Cử tri Mexico cần gì trong cuộc tổng tuyển cử 1/7

Ngày mai 1/7, hàng triệu cử tri Mexico bước vào cuộc tổng tuyển cử quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại của nước này với việc bầu ra tổng thống mới cùng 128 thượng nghị sỹ, 500 hạ nghị sỹ, 8 Thống đốc bang.

Cử tri Mexico cần gì trong cuộc tổng tuyển cử 1/7
Mexico là nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực Mỹ Latinh và cuộc tổng tuyển cử 2018 sẽ góp phần định hình bàn cờ chính trị tại khu vực.
Cuộc tổng tuyển cử Mexico diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia này đang trong tình trạng “u ám”. Trong 6 năm cầm quyền vừa qua, đảng Cách mạng thể chế (PRI) đã để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp đối với người dân.
Nhân viên cơ quan bầu cử Mexico chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử tại Ciudad Juarez, bang Chihuahua, Mexico ngày 26/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhân viên cơ quan bầu cử Mexico chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử tại Ciudad Juarez, bang Chihuahua, Mexico ngày 26/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính quyền của Tổng thống Peña Nieto sắp mãn nhiệm sẽ để lại cho người kế nhiệm nhiều vấn đề còn tồn tại như nền kinh tế tăng trưởng thấp hơn so với dự kiến, tỷ lệ người nghèo có xu hướng tăng (tính đến cuối năm 2017, số người nghèo tại Mexico chiếm tới 53% tổng dân số); tỷ lệ việc làm phi chính thức vẫn ở mức cao (hơn 51% lực lượng lao động).
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính và Tín dụng công Mexico, nợ nước ngoài của quốc gia này trong giai đoạn 2012 - 2017 đã tăng từ 10,3% lên 17,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các chuyên gia đánh giá nợ nước ngoài tăng mạnh là kết quả của “một chính sách sai lầm" vì chính phủ đã đặt cược vào các khoản vay từ nước ngoài "để tạo ra tăng trưởng kinh tế, thay vì thúc đẩy nền kinh tế từ nội lực". Bộ Tài chính và Tín dụng công Mexico dự báo nợ công của nước này sẽ lên tới 47,3% GDP vào cuối năm 2018.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tội phạm tăng mạnh (chỉ tính riêng trong chiến dịch vận động tranh cử đã có trên 133 ứng cử viên, chính trị gia và các nhà hoạt động xã hội bị sát hại) và đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả.
Về quan hệ quốc tế, trong 4 năm đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Peña Nieto vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập trong các vấn đề khu vực, tăng cường và củng cố quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của Mexico đã xoay chiều theo hướng nghiêng về một phía (cụ thể là Mỹ) trong các vấn đề của khu vực, đặc biệt liên quan tới tình hình Venezuela.
Cử tri Mexico đã quá chán nản với những lời hứa của các chính trị gia về việc cải thiện đời sống của người dân cũng như giảm tỉ lệ tội phạm trong suốt nhiều thập kỷ qua. Ảnh: csmonitor.com
Cử tri Mexico đã quá chán nản với những lời hứa của các chính trị gia về việc cải thiện đời sống của người dân cũng như giảm tỉ lệ tội phạm trong suốt nhiều thập kỷ qua. Ảnh: csmonitor.com 
Tuy nhiên, quan hệ Mexico - Mỹ vẫn được đánh giá là tồi tệ nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước kể từ khi ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ. Điều này có thể nhận thấy qua các diễn biến như đề xuất của Tổng thống Trump xây dựng bức tường dọc chiều dài biên giới với Mexico để ngăn dòng người nhập cư trái phép và nguồn ma túy từ các quốc gia Trung Mỹ đổ vào Mỹ, đồng thời yêu cầu Mexico phải thanh toán chi phí cho dự án này. Nhà Trắng cũng chỉ trích Mexico đã gần như “không làm gì” trong vấn đề người di cư trái phép đi qua nước này để tới biên giới chung với Mỹ.
Trong khi đó, Mexico luôn khẳng định sẽ không thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào cho việc xây bức tường biên giới chung, cũng như chính sách di trú của nước này thuộc phạm vi chủ quyền và không chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài.
Cùng với đó là những căng thẳng xung quanh quá trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA - gồm Mexico, Mỹ và Canada) với những yêu sách của Mỹ. Mới đây nhất là các biện pháp thuế quan của Mỹ áp dụng đối với mặt hàng nhôm và thép của Mexico khiến Mexico ngay lập tức phản ứng với các biện pháp trả đũa tương ứng với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Mỹ.
Theo Hiến pháp Mexico, tất cả các vị trí của chính quyền liên bang và địa phương, cũng như nghị sỹ của Quốc hội lưỡng viện đều không được tái cử. Cuộc bầu cử Tổng thống Mexico sẽ không có vòng hai và ứng cử viên nào giành số phiếu ủng hộ cao hơn sẽ thắng cử.
