Cực hiếm ảnh "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc tham gia tập trận

Cực hiếm ảnh "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc tham gia tập trận

(Kiến Thức) - Được mệnh danh là "khắc tinh" của tàu sân bay, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 là vũ khí răn đe chiến lược của Trung Quốc trước nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.

Hôm 10/9 vừa qua, Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc hay còn được biết tới với cái tên Lực Lượng Pháo Binh Số 2 đã có buổi phóng tập trận bắn đạn thật với sự tham gia của " sát thủ tàu sân bay" DF-21A. Nguồn ảnh: Sina.
Hôm 10/9 vừa qua, Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc hay còn được biết tới với cái tên Lực Lượng Pháo Binh Số 2 đã có buổi phóng tập trận bắn đạn thật với sự tham gia của " sát thủ tàu sân bay" DF-21A. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 hay còn có tên gọi là Đông Phương 21 là loại tên lửa đạn đạo tầm trung, sử dụng nhiên liệu rắn, có hai giai đoạn phóng và có một đầu đạn. Loại tên lửa này hoàn toàn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 hay còn có tên gọi là Đông Phương 21 là loại tên lửa đạn đạo tầm trung, sử dụng nhiên liệu rắn, có hai giai đoạn phóng và có một đầu đạn. Loại tên lửa này hoàn toàn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Loại tên lửa DF-21 lần đầu tiên được đưa vào biên chế của Quân đội Trung Quốc kể từ năm 1991. Tới nay, nó đã phát triển lên rất nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó có phiên bản mới nhất là bản DF-21D được Bắc Kinh tuyên bố là loại tên lửa đạn đạo diệt hạm đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Loại tên lửa DF-21 lần đầu tiên được đưa vào biên chế của Quân đội Trung Quốc kể từ năm 1991. Tới nay, nó đã phát triển lên rất nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó có phiên bản mới nhất là bản DF-21D được Bắc Kinh tuyên bố là loại tên lửa đạn đạo diệt hạm đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
DF-21 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có sức nổ toosid da lên tới 500 kt (tuỳ phiên bản). Tên lửa có trọng lượng 14.700 kg, dài 10,7 mét và có đường kính 1,4 mét. Nguồn ảnh: Sina.
DF-21 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có sức nổ toosid da lên tới 500 kt (tuỳ phiên bản). Tên lửa có trọng lượng 14.700 kg, dài 10,7 mét và có đường kính 1,4 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Do sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa đạn đạo DF-21 sẽ không thể điều chỉnh được tốc độ khi bay mà sẽ tăng túc liên tục tới khi hết nhiên liệu hoặc tới mục tiêu. Tuỳ từng phiên bản mà tên lửa DF-21 sẽ có tầm bắn từ 1500 tới 1770 km. Nguồn ảnh: Sina.
Do sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa đạn đạo DF-21 sẽ không thể điều chỉnh được tốc độ khi bay mà sẽ tăng túc liên tục tới khi hết nhiên liệu hoặc tới mục tiêu. Tuỳ từng phiên bản mà tên lửa DF-21 sẽ có tầm bắn từ 1500 tới 1770 km. Nguồn ảnh: Sina.
Như đã nói ở trên, do không có khả năng giảm tốc khi bay trên không, tên lửa DF-21 sẽ tăng tốc liên tục. Theo công bố của phía Trung Quốc, tên lửa DF-21 có khả năng tăng tốc độ lên tối đa tới Mach 10. Tốc độ này là đủ để làm khó hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại trên thế giới. Nguồn ảnh: Conq.
Như đã nói ở trên, do không có khả năng giảm tốc khi bay trên không, tên lửa DF-21 sẽ tăng tốc liên tục. Theo công bố của phía Trung Quốc, tên lửa DF-21 có khả năng tăng tốc độ lên tối đa tới Mach 10. Tốc độ này là đủ để làm khó hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại trên thế giới. Nguồn ảnh: Conq.
DF-21 sử dụng cơ chế dẫn đường theo quán tính và radar dẫn đường chủ động. Ở phiên bản đầu tiên, độ chính xác lệch tâm của DF-21 lên tới gần 1 km. Tuy nhiên ở những phiên bản DF-21A hay DF-21B, độ lệch tâm tối đa chỉ lần lượt là 50 mét và 10 mét. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
DF-21 sử dụng cơ chế dẫn đường theo quán tính và radar dẫn đường chủ động. Ở phiên bản đầu tiên, độ chính xác lệch tâm của DF-21 lên tới gần 1 km. Tuy nhiên ở những phiên bản DF-21A hay DF-21B, độ lệch tâm tối đa chỉ lần lượt là 50 mét và 10 mét. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Phiên bản có tầm bắn lớn nhất của DF-21 là phiên bản DF-21C. Phiên bản này có độ lệch tâm nằm trong khoảng dưới 50 mét và có khả năng mang theo cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thông thường. Nguồn ảnh: Tube.
Phiên bản có tầm bắn lớn nhất của DF-21 là phiên bản DF-21C. Phiên bản này có độ lệch tâm nằm trong khoảng dưới 50 mét và có khả năng mang theo cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thông thường. Nguồn ảnh: Tube.
Phiên bản tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được Trung Quốc tuyên bố có tầm bắn lên tới 1450 km. Có nhiều thông tin rằng Trung Quốc đã triển khai DF-21D từ năm 2009, tuy nhiên phía Mỹ khẳng định Trung Quốc không thể hoàn thiện được DF-21D vào thời gian này. Nguồn ảnh: Tube.
Phiên bản tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được Trung Quốc tuyên bố có tầm bắn lên tới 1450 km. Có nhiều thông tin rằng Trung Quốc đã triển khai DF-21D từ năm 2009, tuy nhiên phía Mỹ khẳng định Trung Quốc không thể hoàn thiện được DF-21D vào thời gian này. Nguồn ảnh: Tube.
Cũng theo thông tin tình báo được Mỹ công khai, năm 2008 phía Trung Quốc có khoảng 60 bệ phóng tên lửa DF-21 các loại và có khoảng từ 60 tới 80 tên lửa. Trung bình hàng năm, Trung Quốc có thể sản xuất tối đa được từ 10 tới 11 quả đạn tên lửa DF-21. Nguồn ảnh: Southchina.
Cũng theo thông tin tình báo được Mỹ công khai, năm 2008 phía Trung Quốc có khoảng 60 bệ phóng tên lửa DF-21 các loại và có khoảng từ 60 tới 80 tên lửa. Trung bình hàng năm, Trung Quốc có thể sản xuất tối đa được từ 10 tới 11 quả đạn tên lửa DF-21. Nguồn ảnh: Southchina.
Mời độc giả xem Video: Kinh hãi Trung Quốc phóng cùng lúc 10 tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.

GALLERY MỚI NHẤT