Cực choáng siêu máy bay không đuôi của phát xít Đức

Cực choáng siêu máy bay không đuôi của phát xít Đức

(Kiến Thức) - Máy bay chiến đấu - ném bom Ho 229 của phát xít Đức có thể coi là "cụ tổ" của chiếc B-2 Spirit của Không quân Mỹ hiện nay, và một trong những máy bay không có cánh đuôi đầu tiên trên thế giới.

Được phát xít Đức nghiên cứu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và tới năm 1944 chính thức được bay thử nghiệm lần đầu tiên, tiêm kích kiêm máy bay ném bom  Horten Ho 229 được coi là một trong những loại máy bay không thân đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Được phát xít Đức nghiên cứu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và tới năm 1944 chính thức được bay thử nghiệm lần đầu tiên, tiêm kích kiêm máy bay ném bom Horten Ho 229 được coi là một trong những loại máy bay không thân đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điểm đặc biệt của chiến đấu cơ này là việc nó sử dụng động cơ phản lực hiện đại nhất thời bấy giờ của Đức. Tuy nhiên thiết kế "không thân" của nó có vẻ vẫn chưa được hoàn thiện và hiệu năng bay trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên có vẻ khá kém. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điểm đặc biệt của chiến đấu cơ này là việc nó sử dụng động cơ phản lực hiện đại nhất thời bấy giờ của Đức. Tuy nhiên thiết kế "không thân" của nó có vẻ vẫn chưa được hoàn thiện và hiệu năng bay trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên có vẻ khá kém. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thiết kế của máy bay Ho 229 có phần độc nhất vô nhị vào thời bấy giờ. Dù không có trong tay hệ thống máy tính có đủ khả năng mô phỏng khả năng bay của Ho 229, các kỹ sư của Đức vẫn tính toán gần như chính xác tuyệt đối khả năng vận hành của chiếc máy bay này trên giấy trước khi bắt tay và xây dựng những nguyên mẫu đầu tiên. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thiết kế của máy bay Ho 229 có phần độc nhất vô nhị vào thời bấy giờ. Dù không có trong tay hệ thống máy tính có đủ khả năng mô phỏng khả năng bay của Ho 229, các kỹ sư của Đức vẫn tính toán gần như chính xác tuyệt đối khả năng vận hành của chiếc máy bay này trên giấy trước khi bắt tay và xây dựng những nguyên mẫu đầu tiên. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một trong những đặc điểm đặc biệt dễ nhận thấy nhất trên chiếc tiêm kích - bom Ho 229 đó là kính lái. Phần kính lái được tạo hình để tăng tối đa kiểu dáng khi động học của chiếc máy bay này nhưng bù lại, kiểu tạo hình này lại cực kỳ tốn thời gian và tiền bạc để sản xuất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một trong những đặc điểm đặc biệt dễ nhận thấy nhất trên chiếc tiêm kích - bom Ho 229 đó là kính lái. Phần kính lái được tạo hình để tăng tối đa kiểu dáng khi động học của chiếc máy bay này nhưng bù lại, kiểu tạo hình này lại cực kỳ tốn thời gian và tiền bạc để sản xuất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bằng cách bỏ đi cánh đứng ở đuôi, chiếc Ho 229 được xem là có lực cản được giảm đi đáng kể so với các loại máy bay cùng thời, điều này sẽ gián tiếp làm tăng tầm hoạt động và tăng tải trọng cho chiếc Ho 229. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bằng cách bỏ đi cánh đứng ở đuôi, chiếc Ho 229 được xem là có lực cản được giảm đi đáng kể so với các loại máy bay cùng thời, điều này sẽ gián tiếp làm tăng tầm hoạt động và tăng tải trọng cho chiếc Ho 229. Nguồn ảnh: Warhistory.
Chiếc máy bay này được gọi bằng bí danh "Đề án 3x1000" vì đặc điểm vận hành của nó bao gồm 3 số 1000 đầy thuyết phục. Đó là mang được 1000 kg bom, tầm hoạt động 1000 km và tốc độ tối đa 1000 km/h - những thông số trong mơ của các loại máy bay ném bom cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Chiếc máy bay này được gọi bằng bí danh "Đề án 3x1000" vì đặc điểm vận hành của nó bao gồm 3 số 1000 đầy thuyết phục. Đó là mang được 1000 kg bom, tầm hoạt động 1000 km và tốc độ tối đa 1000 km/h - những thông số trong mơ của các loại máy bay ném bom cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với tốc độ 1000 km/h, Ho 229 có thể cho mọi loại tiêm kích của Đồng Minh hít khói vì ngay cả chiếc P-51 được Mỹ đưa vào sử dụng thời cuối chiến tranh cũng chỉ có vận tốc tối đa khoảng 900 km/h. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với tốc độ 1000 km/h, Ho 229 có thể cho mọi loại tiêm kích của Đồng Minh hít khói vì ngay cả chiếc P-51 được Mỹ đưa vào sử dụng thời cuối chiến tranh cũng chỉ có vận tốc tối đa khoảng 900 km/h. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây được coi là loại máy bay ném bom đầu tiên trên thế giới được trang bị hai động cơ phản lực và thậm chí sau chiến tranh, Horten - một trong những nhà thiết kế chính của chiếc Ho 229 còn có tham vọng trang bị cho chiếc máy bay này công nghệ... tàng hình. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây được coi là loại máy bay ném bom đầu tiên trên thế giới được trang bị hai động cơ phản lực và thậm chí sau chiến tranh, Horten - một trong những nhà thiết kế chính của chiếc Ho 229 còn có tham vọng trang bị cho chiếc máy bay này công nghệ... tàng hình. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cụ thể, Reimar Horten - một trong những cha đẻ cùng thiết kế ra chiếc Ho 229 đã cố gắng pha bụi than với keo dán gỗ để trát bên ngoài vỏ máy bay, khiến nó hấp thụ được sóng radar. Công nghệ này đã được thử nghiệm và hệ thống radar hiện đại nhất thời bấy giờ của Anh được xem là đã bị... qua mặt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cụ thể, Reimar Horten - một trong những cha đẻ cùng thiết kế ra chiếc Ho 229 đã cố gắng pha bụi than với keo dán gỗ để trát bên ngoài vỏ máy bay, khiến nó hấp thụ được sóng radar. Công nghệ này đã được thử nghiệm và hệ thống radar hiện đại nhất thời bấy giờ của Anh được xem là đã bị... qua mặt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tất nhiên mọi công nghệ thiết kế chiếc Ho 229 sau đó đã được Đồng minh mà trực tiếp là Mỹ và Anh tiếp quản. Liên Xô dù rất muốn nhưng không thể tiếp cận được những công nghệ tối mật này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tất nhiên mọi công nghệ thiết kế chiếc Ho 229 sau đó đã được Đồng minh mà trực tiếp là Mỹ và Anh tiếp quản. Liên Xô dù rất muốn nhưng không thể tiếp cận được những công nghệ tối mật này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới nay, trên thế giới chỉ còn duy nhất một chiếc Ho 229 còn nguyên vẹn được trưng bày ở bảo tàng Smithsonian ở Maryland, Mỹ. Tuy nhiên nguyên mẫu này thực tế cũng là bản phục chế lại, hoàn toàn không còn khả năng bay. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới nay, trên thế giới chỉ còn duy nhất một chiếc Ho 229 còn nguyên vẹn được trưng bày ở bảo tàng Smithsonian ở Maryland, Mỹ. Tuy nhiên nguyên mẫu này thực tế cũng là bản phục chế lại, hoàn toàn không còn khả năng bay. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của Quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT