Cục Trồng trọt: Củ cải bỏ thối, nông dân đã thu tiền tỷ trước rồi

Về việc củ cải bị đổ bỏ, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho biết, thời vụ đầu năm, giá bán trung bình từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, mỗi héc ta cho doanh thu 500 triệu đồng cho một lứa thu hoạch. Hộ nào thắng liên tục, doanh thu có thể lên tới hàng tỉ đồng.

Trước tình trạng rau củ của nông dân ở một số địa phương miền Bắc giảm mạnh, có nơi phải đổ bỏ, ngày 16/3, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN& PTNT cho biết: Theo thống kê từ các tỉnh có nhiều vùng rau chuyên canh thì diện tích rau cuối vụ đông và lứa đầu vụ xuân hiện nay nhiều nhất ở Hà Nội còn 1.150 ha, Hải Dương còn hơn 100 ha, các tỉnh khác còn 10 - 15 ha.

Ông Sơn khẳng định lượng tồn này đang ở mức thấp và tình trạng sản lượng ế thừa nghiêm trọng, phải chặt bỏ không xảy ra trên diện rộng mà xảy ra cục bộ ở Hà Nội và Hải Dương, với 2 loại rau là củ cải trắng và su hào.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN& PTNT. Ảnh Diệu Thùy
 Ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN& PTNT. Ảnh Diệu Thùy

Theo ông Sơn, qua khảo sát thực tế tại xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, Hà Nội), người dân có khoảng 90 ha trồng chuyên củ cải. Mỗi năm trồng 5 lứa trong 8 tháng khi thời tiết thuận lợi, cho thu nhập rất cao. Củ cải giống Hàn Quốc, Nhật Bản năng suất đạt khoảng 80 tấn/ha. Như thời vụ đầu năm, giá bán trung bình từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, mỗi héc ta cho doanh thu 500 triệu đồng cho một lứa thu hoạch. Hộ nào thắng liên tục, doanh thu có thể lên tới hàng tỉ đồng.

“Phải nói rằng đây là vụ mùa thắng lợi của bà con, được mùa, được giá, năng suất vụ đông tăng 10% so với năng suất các vụ trước, giá tăng khoảng 15%, duy trì ổn định từ tháng 9 đến giữa tháng 2, vì vậy thu nhập bà con nông dân tăng khoảng 20%”, ông Sơn nói.

Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán 2018, các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp chưa hoạt động nhiều nên tốc độ tiêu thụ củ cải còn chậm.

Trong khi đó, thời tiết thuận lợi, củ cải phát triển nhanh, cây cải bị trổ hoa sớm nên bên trong bị xốp, bẻ ra dễ dàng, không bán được; cộng với thị trường đang giảm giá và đã có nhiều loại khác thay thế cho củ cải. Chính vì thế, tại xã Tráng Việt, có khoảng 10ha trồng củ cải có tình trạng nông dân phải nhổ bỏ.

Giám đốc HTX nông nghiệp thôn Tráng Việt xã Tráng Việt cũng cho rằng, nguyên nhân chính là người dân, trước Tết giá củ cải được giá, nhưng nông dân lại có tâm lý “cầm giá” sau Tết để cao hơn, gom hàng vào, khiến cho rau vào vụ sản lượng nhiều, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khác khiến cho giá giảm thê thảm.

Tương tự, ở Hải Dương có 11ha su hào trong tình trạng chất lượng giảm, nông dân không bán được phải nhổ bỏ.

“Nông dân chần chừ chờ giá cao nên su hào bị già không bán được. Phần lớn diện tích su hào bị nhổ bỏ là quá lứa, bị xơ xốp hết bên trong”, ông Sơn cho hay.

Nông dân phải nhổ bỏ hàng nghìn tấn củ cải vì không tiêu thụ được
Nông dân phải nhổ bỏ hàng nghìn tấn củ cải vì không tiêu thụ được  

Cũng theo ông Sơn, qua khảo sát tại Hải Dương chiều 15/3, giá su hào giá bắt đầu tăng trở lại, từ 1.000 - 1.200 đồng/củ. Theo tính toán của nông dân Hải Dương, 1 sào su hào trừ chi phí thuốc, phân, giống hết khoảng 1 triệu đồng, nếu trồng 2.000 cây, giá bán 1.000 - 1.500 đồng/củ, thì vẫn có lãi. Dự báo, trong 7 - 10 ngày tới, giá su hào, củ cải sẽ ổn định trở lại.

