Cục CSGT nói gì về chi trả người cung cấp vi phạm giao thông?

Những thông tin về việc cá nhân được nhận tiền thưởng từ cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự, ATGT trên mạng xã hội thời gian gần đây là không chính xác.

Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025, cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. Theo đó, mức chi cho nội dung này không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa là 5 triệu đồng/vụ việc.
Cuc CSGT noi gi ve chi tra nguoi cung cap vi pham giao thong?
Ảnh minh họa. 
Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), việc tiếp nhận thông tin, hình ảnh của người dân để xác minh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ đã Cảnh sát giao thông thực hiện trong thời gian qua.
Lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông từ thông tin, hình ảnh do quần chúng nhân dân, các tổ chức cung cấp.
Mới đây nhất, Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an có nêu nội dung này. Theo đó, đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp thông tin.
Đồng thời, đơn vị Cảnh sát giao thông sẽ tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu của cá nhân, tổ chức cung cấp. Đơn vị Cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu gồm: Cục Cảnh sát giao thông; phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự thuộc Công an cấp huyện. Ngoài ra, người dân cũng có thể cung cấp thông tin, hình ảnh về vi phạm giao thông thông qua cài đặt, sử dụng ứng dụng VneTraffic do Bộ Công an phát triển.
Thông tư số 73/2024/TT-BCA cũng nêu quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) do cá nhân, tổ chức cung cấp, được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 135/2021.
Theo đó, dữ liệu thu được cần đảm bảo: Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm.
Đáng chú ý, đối với cơ chế chi trả tiền cho người cung cấp thông tin và tiêu chí xét chi trả cho từng nội dung, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết, điều này sẽ được các cơ quan liên quan sớm quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thực thi, hiện chưa có cơ chế cụ thể về vấn đề này.
Do vậy, những thông tin về việc cá nhân được nhận tiền thưởng từ cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên mạng xã hội thời gian gần đây là không chính xác.
Thông tin "nam thanh niên thu 50 triệu do tố giác vi phạm giao thông" là sai sự thật
Tối 3/1, một số trang mạng xã hội đưa thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông".
Trao đổi với báo chí, đại diện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, đây là thông tin cắt ghép sai sự thật gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng xấu đến tinh thần của phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông" đang được thực hiện rất hiệu quả. Đối với các trang mạng xã hội và cá nhân nếu tiếp tục đăng tải các thông tin sai sự thật, cơ quan chức năng sẽ xác minh xử lý theo quy định của pháp luật.

>>> Mời độc giả xem thêm video Con bị xử phạt, bố say xỉn đập xe tại chốt CSGT:

Vì sao phải tăng gấp hàng chục lần mức phạt vi phạm giao thông?

Vị đại diện Cục CSGT cho biết, cần phải tăng mức xử phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi vi phạm mang tính cố ý, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

Ngày 29/12, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết để đảm bảo triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định số 168/2024, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Nghị định này có hiệu lực từ 1/1/2025 và sẽ thay thế cho nghị định 100/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123/NĐ-CP). Theo đó, cơ quan soạn thảo đã tăng mạnh mức xử phạt hành chính đối với một số hành vi có tính chất cố ý và là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn.
Vi sao phai tang gap hang chuc lan muc phat vi pham giao thong?
Ảnh minh họa. 

LS Đặng Văn Cường: Tăng mức phạt vi phạm giao thông là cần thiết

Theo luật sư Đặng Văn Cường, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm giao thông là cần thiết để giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông.

Trong ngày đầu tiên áp dụng Nghị định 168, cơ quan chức năng đã xử phạt với số tiền 28.000.000.000 đồng, đây là số tiền rất lớn. Số tiền phạt cho thấy số người vi phạm về giao thông đường bộ là rất lớn.
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, rất nhiều hành vi vi phạm giao thông sẽ được điều chỉnh mức phạt lên rất cao, thậm chí là gấp hàng chục lần so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP ).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.