Cung nữ được Càn Long sủng hạnh rồi đột ngột qua đời

Bà vốn là một cung nữ và may mắn được Hoàng đế Càn Long sủng hạnh rồi phong thành Thụy Quý nhân.

Hoàng đế Càn Long có hơn 40 vị hậu phi kiều diễm, Lệnh phi Ngụy Giai thị (sau trở thành Lệnh Ý Hoàng quý phi) là một trong những nữ nhân nổi bật nhất nhì hậu cung, con đường trở thành phi tần của bà là một câu chuyện dài và đầy thú vị. Tuy nhiên, trong hậu cung của Hoàng đế Càn Long còn có một nữ nhân cũng có xuất phát điểm từ cung nữ. Đó chính là Thụy Quý nhân Tác Xước Lạc thị.

Tác Xước Lạc thị là con gái của Lễ bộ Thượng thư Đức Bảo, là chị em họ với Trắc phúc tấn của Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ, ra đời vào ngày 19 tháng Giêng nhưng không rõ năm sinh.

Gia tộc Tác Xước Lạc thị xuất thân từ Bao y cho nên có thể nói gia thế của bà không quá hiển hách. Tuy nhiên, trong gia tộc có nhiều người đã vượt qua các cuộc khảo thí và được Hoàng đế trọng dụng, phụ thân của bà lúc đó đang giữ chức Lễ bộ Thượng thư, chính vì vậy mà bà có thể nhập cung làm cung nữ và được sắp xếp hầu hạ Lệnh Ý Hoàng quý phi.

Vào thời điểm đó, Lệnh Ý Hoàng quý phi đang được Hoàng đế Càn Long vô cùng sủng ái. Điều này cũng khiến Tác Xước Lạc thị có thêm cơ hội diện kiến Hoàng đế.

Cung nu duoc Can Long sung hanh roi dot ngot qua doi

Nhân vật Thụy Quý nhân trong phim Hậu cung Như Ý truyện và chỉ xuất hiện một lần duy nhất.

Năm Càn Long thứ 24, sau khi sủng hạnh Tác Xước Lạc thị, Hoàng đế đã sách phong bà thành Thụy Thường tại. Đến năm Càn Long thứ 25, bà tiếp tục được tấn phong thành Thụy Quý nhân.

Năm Càn Long thứ 30, Tác Xước Lạc thị có tên trong danh sách những hậu phi được đi cùng Hoàng đế trong chuyến tuần du phía Nam. Kết thúc chuyến đi này, hậu cung đã xuất hiện sóng gió. Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị đột ngột bị thất sủng. Đồng thời hạ chỉ tấn phong Ngụy Giai thị thành Hoàng Quý phi.

Có thể nói, nếu Lệnh Ý Hoàng Quý phi có được địa vị cao quý như thế thì chắc chắn người bên cạnh bà cũng sẽ không quá thấp bé. Nhưng điều không ngờ nhất là Tác Xước Lạc thị lại qua đời ngay lúc này.

Tháng 6 năm Càn Long thứ 30, chỉ 5 năm sau khi được phong thành Quý nhân, Tác Xước Lạc thị đã qua đời mà chưa có một người con nào cả. Đến tháng 9 cùng năm được nhập táng vào Dụ lăng Phi viên tẩm.

Cung nu duoc Can Long sung hanh roi dot ngot qua doi-Hinh-2

Hình minh họa.

Bên cạnh đó, Tác Xước Lạc thị còn có một người em họ gả cho Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ. Người em này lại có số phận tốt hơn, sau khi thành thân đã lần lượt hạ sinh 4 người con. Từ đấy có thể nhận ra, những người trở thành phi tần của Hoàng đế có thể không hạnh phúc như những nữ nhân bình thường khác.

Vén màn sự thật hậu cung Trung Hoa khác xa với phim ảnh

Bí mật hậu cung Trung Hoa khác xa trên phim khiến nhiều người ngã ngửa.

Các triều đại được dựng thành phim hầu hết là những bộ phim ăn khách nổi tiếng như Hoàn Châu cách cách, Bộ bộ kinh tâm, Chân hoàn truyện,...Và những câu chuyện gia đình cũng như màn đấu đá hậu cung trong phim luôn là điểm nhấn đáng chú ý nhất.

Số phận thật sự của những phi tần, cung nữ bên cạnh hoàng đế

Mọi người thường lầm tưởng chỉ cần vào được hoàng cung trở thành phi tần bên cạnh Hoàng thượng là số phận đã đổi thay, nhưng sự thật không phải vậy đôi khi họ đã rất khổ cực.