Cuộc chạy đua vào vị trí Tổng thống Mexico gồm 4 ứng cử viên: Andrés Manuel López Obrador đứng đầu liên minh cánh tả “Cùng nhau, chúng ta làm nên lịch sử”; Ricardo Anaya Cortés thuộc liên minh “Vì Mexico tiến lên”; Jose Antonio Meade Kuribreña thuộc liên minh “Tất cả vì Mexico”, và ứng cử viên độc lập- chính trị gia Jaime Rodriguez.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dự luận, ông López Obrador vẫn duy trì lợi thế dẫn đầu với trên 45% số cử tri ủng hộ, tiếp theo là ông Jose Antonio Meade Kuribreña (22%), Ricardo Anaya Cortés (21%) và Jaime Rodriguez (3%).
Ông Andrés Manuel López, 64 tuổi, được đánh giá là có cơ hội đắc cử cao với kinh nghiệm qua hai cuộc tổng tuyển cử năm 2006 và 2012. Trong thời gian giữ chức thị trưởng thủ đô Mexico City (2000 - 2005), ông đã có những thành công nhất định như giảm tỷ lệ tội phạm, thúc đẩy các chương trình xã hội cho người cao tuổi, chỉ số đầu tư xã hội tăng đáng kể... Cương lĩnh tranh cử của chính khách này có tên gọi “Proyecto 18” (Dự án 18) hay còn được hiểu là “Dự án thay thế của quốc gia”, trong đó tập trung vào các điểm chính sau: tăng cường tính hiệu quả của luật pháp và chống tham nhũng; xóa đói giảm nghèo; duy trì an ninh trật tự; chính sách tài chính chặt chẽ; phát triển bền vững và nâng cao mức sống; tái thiết quốc gia.
Qua hai lần tranh cử, có thể thấy tỷ lệ cử tri trung thành với ông luôn giữ ở mức trên dưới 30%. Với quá trình vận động người dân tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, tầng lớp dân nghèo (và tất nhiên trình độ dân trí thấp), đặc biệt trong một thế giới mà chủ nghĩa dân túy đang nổi lên, thì khả năng ông Obrador giành được sự ủng hộ của tầng lớp này là rất cao (hiện người nghèo chiếm tới 51% dân số Mexico). Tuy nhiên, tầng lớp này cũng rất dễ bị lung lay bởi những “món quà” thiết thực của các ứng cử viên khác.
Đương kim Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto. Ảnh: qz.com
Đương kim Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto. Ảnh: qz.com 
Ứng cử viên ở vị trí thứ 2 sau các kết quả thăm dò dư luận mới nhất là ông Jose Antonio Meade Kuribreña, 49 tuổi, người vừa vượt lên dẫn điểm trước ông Ricardo Anaya. Ông được đánh giá là một nhà kỹ trị, có kinh nghiệm chính trường khi đã đảm nhiệm tới 5 chức bộ trưởng trong các đời tổng thống trước.Ông Kuribreña được biết đến là “kiến trúc sư” của các chiến lược cải cách cấu trúc về mọi mặt của chính phủ của Tổng thống Peña Nieto. Do vậy, cương lĩnh tranh cử của ông là tiếp tục các chiến lược cải cách của chính quyền hiện tại và tập trung vào các vấn đề xã hội như chống tham nhũng, đảm bảo an ninh, đề cao quyền của phụ nữ, cải thiện giáo dục và chất lượng y tế.
Các nhà phân tích cho rằng ông Kuribreña được hậu thuẫn bởi một liên minh do PRI dẫn đầu với một bộ máy chính trị và số người ủng hộ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số gần 89 triệu công dân Mexico có đủ tư cách bỏ phiếu. Tuy nhiên, với việc uy tín của PRI đã suy giảm sau gần 6 năm cầm quyền và người dân cảm thấy thất vọng do nhiều thống đốc bang của đảng này dính dáng tới tham nhũng, trong khi vụ 43 sinh viên bị mất tích vẫn chưa được làm sáng tỏ…, ông sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giành được lá phiếu của cử tri.
Trong khi đó, ông Ricardo Anaya Cortés, 39 tuổi, trong suốt chiến dịch tranh cử đã tập trung vào các trụ cột liên quan tới nhiều vấn đề xã hội như đảm bảo quyền lợi và nâng cao thu nhập của người dân, quyền của người di cư Mexico, chống tham nhũng thông qua các cơ chế kê khai và minh bạch tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh số hóa nên nền kinh tế và chính phủ điện tử.
Các ứng cử viên tổng thống Mexico đều chia sẻ quan điểm chung về phương diện ngoại thương khi ủng hộ tự do thương mại, thúc đẩy đa dạng hóa thương mại thông qua tìm kiếm và mở rộng các thị trường tại Mỹ Latinh, Liên minh châu Âu (EU) và châu Á - Thái Bình Dương. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hai ứng cử viên Kuribreña và Cortés đều có chung quan điểm thúc đẩy một nền kinh tế mở, tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, qua đó tạo thêm nhiều việc làm. Trong khi đó, ông Andrés Manuel López cho rằng cần thúc đẩy nội lực, nâng cao năng suất lao động.
Trong suốt quá trình vận động tranh cử vừa qua, chính sách đối ngoại không được coi là ưu tiên của các ứng cử viên. Do vậy, nhiều khả năng chính sách đối ngoại của Mexico sẽ không có nhiều thay đổi trong nhiệm kỳ tổng thống 2018-2024.
Để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tới, các ứng cử viên phải tranh thủ được lá phiếu của những cử tri đang do dự (chiếm khoảng 25%) và đặc biệt là lực lượng cử tri trẻ hiện ở mức khoảng 25 triệu người .