Hiện Cục Trồng trọt đang chủ trì phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Bảo vệ thực vật cùng các địa phương tổng rà soát lại cơ cấu diện tích hiện nay còn trên đồng ruộng, cũng như cân đối về cung cầu để chúng ta có những khuyến cáo và hướng dẫn các địa phương điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

Trước mắt, các rau ôn đới như su hào, bắp cải sẽ không kéo dài được nữa vì thời tiết nóng lên chất lượng sẽ giảm cho nên bản thân tự các địa phương đã có sự điều chỉnh.

Theo ông Sơn, điều quan trọng nhất hiện nay là việc liên kết, ký hợp đồng bao tiêu: “Tại vùng Tráng Việt, rất nhiều hộ nông dân nói là chúng tôi không ảnh hưởng gì vì tất cả rủi ro thì chủ thương lái đã trả tiền trước cho chúng tôi rồi. Như vậy, rõ ràng nông dân có hợp đồng tiêu thụ trước, ổn định thì chúng ta sẽ tránh được tất cả những rủi ro này. Đặt hàng lúc đó là của thương lái, bao giờ thương lái cũng quan sát và cân đối thị trường tốt hơn nông dân làm nhỏ lẻ”.

Về lâu dài, ông Sơn cho rằng phải rút kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, đặc biệt là đợt rau gối giữa vụ Đông và Xuân để có hướng dẫn sát hơn.

“Bởi vì năm nào cũng xảy ra hiện tượng này thì sang năm chúng ta phải có những điều chỉnh từ đầu và có những cảnh báo nông dân, nhất là xác định đợt cuối cùng của vụ đông cho hợp lý, tránh rủi ro như hiện nay cũng như những năm trước”, ông Sơn nhấn mạnh.

Nhà giàu Hà Nội ’thâm canh’ trên biệt thự

Nói theo một cách rất thời sự, thì “rau sạch chính chủ" đang là mốt của cả những nhà giàu hiện nay với chi phí bỏ ra chẳng là bao so với túi tiền của họ. Thậm chí, rau không chỉ để ăn mà có xu hướng là để làm đẹp, và để... thể hiện.

“Thâm canh” trên biệt thự


Mặc dù, trong năm 2012, gía bất động sản trượt dốc… nhưng có thể nói, một căn nhà mặt phố hay một biệt thự liền kề vẫn có giá hàng chục tỉ đồng với chủ nhân là những người giàu có, họ hoàn toàn có thừa tiền để hàng ngày mua rau cỏ phục vụ cho nhu cầu thực phẩm trong gia đình.

Tuy nhiên, “không có gì sướng bằng nửa đêm ăn bát mì mà có một cọng rau húng chó, xanh mơn mởn, cắn ngập môi và không bao giờ sợ bị… thuốc” – đó là theo cách nói của ông Phương (Tôn Đức Thắng - Hà Nội). Ông nói đó chắc chắn là “rau sạch” vì không phun thuốc trừ sâu, không dùng chất kích thích tăng trưởng.

Nhà ông Phương không thiếu tiền, mặc dù cũng ở trong ngõ là ngõ nhưng ô tô vào được, trên tầng thượng là có những chậu lan, lồng chim, gần đây thì ông “đầu tư” thêm một vài chậu rau, có hành, có xà lách, có mùi tàu và có cả… húng chó.

B
Một vườn rau trên sân thượng như thế này là đủ để "quay vòng" cho cả gia đình sử dụng

Đất sạch loại để trồng rau hữu cơ này có giá 60.000 đồng/túi 5kg, hạt giống các loại rau ăn lá như cải, rau muống, hoặc cả rau củ như củ cải đỏ, củ cải trắng… từ 15.000 – 30.000/100g hạt, tuỳ từng loại mà có thể thu hoạch sau 2 tuần trở lên.

“Nhà có osin, nhưng osin không làm việc này, trồng rau là thú vui của tôi”, vị “đại gia” sở hữu chiếc Land Rover này cho biết. Nhiều hôm, bạn bè tới chơi làm bữa lẩu tại gia cho ấm cúng chứ không đi quán, riêng món rau sống là “chuẩn” nhất, cứ rửa sạch, ngâm qua tí muối là nhai rau ráu, hơn cả ngoài quán… vạn lần.

Dần dần, bạn bè ông bảo “bọn tao cũng đú”, thế là mấy ông cũng về nhà mua hộp xốp, dọn sân thượng và… trồng rau.

C
Mồng tơi được trồng trên chậu cố định với lan can

Gần đây, nhiều gia đình tại Hà Nội cũng chọn giải pháp tự cung tự cấp những loại rau đơn giản cho gia đình, chủ yếu là rau lấy lá.

Thậm chí, tại nhiều nơi như dọc những con lươn chắn đường lớn khu đô thị Hoàng Quốc Việt hay Pháp Vân, người ta thấy trồng nhiều loại rau hơn, có cả những loại dây leo cao như đậu Hà Lan chẳng hạn.

