Cực hiếm cảnh quân Nhật đầu hàng đồng minh ở Triều Tiên 1945

Cực hiếm cảnh quân Nhật đầu hàng đồng minh ở Triều Tiên 1945

(Kiến Thức) - Ngày 8/9/1945 là thời điểm không thể nào quên với nhiều người dân Triều Tiên khi mà sau 35 năm đằng đẵng nằm dưới gót giày phát xít Nhật đã chính thức chấm dứt. Dù rằng, ngay sau đó hai miền Nam – Bắc bắt đầu chứng kiến sự chia cắt gần 80 năm.

Mạng Sina (Trung Quốc) gần đây đăng tải loạt ảnh đặc biệt, tư liệu cực kỳ quý hiếm ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc của đất nước  Triều Tiên năm 1945. Đó là thời điểm mà quân đội Mỹ đổ bộ vào Incheon, tiến hành giải giáp vũ khí quân đội phát xít Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 38 (Bắc vĩ tuyến 38 quân đội Liên Xô chịu trách nhiệm). Ảnh: Tàu chiến Mỹ bên ngoài bờ biển Incheon ngày 8/9/1945. Nguồn ảnh: Sina
Mạng Sina (Trung Quốc) gần đây đăng tải loạt ảnh đặc biệt, tư liệu cực kỳ quý hiếm ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc của đất nước Triều Tiên năm 1945. Đó là thời điểm mà quân đội Mỹ đổ bộ vào Incheon, tiến hành giải giáp vũ khí quân đội phát xít Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 38 (Bắc vĩ tuyến 38 quân đội Liên Xô chịu trách nhiệm). Ảnh: Tàu chiến Mỹ bên ngoài bờ biển Incheon ngày 8/9/1945. Nguồn ảnh: Sina
Trước năm 1945, Triều Tiên nằm dưới gót giày quân đội Đế quốc Nhật Bản sau hiệp ước đầy tranh cãi được ký kết vào ngày 22/8/1910 mà điều khoản chính của nó là sát nhập toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên vào Nhật Bản. Hiệp ước sát nhập Nhật Bản - Triều Tiên đã mở ra thời kỳ đen tối đối với nhân dân đất nước này suốt 35 năm sau đó. Ảnh: Binh sĩ Mỹ đặt chân tới Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina
Trước năm 1945, Triều Tiên nằm dưới gót giày quân đội Đế quốc Nhật Bản sau hiệp ước đầy tranh cãi được ký kết vào ngày 22/8/1910 mà điều khoản chính của nó là sát nhập toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên vào Nhật Bản. Hiệp ước sát nhập Nhật Bản - Triều Tiên đã mở ra thời kỳ đen tối đối với nhân dân đất nước này suốt 35 năm sau đó. Ảnh: Binh sĩ Mỹ đặt chân tới Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina
Người dân Seoul “ăn mừng” khi Triều Tiên hoàn toàn giải phóng khỏi ách thống trị của phát xít Nhật suốt 35 năm. Nguồn ảnh: Sina
Người dân Seoul “ăn mừng” khi Triều Tiên hoàn toàn giải phóng khỏi ách thống trị của phát xít Nhật suốt 35 năm. Nguồn ảnh: Sina
Ảnh: Sư đoàn bộ binh 7, Quân đội Mỹ tiến vào Incheon ngày 8/9/1945. Nguồn ảnh: Sina
Ảnh: Sư đoàn bộ binh 7, Quân đội Mỹ tiến vào Incheon ngày 8/9/1945. Nguồn ảnh: Sina
Người dân Triều Tiên phía Nam vĩ tuyến 38 xếp hàng kín hai bên đường chào đón đoàn quân giải phóng tới từ nước Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
Người dân Triều Tiên phía Nam vĩ tuyến 38 xếp hàng kín hai bên đường chào đón đoàn quân giải phóng tới từ nước Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
Quang cảnh lễ ký kết văn kiện quân đội phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Trong ảnh, đại diện Nhật ngồi bên phải bàn. Nguồn ảnh: Sina
Quang cảnh lễ ký kết văn kiện quân đội phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Trong ảnh, đại diện Nhật ngồi bên phải bàn. Nguồn ảnh: Sina
Đại diện quân đội Nhật Bản đóng tại Triều Tiên đặt bút ký vào văn kiện đầu hàng. Nguồn ảnh: Sina
Đại diện quân đội Nhật Bản đóng tại Triều Tiên đặt bút ký vào văn kiện đầu hàng. Nguồn ảnh: Sina
Các tướng lĩnh quân đội Mỹ tại thời khắc lịch sử liên quan tới đất nước Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina
Các tướng lĩnh quân đội Mỹ tại thời khắc lịch sử liên quan tới đất nước Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina
Quốc kỳ Nhật Bản từ từ hạ xuống trên mảnh đất Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina
Quốc kỳ Nhật Bản từ từ hạ xuống trên mảnh đất Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina
Các binh sĩ quân đội Nhật Bản giải giáp toàn bộ trang bị vũ khí cho quân đồng minh. Nguồn ảnh: Sina
Các binh sĩ quân đội Nhật Bản giải giáp toàn bộ trang bị vũ khí cho quân đồng minh. Nguồn ảnh: Sina
Hầu hết các binh sĩ Nhật Bản được phép hồi hương sau khi đầu hàng vô điều kiện. Nguồn ảnh: Sina
Hầu hết các binh sĩ Nhật Bản được phép hồi hương sau khi đầu hàng vô điều kiện. Nguồn ảnh: Sina
Lúc bấy giờ có lẽ người dân Triều Tiên không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn ngủi nữa họ lại bước vào những ngày tháng kinh hoàng nhất khi hai miền Nam - Bắc Triều xảy ra xung đột quân sự, rồi sau đó là sự can thiệp từ bên ngoài mở rộng thành cuộc chiến tranh quy mô lớn khiến hàng vạn người dân thiệt mạng. Nghiêm trọng hơn, những hậu quả của việc phân chia hai miền Triều Tiên năm 1945, của cuộc chiến tranh 1950-1953 vẫn còn rất nặng nề tới ngày nay. Nguồn ảnh: Sina
Lúc bấy giờ có lẽ người dân Triều Tiên không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn ngủi nữa họ lại bước vào những ngày tháng kinh hoàng nhất khi hai miền Nam - Bắc Triều xảy ra xung đột quân sự, rồi sau đó là sự can thiệp từ bên ngoài mở rộng thành cuộc chiến tranh quy mô lớn khiến hàng vạn người dân thiệt mạng. Nghiêm trọng hơn, những hậu quả của việc phân chia hai miền Triều Tiên năm 1945, của cuộc chiến tranh 1950-1953 vẫn còn rất nặng nề tới ngày nay. Nguồn ảnh: Sina

GALLERY MỚI NHẤT