15 ảnh màu ghi lại cuộc sống ở Mexico năm 1980

(Kiến Thức) - Dưới đây là 15 bức ảnh màu sống động ghi lại cuộc sống thường nhật ở Mexico năm 1980.

15 ảnh màu ghi lại cuộc sống ở Mexico năm 1980
15 anh mau ghi lai cuoc song o Mexico nam 1980
 Một nhà hàng ở Mexico năm 1980. Ảnh VT

Ngỡ ngàng cuộc sống người dân ở biên giới Mỹ-Mexico

(Kiến Thức) - Cuộc sống của những người dân sinh sống ở sát hàng rào biên giới Mỹ-Mexico được lột tả trong loạt ảnh của hãng thông tấn Reuters.

Ngỡ ngàng cuộc sống người dân ở biên giới Mỹ-Mexico
Ngo ngang cuoc song nguoi dan o bien gioi My-Mexico
 Ông Carlos Torres, một kiến trúc sư ở thành phố Tijuana của Mexico, sống trong một ngôi nhà nằm sát biên giới Mỹ-Mexico 3 thập kỷ qua. Bức tường biên giới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động đã được xây khởi động ở phía cuối vườn nhà ông. Ảnh Reuters

Biên giới Mỹ-Mexico trong 100 năm qua ảnh

(Kiến Thức) - Business Insider công bố những hình ảnh sơ khai ở biên giới Mỹ-Mexico từ cách đây chừng 100 năm.

Biên giới Mỹ-Mexico trong 100 năm qua ảnh
Bien gioi My-Mexico trong 100 nam qua anh
 Mỹ bắt đầu lập ra các đội tuần tra biên giới chính thức vào năm 1924 với mục đích đảm bảo an ninh khu vực biên giới Mỹ-Mexico. Trong bức ảnh dưới này, các binh sỹ biên phòng Mỹ đang lục soát công dân Mexico, những người muốn sang đất Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.