Bác Mùi (khu đô thị Hoàng Quốc Việt) cho hay, dỗi việc nên bác trồng rau cho vui, cũng tưới cây, chăm sóc, thu hoạch… rau ăn rất yên tâm, mặc dù thỉnh thoảng cũng bị… ăn trộm, nhưng không đáng kể.

Hiện tại, khu nhà bác cũng có nhiều gia đình có người già tham gia trồng rau, bà nói rằng, các cháu nhỏ trong nhà cũng được bà hướng dẫn cho việc trồng rau thay vì chỉ biết tới cây rau khi mẹ mua về, hoặc qua sách giáo khoa môn sinh vật.

Rau cũng có thể… làm đẹp

Nếu như mới vài năm trước đây, người Hà Nội, TP.HCM hay những thành phố lớn khác trồng rau chỉ để ăn, và trồng cho vui thì hiện tại đã có nhiều nhu cầu trồng rau để làm đẹp cho ngôi nhà.

Theo anh Lê Ngọc Giang (một kiến trúc sư) thì không gian tại tầng thượng ngôi nhà cũng có thể bố trí phù hợp để trồng rau mà vẫn đẹp, do màu xanh của rau đem đến cảm giác dịu mát mà không có mâu thuẫn với kiến trúc. Hơn nữa, gia đình vẫn có thể trồng những chậu rau màu sắc, bên cạnh những chậu hoa để tạo thành một khu vườn đa dạng.

Bạn Nguyễn Minh Thành (92/19/16/5 Huỳnh Khương An, P.5, Quận Gò Vấp TP.HCM) cho biết, doanh số chậu nhựa tiêu chuẩn dành cho việc trồng rau, trồng hoa tại nhà mà cơ sở của bạn kinh doanh có xu hướng tăng, nhưng không tiết lộ cụ thề vì "bí mật kinh doanh".

Giá mỗi chậu là 130.000 đồng, mỗi 1m2 có thể tận dụng được 10 chậu, nhưng nếu lên giàn thì có thể tận dụng tới 30 chậu… một gia đình trong TP.HCM muốn trồng rau đẹp thì bỏ ra vài triệu đồng là chuyện khá bình thường.
V
Mướp đắng trổ hoa và qủa trên tầng thượng một ngôi nhà, đây là điều rất hiếm hoi nhưng có lẽ sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới

Một bà nội trợ cho hay, bình thường thì chồng thích ăn nhậu ở ngoài hơn, nhưng từ khi có vườn rau ở biệt thự 2 tầng của gia đình thì ông chồng tự nhiên "mềm tính" thích dẫn bạn bè về nhà để tổ chức ăn uống và khoe... nhà có rau sạch.

Cũng may là nhà chị có người giúp việc, nên những chuyện như nấu nướng, dọn dẹp thì có giúp việc làm, chị chỉ cần ngồi đấy làm công tác ngoại giao bên chồng và nhận những lời khen, ghen tị của bạn bè dành cho chồng chị - người được cho là có người vợ đảm đang.

Dự đoán, trong những năm tới những người dân sống ở đô thị sẽ quan tâm hơn đến việc trồng rau trong nhà, nhất là khi những hạn chế của việc sống trong thành phố như thiếu đất sinh hoạt có thể khắc phục bằng công nghệ trồng rau hiện đại với các loại chậu được thiết kế phù hợp, đất sinh học và các loại giống cây tốt.

Ngoài ra, sự lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân khiến xu hướng trồng rau trong gia đình đô thị phát triển.

Theo Lê Tuấn (ảnh: Minh Thành)
VTCNews

Tê lưỡi, đông máu... nếm cháo độc

Ấu tẩu là loại củ độc phân bố ở các tỉnh biên giới phía Bắc, lượng độc của củ ấu tẩu có thể làm cho người tê cứng chân tay, tắc nghẽn mạch máu, đông máu mà chết. Tuy nhiên, dưới bàn tay chế biến của người dân miền cao nguyên đá, loại độc dược này lại biến thành món đặc sản quí có tác dụng chữa bệnh.

"Kỹ nghệ" nấu cháo độc

Trước khi đến Hà Giang, một anh bạn người bản địa giới thiệu: "Đã lên Hà Giang thì phải ăn cháo ấu tẩu cho biết, nếu không thì phí mất cả chuyến ngược miền cao nguyên đá".

Sự thật bất ngờ về đường hầm bí mật ở Đà Lạt

(Kiến Thức) - Những con đường ở Đà Lạt lâu nay vốn được xem là một bí mật của lịch sử với những điều chưa thể lý giải.

Bí ẩn trong lòng đất

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.