Người ta thường nói, hậu cung hoàng đế có hơn 3 nghìn giai nhân, trên thực tế đây chỉ là cách nói nhằm chỉ số nhiều chứ không phải là số thực. Theo sử sách ghi chép có những hoàng đế hậu cung còn có đến hơn 40 nghìn cung nữ. Điều đáng nói là hậu cung của đế vương Trung Quốc có bao nhiêu hậu phi là do chế độ cung đình thời đó quy định. Như thế căn cứ vào chế độ hậu cung một bậc đế vương sẽ có bao nhiêu hậu phi chính thức?

Theo ghi chép trong “Lễ kí hôn nghĩa”: "Thiên tử hậu lập lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phu, bát thập nhất ngự thê”. (Tức gồm 1 hoàng hậu, 3 vị phu nhân, 9 tần, 27 thế phu, 81 ngự thê). Nếu nói như thế thì phi tần của hoàng thượng có 121 người, ngoài ra còn có vô số cung nữ lúc nào cũng sẵn sàng có thể được hoàng đế lâm hạnh. Hậu cung người đẹp nhiều như mây, nhưng cũng chỉ để dành phục vụ một người duy nhất là hoàng thượng. Còn với hoàng thượng làm thế nào để có thể lâm hạnh hết đám mỹ nhân hùng hậu như thế?

Theo “lễ chế” thì các bậc đế vương có quyền lâm hạnh tất cả các cung nữ trong hậu cung nhưng có nghĩa vụ phải lâm hạnh định kỳ tất cả 121 các phi tần. Xem ra để hoàn thành nhiệm vụ này đối với hoàng đế là điều không dễ dàng và nhẹ nhàng gì. Nếu hoàng đế mới kế vị sẽ biên chế đầy đủ 121 cung tần ở hậu cung. Nếu chẳng may có nàng nào qua đời thì sẽ được bổ sung người khác vào vị trí đó mà không để trống. Đám cung nữ phi tần lần lượt sẽ có người bước vào tuổi 50 thì chế độ thị tẩm sẽ thế nào?

So phan that su cua nhung phi tan, cung nu ben canh hoang de

Ảnh minh họa. 

Ngoài hoàng hậu và 3 vị phu nhân ra thì những cung phi ngoài 50 tuổi không được phép tiến ngự. Đây cũng là một thực tế đau lòng, hồng nhan chưa nhạt ân tình đã đoạn, nhan sắc chưa phai nhưng hoàng thượng đã không còn mặn mà, tình nghĩa. Một điều quan trọng nữa có lẽ do phụ nữ khi đã đến ngưỡng50 tuổikhả năng sinh lý đã kémnên không được hoàng thượng sủng hạnh.

Số 117 phi tần còn lại khi đến 50 tuổi sẽphải thay thế bằng người mới,nhưng cho dù thay thế bằng hình thức nào thì số người 121 người không thay đổi.

Cuộc sống nhàn hạ nhưng sự cô đơn giống như thuốc độc. Phụ nữ trong cung thường lấy việc hút thuốc, đánh bài, thêu thùa để giết thời gian.

Hậu cung cũng là nơi cực kỳ coi trọng địa vị, không phải nào ở đây cũng sống xa hoa và được coi trọng. Địa vị không giống nhau, đến khẩu phần ăn mỗi ngày cũng có sự khác biệt lớn.

Trong cung, từ hoàng thái hậu tới nữ quan, lượng rau quả và thịt được cung cấp mỗi ngày đều không giống nhau. Thời nhà Thanh, hoàng quý phi được chia 6 kg thịt lợn, trong khi quý phi được 4,9 kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Rau củ như cà tím, hoàng quý phi sẽ được 10 quả, quý phi và phi được 8.

Chung thân dang dở

Khi vào cung họ mới 16 tuổi, đến khi đã 60 tuổi, xuân sắc qua đi, hồng nhan phai nhạt, họ lại làm phận ni cô, bầu bạn với ngọn đèn vàng và những cuốn sách cổ trong am, miếu, sống những tháng ngày còn lại trong lạnh lẽo.

Cũng có một số cung nữ già bị điều tới lăng mộ của tiên hoàng để đèn nhang hàng ngày, kết thúc quãng đời đau khổ của mình. Khi chết đi,họ bị chôn chung ở phần mộ của các cung nữ có tên "Dã Cô Lạc" hoặc "Cung Nhân Tà". Thậm chí, nhiều còn không có đất để chôn,xác của họ được đốt và vứt xuống giếng trong cung.

Một số triều đại có ngoại lệ, cho phép cung nữ xuất cung khi mãn hạn. Như triều Thanh quy định, cung nữ làm việc tròn 10 năm thì có thể được xuất cung, tự do cưới chồng. Ngoài ra, một vài triều đại còn có thả cung nữ sau khi hoàng đế băng hà, như thời nhà Đường. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới