Cực sốc: Chúng ta đang bị “nhốt” trong bong bóng vũ trụ đầy bí ẩn

Cực sốc: Chúng ta đang bị “nhốt” trong bong bóng vũ trụ đầy bí ẩn

Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện cấu trúc bong bóng có thể do Mặt trời tạo ra đang bao bọc lấy toàn bộ các hành tinh của nó và bảo vệ khỏi các tia vũ trụ.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư thiên văn học Merav Opher từ Đại học Khoa học và nghệ thuật Boston và Trung tâm Vật lý vũ trụ (thuộc Đại học Boston) đã phát hiện một cấu trúc dạng bong bóng kỳ lạ ngoài vũ trụ.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư thiên văn học Merav Opher từ Đại học Khoa học và nghệ thuật Boston và Trung tâm Vật lý vũ trụ (thuộc Đại học Boston) đã phát hiện một cấu trúc dạng bong bóng kỳ lạ ngoài vũ trụ.
Nhờ sử dụng một mô hình máy tính đặc biệt, kết hợp với dữ liệu từ tàu Voyager 1 của NASA - một tàu vũ trụ đã lang thang đến tận vùng rìa của hệ Mặt Trời, các nhà khoa học cho biết cấu trúc này thực sự là một bong bóng đang bọc lấy Mặt Trời và toàn bộ các hành tinh của nó.
Nhờ sử dụng một mô hình máy tính đặc biệt, kết hợp với dữ liệu từ tàu Voyager 1 của NASA - một tàu vũ trụ đã lang thang đến tận vùng rìa của hệ Mặt Trời, các nhà khoa học cho biết cấu trúc này thực sự là một bong bóng đang bọc lấy Mặt Trời và toàn bộ các hành tinh của nó.
Theo một thành viên nhóm nghiên cứu, cấu trúc bong bóng này do Mặt Trời tạo ra, bằng các tia phản lực mạnh mẽ. Nó có thể bảo vệ các hành tinh bằng cách ngăn các tia vũ trụ khốc liệt trong thiên hà đi vào nhật quyển.
Theo một thành viên nhóm nghiên cứu, cấu trúc bong bóng này do Mặt Trời tạo ra, bằng các tia phản lực mạnh mẽ. Nó có thể bảo vệ các hành tinh bằng cách ngăn các tia vũ trụ khốc liệt trong thiên hà đi vào nhật quyển.
Mô hình của các nhà khoa học cũng cho thấy các hạt hydro trung tính phát ra ở khu vực bên ngoài hệ Mặt Trời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bong bóng nhật quyển này.
Mô hình của các nhà khoa học cũng cho thấy các hạt hydro trung tính phát ra ở khu vực bên ngoài hệ Mặt Trời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bong bóng nhật quyển này.
Tia phản lực của Mặt Trời đụng độ với các tia vũ trụ trong thiên hà, tạo nên một cấu trúc như tường thành, vô hình và ổn định, khiến các tia vũ trụ phải uốn mình né tránh nhật quyển.
Tia phản lực của Mặt Trời đụng độ với các tia vũ trụ trong thiên hà, tạo nên một cấu trúc như tường thành, vô hình và ổn định, khiến các tia vũ trụ phải uốn mình né tránh nhật quyển.
Hiện nay, hình dáng của bong bóng này vẫn gây tranh cãi dù nhiều nhóm nghiên cứu khác cũng đang cố chứng minh sự tồn tại của nó.
Hiện nay, hình dáng của bong bóng này vẫn gây tranh cãi dù nhiều nhóm nghiên cứu khác cũng đang cố chứng minh sự tồn tại của nó.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Opher cung cấp hình ảnh một bong bóng méo mó, trong khi một số mô hình khác từ các nhóm nghiên cứu khác cho thấy nó có thể có hình dáng thuôn dài hơn hoặc có đuôi như sao chổi.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Opher cung cấp hình ảnh một bong bóng méo mó, trong khi một số mô hình khác từ các nhóm nghiên cứu khác cho thấy nó có thể có hình dáng thuôn dài hơn hoặc có đuôi như sao chổi.
Hệ mặt trời (Hay Thái dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời", tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
Hệ mặt trời (Hay Thái dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời", tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
Đa phần các thiên thể đều quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.
Đa phần các thiên thể đều quay quanh Mặt trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.
Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.
Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.
Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hydro.
Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hydro.
Hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và metal, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ.
Hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và metal, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

GALLERY MỚI NHẤT