Cực khủng chiến dịch chiêu mộ nhân tài của Mỹ sau CTTG2

Cực khủng chiến dịch chiêu mộ nhân tài của Mỹ sau CTTG2

(Kiến Thức) - Từ năm 1945 - 1949, Mỹ đã thực hiện một chiêu mộ nhân tài khủng từng làm việc cho Đức quốc xã và trùm phát xít Hitler. Chiến dịch này có tên "Cái kẹp giấy". Thông qua chiến dịch này, Mỹ muốn có được những tài liệu mật và thành tựu khoa học của Đức, tránh rơi vào tay Liên Xô.

Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, nhiều nhà khoa học danh tiếng của Đức quốc xã bị truy lùng gắt gao vì những tội ác đã làm. Trong bối cảnh trên, Mỹ triển khai một dự án bí mật có tên "Cái kẹp giấy" nhằm  chiêu mộ nhân tài hàng đầu từng làm cho Đức.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, nhiều nhà khoa học danh tiếng của Đức quốc xã bị truy lùng gắt gao vì những tội ác đã làm. Trong bối cảnh trên, Mỹ triển khai một dự án bí mật có tên "Cái kẹp giấy" nhằm chiêu mộ nhân tài hàng đầu từng làm cho Đức.
Mục đích của Mỹ khi thực hiện chiến dịch chiêu mộ những nhân tài từng làm việc cho Đức quốc xã là vì muốn có trong tay những tài liệu mật cũng như những thành tựu trong nghiên cứu khoa học - công nghệ của Đức.
Mục đích của Mỹ khi thực hiện chiến dịch chiêu mộ những nhân tài từng làm việc cho Đức quốc xã là vì muốn có trong tay những tài liệu mật cũng như những thành tựu trong nghiên cứu khoa học - công nghệ của Đức.
Mỹ muốn có được những điều này để tránh những tài liệu hay thành tựu lớn của Đức quốc xã có được trong Thế chiến 2 rơi vào tay Liên Xô hay các nước khác sẽ gây bất lợi, thậm chí là nguy hiểm cho chính quyền Washington.
Mỹ muốn có được những điều này để tránh những tài liệu hay thành tựu lớn của Đức quốc xã có được trong Thế chiến 2 rơi vào tay Liên Xô hay các nước khác sẽ gây bất lợi, thậm chí là nguy hiểm cho chính quyền Washington.
Chính vì điều này, Mỹ đã triển khai dự án "Cái kẹp giấy" do Văn phòng dịch vụ chiến lược (OSS) (cơ quan tình báo tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA) phụ trách.
Chính vì điều này, Mỹ đã triển khai dự án "Cái kẹp giấy" do Văn phòng dịch vụ chiến lược (OSS) (cơ quan tình báo tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA) phụ trách.
Ban đầu, dự án này có tên là "chiến dịch mây mù" (Operation Overcast).
Ban đầu, dự án này có tên là "chiến dịch mây mù" (Operation Overcast).
Khi ấy, Mỹ tiến hành thu thập các tài liệu, văn bản quan trọng có liên quan đến cuộc chiến cũng như thẩm vấn các nhà khoa học làm việc cho Hitler tại các cơ sở nghiên cứu nhằm có được những thông tin quan trọng về các thành tựu mà họ đạt được.
Khi ấy, Mỹ tiến hành thu thập các tài liệu, văn bản quan trọng có liên quan đến cuộc chiến cũng như thẩm vấn các nhà khoa học làm việc cho Hitler tại các cơ sở nghiên cứu nhằm có được những thông tin quan trọng về các thành tựu mà họ đạt được.
Về sau, chiến dịch được đổi tên sang "Cái kẹp giấy". Theo đó, Mỹ bí mật đưa các nhà khoa học từng làm việc cho Đức quốc xã sang nước này sống và làm việc.
Về sau, chiến dịch được đổi tên sang "Cái kẹp giấy". Theo đó, Mỹ bí mật đưa các nhà khoa học từng làm việc cho Đức quốc xã sang nước này sống và làm việc.
Ước tính, Mỹ đã chiêu mộ được khoảng 1.600 nhà khoa học từng làm việc cho Đức để cống hiến tài năng cho sự phát triển của xứ sở cờ hoa.
Ước tính, Mỹ đã chiêu mộ được khoảng 1.600 nhà khoa học từng làm việc cho Đức để cống hiến tài năng cho sự phát triển của xứ sở cờ hoa.
Những nhà khoa học này đã giúp Mỹ chiếm được nhiều ưu thế trong cuộc đua phát triển vũ khí, công nghệ, đặc biệt là tên lửa đẩy Saturn V.
Những nhà khoa học này đã giúp Mỹ chiếm được nhiều ưu thế trong cuộc đua phát triển vũ khí, công nghệ, đặc biệt là tên lửa đẩy Saturn V.
Loại tên lửa sau này đã giúp Mỹ đưa phi hành gia lên Mặt Trăng và chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua không gian thời kỳ Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.  Video: Châu Á kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới 2 (nguồn: VTC14)
Loại tên lửa sau này đã giúp Mỹ đưa phi hành gia lên Mặt Trăng và chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua không gian thời kỳ Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.
Video: Châu Á kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới 2 (nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT