngày Ông Công Ông Táo
Ba con giap hot sach loc troi, vi tien cang det sau ngay Ong Cong Ong Tao

Tuổi Dậu: người tuổi Dậu thông minh, chăm chỉ, rất giỏi trong giao tiếp nên được nhiều người yêu quý và tạo dựng được không ít những mối quan hệ tốt đẹp có lợi cho sự thăng tiến.

Tháng Chạp cuối năm làm gì thì làm, đừng quên 3 lễ cúng này

Trong tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) có 3 lễ cúng quan trọng đối với người Việt, đó là lễ cúng rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên.

Tháng Chạp cuối năm làm gì thì làm, đừng quên 3 lễ cúng này

Cúng Rằm tháng Chạp

Như vậy, rằm tháng Chạp được coi như là sự mở đầu của mùa Tết Nguyên đán. Vì thế, mọi gia đình đều có ý thức chuẩn bị tươm tất, kỹ càng cho mâm cỗ và nghi lễ cúng cẩn thận hơn những ngày rằm bình thường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới